Giá trị dinh dưỡng và tính cân đối trong khẩu phần ăn

Một phần của tài liệu khẩu phần ăn thực tế của phụ nữ mang thai tại 2 xã thuộc huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012 (Trang 49 - 73)

Từ các bảng 3.5 đến 3.7 cho thấy KPA của PNMT 3 tháng cuối có sự cải thiện hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết các thành phần dinh dưỡng đều cao hơn so với khẩu phần của bà mẹ mang thai 3 tháng đầu hay 3 tháng giữa. Như vậy KPA của PNMT được ưu tiên hơn, đặc biệt là vào thời điểm 3 tháng cuối khi mà chế độ ăn của họ cần phải tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hơn nữa các bà mẹ cũng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá và các hải sản, thị gia súc/gia cầm, rau các loại, hoa quả, đường/bánh kẹo hơn hai nhóm còn lại và lượng ngũ cốc trong khẩu phần cao hơn hẳn. Do đó với một khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng thì mức đáp ứng NCKN của nhóm này cũng cao hơn. Tuy nhiên xét về mặt bằng chung thì KPA của các đối tượng nghiên cứu vẫn chưa đáp ứng được hầu hết nhu cầu của quá trình thai nghén. Cụ thể là:

- Năng lượng khẩu phần của nhóm bà mẹ mang thai đạt từ 1925,1kcal (PNMT 3 tháng đầu) đến 2354,0 kcal/người/ngày (PNMT 3 tháng cuối), tính trung bình là 2242,1kcal, cao hơn khẩu phần bình quân ở Tuyên Quang (2100kcal) , tương đương với khẩu phần ở Hòa Bình (2126kcal) tương ứng với PNMT 3 tháng giữa nhưng lại thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt và Lê Thị Hương tại Hà Nội năm 2009 (2510kcal) ứng với PNMT 3 tháng cuối . Tuy nhiên so sánh với NCKN cho PNMT thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể là PNMT 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối năng lượng mới đạt lần lượt là 89,4%, 87% và 89,5% NCKN. Như vậy trong nghiên cứu thì nhóm bà mẹ mang thai 3 tháng giữa mức năng lượng đáp ứng nhu cầu đạt thấp nhất trong khi ở giai đoạn này của thai kỳ thì nhu cầu về năng lượng phải tăng hơn so nhóm PNMT 3 tháng đầu. Bởi vì chế độ ăn của họ ít chịu ảnh hưởng nhất của đặc điểm sinh lý thai nghén như hiện tượng nghén trong quý đầu hay sự chèn ép của thai nhi trong 3 tháng cuối. Do vậy

với mức năng lượng như trên không thể đảm bảo năng lượng cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự tăng trưởng của bào thai.

- Protein trong khẩu phần là 91,6g/người/ngày. Lượng protein cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang năm 2010 (79,1g) và nghiên cứu của Huỳnh Nam Phương và Phạm Thị Thúy Hòa năm 2009 (77,6g) nhưng lại thấp hơn nghiên cứu tại Hà Nội năm 2009 (127g) . Tỷ lệ Pđv/Pts trung bình là 50% cao hơn ở đồng bằng sông Hồng (40%) . Tỷ lệ Pđv/Pts trong các thai kỳ lần lượt là ở nhóm PNMT 3 tháng đầu (56%), PNMT 3 tháng giữa (52,9%), PNMT 3 tháng cuối (49,2%). Tỷ lệ trên có xu hướng giảm trong nhóm bà mẹ mang thai 3 tháng đầu đến nhóm bà mẹ mang thai 3 tháng cuối nhưng vẫn vượt mức so với NCKN của viện dinh dưỡng (Pđv/Pts trong khoảng 30 – 35%). Như vậy bên cạnh nguồn protein từ thực vật (chủ yếu được lấy từ gạo, đậu phụ, lạc vừng/hạt có dầu…) thì nguồn cung cấp protein từ động vật (thịt, cá, tôm, trứng…) vẫn là chủ yếu, đặc biệt ở 3 tháng đầu lượng protein động vật chiếm 56% protein toàn phần điều này cũng tương ứng với mức độ tiêu thụ thịt, trứng, sữa cao ở nhóm PNMT 3 tháng đầu.

- Lượng lipid khẩu phần bình quân là 44,1g/người/ngày cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Mai tại Hải Phòng (26g) , cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang tại Tuyên Quang (32,3g) , cũng cao hơn so kết quả nghiên cứu tại Hòa Bình(38g) , và gần tương đương so với kết quả tại Hà Nội (46g) . Tuy nhiên so với NCKN của viện dinh dưỡng thì chỉ có nhóm PNMT 3 tháng đầu đạt NCKN còn nhóm PNMT 3 tháng giữa mới đạt 62 – 77,5% NCKN, nhóm PNMT 3 tháng cuối đạt 61,7 – 76,8% NCKN. Tỷ lệ Lđv/Lts trung bình là 76% cao hơn so với kết quả điều tra trung bình đầu người ở vùng đồng bằng sông Hồng (70%) . Tỷ lệ Lđv/Lts ở các thai kỳ là : ở nhóm PNMT 3 tháng đầu đạt 78,5%, ở nhóm PNMT 3 tháng giữa đạt 78,6% cao hơn nghiên cứu ở Hòa Bình (58,4%), nhóm PNMT 3 tháng cuối đạt 73,1% thấp hơn so với nghiên cứu KPA ở Tuyên Quang (74,1%). Tỷ lệ

này có giảm ở thai kỳ cuối của bà mẹ mang thai nhưng vẫn rất cao so với NCKN (≤ 60%). Như vậy lipid trong khẩu phần ăn vừa không đủ về số lượng lẫn không đảm bảo về chất lượng. Nguồn lipid động vật (được lấy từ mỡ lợn, thịt, cá..) chiếm đa số, gấp 3 lần nguồn cung cấp lipid từ thực vật. Về số lượng, khẩu phần lipid thấp hơn so với NCKN như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc tăng cân của PNMT, làm giảm dự trữ mỡ để chuẩn bị cho việc tạo sữa về sau, đồng thời làm giảm lượng hấp thụ một số vitamin tan trong dầu gây thiếu hụt một số vi chất cần thiết cho cơ thể. Do vậy việc bổ sung nguồn lipid thực vật như đậu đỗ, đậu phụ, lạc vừng/hạt có dầu… là cần thiết.

- Glucid trong KPA trung bình đạt 356g/người/ngày, thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang năm 2010 (375,9g) , trong đó lượng glucid khẩu phần ở nhóm có thai 3 tháng cuối là cao nhất (412,5g).

- Tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng trong KPA trung bình của các đối tượng nghiên cứu là Protein: Lipid: Glucid = 16,3: 17,7: 65,1. Tuy tỷ lệ này có cải thiện hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Mai ở Hải Phòng năm 2004 (P: L: G = 13,7: 11: 75,3) nhưng kém hơn nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt và Lê Thị Hương tại Hà Nội năm 2009 (P: L: G =21: 17: 62), nhưng so với NCKN là P: L: G = 12-14: 20-25: 60-65 thì % năng lượng do lipid cung cấp mới đạt 70,8 - 88,5% so với yêu cầu. Trong cả 3 nhóm PNMT, chỉ có tỷ lệ năng lượng ở nhóm PNMT 3 tháng đầu là đạt yêu cầu so với nhu cầu (Protein: Lipid: Glucid = 16,9: 22,2: 59,6), còn trong 2 nhóm còn lại năng lượng do chất béo so với tổng số năng lượng đều dưới 20%. Tỷ lệ này giảm dần sau các giai đoạn sau của quá trình thai nghén, tương đương với lượng lipid khẩu phần cũng giảm dần từ nhóm PNMT 3 tháng đầu đến nhóm PNMT 3 tháng cuối. Tỷ lệ P: L: G ở nhóm mang thai 3 tháng giữa tương ứng là 16,4: 17,9: 65,3 có cải thiện hơn so với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Nam Phương và Phạm Thị Thúy Hòa ở cùng nhóm đối

tượng (P: L: G = 14,8: 16,2: 69) và cũng cải thiện đáng kể so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang năm 2010 (P: L: G = 14,8: 14,1: 71,1).

- Vitamin và muối khoáng: Trong số các vitamin và khoáng chất thì chỉ có vitamin A và phốt pho là đáp ứng mức NCKN. Nguyên nhân cũng có thể là do PNMT ở đây ăn nhiều hoa quả đặc biệt là chuối, táo… Canxi chỉ đáp ứng ở nhóm bà mẹ mang thai 3 tháng giữa và lượng vitamin C đều cao hơn so với NCKN nhưng nếu áp dụng hệ số mất mát trong chế biến và bảo quản là 50% thì NCKN về vitamin C trong khẩu phần chưa đáp ứng mức đề nghị chung là 80mg/người/ngày. Điều này cũng phù hợp khi khẩu phần caroten bình quân là 4949,4mcg, thấp hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng sông Hồng (8140,5mcg). Hơn nữa theo các nghiên cứu gần đây, khi vào cơ thể tiền vitamin A sẽ được chuyển thành vitamin A (theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24: 1 đối với rau xanh) . Mà lượng rau xanh và hoa quả được sử dụng rất nhiều ở đây. Cho nên có thể thấy khẩu vitamin A đáp ứng NCKN trong khi khẩu phần vitamin C vẫn còn thiếu, còn các vitamin và muốn khoáng khác đều không đạt NCKN.

Về canxi trong khẩu phần trung bình 1166,9mg tương ứng với điều tra ban đầu của Lê Văn Minh tại Hà Nội năm 2009 (1117mg với PNMT 3 tháng cuối) . Khẩu phần canxi ở nhóm PNMT 3 tháng cuối bình quân là 1149,2mg, cao gấp 2,7 so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang tại Tuyên Quang (423,3mg) điều này cũng phù hợp khi được hỏi tần xuất tiêu thụ trứng, sữa và các sản phẩm chiếm tới 55% số người trả lời là sử dụng mỗi ngày. Và đạt 95,8% so với NCKN ở nhóm PNMT 3 tháng cuối.

Lượng sắt trong khẩu phần trung bình chỉ đạt 14,7mg/người/ngày nghĩa là mới chỉ đạt khoảng 33,4% so với NCK . Lượng sắt cũng tăng trong các thai kỳ: ở nhóm PNMT 3 tháng đầu bình quân là 13,0mg, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang năm 2010 (11,4mg) và chỉ mới đạt 29,3% so với NCKN; ở nhóm PNMT 3 tháng giữa thì lượng sắt là 13,9mg, cao hơn

so nghiên cứu của Huỳnh Nam Phương và Phạm Thị Thúy Hòa tại Hòa Bình năm 2009 (1,8mg) và nghiên cứu ban đầu của Lê Văn Minh tại Hà Nội năm 2009 (11mg) nhưng cũng mới chỉ đạt 31,3% so với NCNK; ở nhóm PNMT 3 tháng cuối khẩu phần sắt đạt 15,7mg, thấp hơn so với một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2009 (27,3mg) và chỉ đạt 35,4% NCKN. Như vậy tình trạng thiếu sắt sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai vì nó gây ra tình trạng thiếu máu dinh dưỡng thai kỳ. Theo kết quả nghiên cứu của viện dinh dưỡng tiến hành ở 6 tỉnh đại diện năm 2006, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 37,6% và phụ nữ không có thai là 26,7% . Cũng một nghiên cứu năm 2006 ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và có thai ở một số xã miền núi dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên cho thấy có 36,7% đối tượng thiếu máu, tỷ lệ phụ nữ có dự trữ sắt thấp tính chung là 65,1% trong đó mức dự trữ sắt cạn kiệt chiếm 39,3%, mức dự trữ sắt thấp chiếm 11,6%, mức dự trữ sắt khá thấp chiếm 49,1% . Nghiên cứu của Phan Bích Xuân, Nguyễn Xuân Ninh và công sự (2012) trên 793 phụ nữ mang thai tại bệnh viện phụ sản trung ương cho thấy tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai là 9,3%, tỷ lệ ferritin thấp(tỷ lệ dự trữ sắt thấp) là 35,7%, retinol huyết thanh thấp (tình trạng thiếu vitamin A) chiếm 13,8% và kẽm huyết thanh thấp là 61,4% . Nguyên nhân khẩu phần sắt ở đây thấp là do các bà mẹ mang thai không sử dụng nhiều các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như nội tạng động vật, cua đồng, tôm, thịt bò, mộc nhỉ, rau đay, rau rền, rau ngót… mà lại sử dụng nhiều thịt lợn, sữa, cá các loại, rau muống, rau bí, rau cải… là những thực phẩm nghèo sắt hơn.

Lượng vitamin B1 và PP trong KPA trung bình cao hơn so với so với điều tra của vùng đồng bằng sông Hồng (1,3mg so với 1,2mg và 15,2g so với 13,4mg). Trong các nhóm bà mẹ mang thai thì ở nhóm PNMT 3 tháng đầu lượng vitamin B1 đạt 1,1mg thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang năm 2010 (1,6mg) và cũng mới đáp ứng được 82,7% NCKN, tăng ở nhóm bà mẹ mang thai 3 giữa và 3 tháng cuối cùng đạt trung bình là

1,3mg cao hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Nam Phương và Phạm Thị Thúy Hòa tại Hòa Bình (1,0mg) và đạt 97,8% so với NCKN . Còn vitamin PP thì tăng từ nhóm PNMT 3 tháng đầu đến PNMT 3 tháng cuối và đạt 1 tỷ lệ khá cao so với nhu cầu NCKN (ở nhóm PNMT 3 tháng đầu đạt 90%, ở nhóm PNMT 3 tháng giữa đạt 93,7%, ở nhóm PNMT 3 tháng cuối đạt 98,1% so với NCKN).

Lượng vitamin B2 trong khẩu phần bình quân đạt 1,1mg, cao hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Xuân Mai năm 2004 tại Hải Phòng (0,5mg) và nghiên cứu Nguyễn Thị Quỳnh Trang tại Tuyên Quang năm 2010 (0,8mg) nhưng lại thấp hơn so với điều tra ban đầu của Lê Văn Minh năm 2009 tại Hà Nội (1,3mg với PNMT 3 tháng cuối) . Và không có sự thay đổi trong các thai kỳ.

- Tỷ số B1 (mg)/1000Kcal và PP (mg)/1000kcal đạt yêu cầu so với NCKN. Chỉ có B2 (mg)/1000kcal trong nhóm bà mẹ mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đạt 0,5mg đáp ứng 83,3% so với NCKN nhưng cũng cao hơn so với kết quả (0,4mg).

Như vậy KPA có sự khác nhau giữa các vùng sinh thái. KPA của PNMT cần bổ sung thêm chất béo (đặc biệt là các lipid thực vật) và các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng (canxi, sắt, vitamin nhóm B), và rõ ràng với một KPA thiếu sắt như vậy thì việc bổ sung viên sắt cho PNMT là cần thiết bắt buộc phải có. Về tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của PNMT tại 2 xã nói chung vẫn chưa cần đối. Đó cũng là một thực tế của nước ta đặc biệt ở vùng nông thôn, niềm núi khi mà mức thu nhập của hộ gia đình còn thấp, khả năng tự cung cấp đầy đủ các loại LTTP còn hạn chế cũng như tính sẵn có của một số loại thực phẩm nào đó tại địa phương quyết định. Vì vây KPA của PNMT phải kết hợp đa dạng nguồn LTTP, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình và thực tế địa phương.

KẾT LUẬN

Về khẩu phần ăn thực tế của PNMT tại 2 xã thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, tôi đưa ra những nhận xét như sau:

1. Về mức tiêu thụ lương thực thực phẩm: Gạo bình quân tiêu thụ 409,7g/người/ngày. Sau đó lá rau các loại, hoa quả rồi đến thịt các loại; trứng, sữa và các sản phẩm, cá và hải sản khác; đậu phụ; đường/bánh kẹo. Đặc biệt là đậu đỗ (6,5g); dầu, mỡ (4,6g) và lạc vừng/hạt có dầu (1,2g) tiêu thụ rất ít.

Tần suất sử dụng gạo ngày hàng là rất cao (99,2%). Tiếp đó là đến rau và hoa quả. Sữa và các phẩm phẩm cũng được sử dụng hàng ngày khá cao (55%). Thịt các loại, trứng và các sản phẩm, cá các loại cũng được sử dụng nhưng thưa dần.

2. Năng lượng khẩu phần đối với từng giai đoạn đều thiếu chỉ đạt từ 87,0 – 89,5% NCKN, trong đó lipid thấp nhất chỉ đạt hơn 60% so với NCKN, đặc biệt là trong 3 tháng cuối. Nguồn lipid động vật chiếm đa số, tỷ lệ lipid thực vật/ tổng số = 24%.

Tỷ lệ các chất sinh năng lượng Protein: Lipid: Glucid chưa cân đối (16,3: 17,7: 65,1). Tỷ lệ B1(mg)/1000Kcal và PP(mg)/1000kcal đạt yêu cầu. Còn tỷ lệ B2 (mg)/1000kcal đạt từ 83,3 – 100% so với NCKN.

Về vitamin và khoáng chất: Vitamin A và phốt pho là đạt nhu cầu khuyến nghị. Vitamin C theo lý thuyết đạt NCKN. Canxi đạt 97,2% NCKN, vitamin B1 đạt 97,8%, vitamin PP đạt 95,6%, vitamin B2 đạt 69,2%. Sắt chỉ đạt 33,1% NCKN.

Như vậy KPA thực tế của PNMT tại xã Nhật Tân và Lê Hồ thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam còn thiếu về số lượng và chưa cân đối về chất lượng.

KHUYẾN NGHỊ

1. Truyền thông giáo dục sức khỏe: Nâng cao kiến thức về lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, phù hợp với tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương và biết sử dụng đầy đủ và cân đối các nhóm thực phẩm. Khuyến khích các bà mẹ mang thai ăn nhiều hơn và ăn tăng cường các thực phẩm giàu lipid, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc thực vật như đậu đỗ, đậu phụ, lạc, vừng/hạt có dầu… đảm bảo mức năng lượng khẩu phần, đồng thời ăn tăng các thực phẩm giàu canxi và sắt như lòng đỏ trứng (gà, vịt), các nội tạng như tim, gan các động vật; tiết lợn luộc, mộc nhĩ, rau đay, rau rền, rau ngót…. Các loại hoa quả giàu vitamin C.

2. Khuyến khích các hộ gia đình xây dựng hệ sinh thái vườn – ao – chuồng tăng cường các thực phẩm sẵn có để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

3. Thực hiện việc uống viên sắt: Việc bổ sung sắt cần được tuyên truyền để thực hiện trước khi mang thai và bắt buộc trong cả quá trình mang thai. Tiếp tục triển khai các chương trình y tế quốc gia nhằm cung cấp các chế phẩm chứa sắt cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, PNMT và chương trình bổ sung vi chất (trong đó có sắt trong thực phẩm).

4. Cần có những nghiên cứu trên quy mô lớn hơn để xác định mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của PNMT. Để từ đó có những biện pháp can thiệp toàn diện dành cho PNMT.

HÀ NAM (9/2012)

Xã: Thôn: Ngày… tháng…..Năm……..

I. Thông tin chung

Một phần của tài liệu khẩu phần ăn thực tế của phụ nữ mang thai tại 2 xã thuộc huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012 (Trang 49 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w