Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm

Một phần của tài liệu khẩu phần ăn thực tế của phụ nữ mang thai tại 2 xã thuộc huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012 (Trang 31 - 35)

Biểu đồ 3.1: Tần suất sử dụng thực phẩm của PNMT

Nhận xét:

Nhìn vào từ dưới lên trên ta cũng thấy mức thay đổi sử dụng thực phẩm của PNMT cũng thưa dần. Từ việc dùng cơm, rau hàng ngày thì sữa và các sản phẩm, thịt gia súc/gia cầm, trứng và các sản phẩm của trứng cá (tôm/cua) các loại cũng ít dần.

Tần suất sử dụng ngũ cốc (gạo/ngô/mỳ) và rau các loại làm thức ăn hàng ngày chiếm tỷ lệ rất cao lần lượt chiếm tới 99,2% và 98,7%, tiếp đến là hoa quả (83,3%), sữa và các sản phẩm (55%), thịt gia súc/gia cầm (49,6%).

Tần suất sử dụng cá (tôm/cua) các loại và thịt gia súc/gia cầm từ 4-6 lần/tuần chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 41,7% và 31,7%, tiếp theo là trứng và các sản phẩm 26,7%.

Tỷ lệ các bà mẹ sử dụng trứng và các sản phẩm và cá (tôm/cua) các loại từ 1-3 lần/tháng chiếm tỷ cao lần lượt là 42,9% và 29,6%.

Số PNMT không ăn bao giờ sữa và các sản phẩm là cao (19,2%) trong bữa ăn hàng ngày.

Bảng 3.2: Mức tiêu thụ LTTP bình quân của PNMT (g/người/ngày)

STT Nhóm LTTP Khối lượng bình quân (g/người/ngày) (n=240) Giá trị trung bình SD 1 Gạo 409,7 133,9 2 Lương thực khác 24,5 45,4 3 Khoai củ 9,9 42,0 4 Đậu đỗ 6,5 31,3 5 Đậu phụ 29,1 59,1 6 Lạc, vừng/hạt có dầu 1,2 5,8

7 Rau - thân hoa lá 179,5 97,3

8 Rau - củ 26,0 59,5 9 Hoa quả 156,2 167,2 10 Đường/bánh kẹo 10,9 26,7 11 Dầu, mỡ 4,6 6,4 12 Thịt các loại 109,9 90,1 13 Trứng, Sữa 74,4 87,5 14 Cá 68,2 90,9 15 Hải sản khác 19,2 41,9 16 Nước chấm 5,4 5,9 Nhận xét: Mức tiêu thụ các nhóm thực phẩm của PNMT là:

Gạo là lương thực chính trong bữa ăn, được tiêu thụ 409,7g/người/ngày, các loại lương thực khác chủ yếu là các sản phẩm chế biến như phở, bún, miến, mỳ… được tiêu thụ 24,5g/ngày/người. Khoai củ thì được tiêu thụ 9,9g/người/ngày.

Thịt các loại tiêu thụ 109,9g/người/ngày. Cá tiêu thụ 68,2g/người/ngày, các hải sản khác như tôm, cua… tiêu thụ 19,2g/người/ngày. Lạc vừng và đậu đỗ là những thực phẩm giàu dinh dưỡng được tiêu thụ 6,5g/người/ngày với đậu đỗ và 1,2g/người/ngày với lạc vừng/hạt có dầu. Đậu phụ tiêu thụ bình quân là 29,1g/người/ngày.

Trứng, sữa được tiêu thụ bình quân là 74,4g/người/ngày.

Rau - thân hoa lá được tiêu thụ bình quân là 179,2g/ngày/người, rau - củ là 26g/người/ngày. Hoa quả các loại tiêu thụ là 156,2g/người/ngày, trong đó có chuối, táo, xoài được sử dụng nhiều nhất.

Đường/bánh kẹo tiêu thụ 10,9g/người/ngày, dầu mỡ tiêu thụ là 4,6g/người/ngày và nước chấm tiêu thụ là 5,4g/người/ngày.

Bảng 3.3: Mức tiêu thụ LTTP bình quân (g/người/ngày) theo tuổi thai

Nhóm LTTP Khối lượng bình quân (TB ± SD) Chung

3 tháng đầu (n =27) 3 tháng giữa (n =92) 3 tháng cuối (n =121) Gạo 313,4 ± 118,3 403,2 ± 134,9 435,2 ± 126,4 409,7 ± 133,9 Lương thực khác 29,6 ± 49,9 22,2 ± 40,5 24,7 ± 48,0 24,5 ± 45,4 Khoai củ 11,7 ± 40,2 9,35 ± 43,9 10,0 ± 41,2 9,9 ± 42,0 Đậu đỗ 15,6 ± 54,7 2,6 ± 9,0 7,5 ± 34,8 6,5 ± 31,3 Đậu phụ 34,8 ± 63,0 19,8 ± 53,5 34,9 ± 61,9 29,1 ± 59,1 Lạc,vừng/hạt có dầu 1,9 ± 6,8 0,8 ± 3,5 1,4 ± 6,87 1,2 ± 5,8

Rau - thân hoa lá 144,8± 86,0 161,8 ± 86,9 201,8 ±103,0 179,5 ± 97,3 Rau - củ 36,7 ± 66,3 29,5 ± 61,1 20,8 ± 56,6 26,0 ± 59,5 Hoa quả 141,3 ±155,0 132,7 ± 154,3 176,9 ± 178,0 156,2 ± 167,2 Đường/ bánh kẹo 7,8 ± 26,9 10,9 ± 26,1 11,9 ± 27,4 10,9 ± 26,7 Dầu, mỡ 5,1 ± 7,5 3,8 ± 4,7 5,0 ± 7,2 4,6 ± 6,4 Thịt các loại 121,2 ± 84,6 109,9 ± 88,6 106,2 ± 92,9 109,9 ± 90,1 Trứng, sữa và các sản phẩm 93,8 ± 82,5 76,8 ± 92,9 67,4 ± 83,8 74,4 ± 87,5 Cá 29,8 ± 60,9 62,2 ± 80,6 80,9 ± 101,0 68,2 ± 90,9 Hải sản khác 17,7 ± 30,8 20,3 ± 47,2 18,7 ± 40,1 19,2 ± 41,9 Nước chấm 3,8 ± 4,3 5,8 ± 5,9 5,4 ± 6,1 5,4 ± 5,9 Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy:

Gạo là LTTP chính được tiêu thụ nhiều nhất, lượng gạo trong khẩu phần ăn trung bình là 409,7g/người/ngày, tăng dần giữa các nhóm tuổi thai và đạt cao nhất là ở nhóm mang thai 3 tháng cuối (435,2g). Lương thực khác được tiêu thụ nhiều nhất vào nhóm PNMT 3 tháng đầu (29,6g) và thấp nhất ở nhóm PNMT 3 tháng giữa 22,2g. Khoai củ cũng thay đổi trong các thai kỳ và thấp nhất là ở nhóm PNMT 3 tháng giữa 9,35g và cao nhất ở thai kỳ thứ nhất.

Thịt các loại có xu hướng giảm trong các thai kỳ và đạt lần lượt là ở nhóm PNMT 3 tháng đầu đạt 121,2g, ở nhóm PNMT 3 tháng giữa đạt 109,9g và ở nhóm PNMT 3 tháng cuối đạt 106,2g. Trứng, sữa và các sản phẩm giảm giữa các thai kỳ và đạt cao nhất ở nhóm PNMT 3 tháng đầu 93,8g. Cá có xu hướng tăng giữa các thai kỳ từ 29,8g ở nhóm PNMT 3 tháng cuối và đạt cao nhất ở nhóm PNMT 3 tháng cuối (80,9g). Hải sản khác cũng đạt cao nhất ở nhóm PNMT 3 tháng cuối đạt 18,7g.

Lạc, vừng/hạt có dầu đạt cao nhất ở nhóm PNMT 3 tháng đầu 1,9g. Đậu phụ cũng thay đổi trong các thai kỳ và đạt cao nhất ở nhóm PNMT 3 tháng cuối 34,9g. Đậu đỗ có xu hướng giảm giữa trong các thai kỳ và đạt cao nhất ở nhóm PNMT 3 tháng đầu 15,6g.

Rau – thân hoa lá có xu hướng tăng giữa các thai kỳ lần lượt là ở nhóm PNMT 3 tháng đầu đạt 144,8g, ở nhóm PNMT 3 tháng giữa đạt 161,8g và cao nhất ở nhóm PNMT 3 tháng cuối đạt 201,8g. Rau - củ thì có xu hướng giảm lần lượt là ở nhóm PNMT 3 tháng đầu đạt cao nhất 36,7g, nhóm PNMT 3 tháng giữa đạt 29,5g và nhóm PNMT 3 tháng cuối đạt thấp nhất là 20,8. Hoa quả đạt cao nhất ở nhóm PNMT 3 tháng cuối đạt 176,9g và thấp nhất ở nhóm PNMT 3 tháng giữa 132,7g.

Dầu, mỡ đạt lần lượt đạt ở nhóm PNMT 3 tháng đầu là 5,1g, ở nhóm PHMT 2 tháng giữa là 3,8g và ở nhóm PNMT 3 tháng giữa là 5,0g. Nước chấm đạt cao nhất ở nhóm bà mẹ mang thai 3 tháng giữa (5,8g).

Một phần của tài liệu khẩu phần ăn thực tế của phụ nữ mang thai tại 2 xã thuộc huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w