.Hoạt động niêm yết và giao dịch của tráiphiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 001 (Trang 59)

Nhìn vào bảng chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các trái phiếu được niêm yết

đều là trái phiếu Chính Phủ, chiếm 99,3% thị trường. Tính đến năm 2004, TPDN

chỉ có trái phiếu của Ngân Hàng đầu tư phát triển Việt Nam được niêm yết với tổng số vốn huy động được 157,7 tỷ đồng chiếm 0,66% giá trị niêm yết.

Giao dịch trái phiếu trong thời gian từ 2003 đến nay chỉ tập trung vào các TPCP phát hành qua bảo lãnh, trong khi đó có rất nhiều loại trái phiếu phát hành qua đấu thầu tại Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM vẫn chưa có giá tham chiếu,

nghĩa là chưa một lần được giao dịch trên thị trường kể từ khi phát hành. Điều này bắt nguồn từ đặc thù của phương thức bảo lãnh phát hành là đa số các đơn vị tham gia mua sơ cấp và sau đó bán lại cho khách hàng. Tuy nhiên, việc luân chuyển TPCP cũng chỉ dừng lại sau khi bán lần một cho khách hàng, các giao dịch tiếp theo trên thị trường thứ cấp hầu như không tồn tại.

Bảng 2.9: Kết quả niêm yết trái phiếu thời kỳ 2000 - 2004

Năm Trái phiếu Chính phủ Trái phiếu doanh nghiệp Tổng cộng

Số lượng 3 2 5 Khối lượng 11.000.000 1.577.050 12.577.050 2000 Giá trị (1000đ) 1.100.000.000 157.705.000 1.257.705.000 Số lượng 13 13 Khối lượng 16.316.330 16.316.330 2001 Giá trị (1000đ) 1.631.633.000 1.631.633.000 Số lượng 23 23 Khối lượng 13.820.000 13.820.000 2002 Giá trị (1000đ) 1.382.000.000 1.382.000.000 Số lượng 61 61 Khối lượng 75.530.000 75.530.000 2003 Giá trị (1000đ) 7.553.000.000 7.553.000.000 Số lượng 104 104 Khối lượng 118.817.000 118.817.000 2004 Giá trị (1000đ) 11.881.700.000 11.881.700.000 Số lượng 204 2 206 Khối lượng 235.483.330 1.577.050 237.060.380 Luỹ kế đến hết 2004 Giá trị (1000đ) 23.548.333.000 157.705.000 23.706.038.000 Nguồn: Tổng hợp từ Hose

Tính đến nay, trên thị trường có 3 TPDN được niêm yết, cụ thể: Mã TP Tổ chức phát hành Kỳ hạn (năm) Lợi suất (%/năm) Ngày niêm yết Khối lượng niêm yết

VE061101 Tổng công ty điện lực VN 5 9.5 16/07/2007 9.000.000 VE061102 Tập đoàn điện lực VN 5 9.6 24/9/2007 6.000.000 PV060902 TCT tài chính dầu khí VN 3 9.05 12/07/2007 3.645.986 BID1 106 Ngân hàng đầu tư phát triển TP HCM 10 9.8 22/6/2006 11.886.310

BID1 206 Ngân hàng đầu tư phát triển TP HCM 15 10.2 22/6/2006 10.160.140

Nguồn: Tổng hợp từ HNX

Khối lượng cổ phiếu được giao dịch sôi động trong khi giao dịch trái phiếu thì bị bỏ quên. Cụ thể khối lượng giao dịch cổ phiếu tăng từ 115.269.570 cổ phiếu lên 2.426.317.101 cổ phiếu đạt 281.258,162 tỷ đồng so với 3.048,663 tỷ đồng năm

lượng giao dịch trên thị trường, quy mô giao dịch giảm so với năm 2005 chiếm 85,3%.

Khối lượng giao dịch 2005 2006 2007 Cổ phiếu 115.269.570 634.143.245 2.426.317.101 Trái phiếu 217.126.255 541.353.817 1.133.719.407

% khối lượng giao dịch

cổ phiếu, 34.7% cổ phiếu, 53.9% cổ phiếu, 68.2% trái phiếu, 65.3% trái phiếu, 46.1% trái phiếu, 31.8% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 2005 2006 2007 Giá trị giao dịch (Tỷ VND) 2005 2006 2007 Cổ phiếu 3048.663 39389.726 281258.162 Trái phiếu 22282.098 55175.275 117440.165 % giá trị giao dịch cổ phiếu, 12.0% cổ phiếu, 41.7% cổ phiếu, 70.5% trái phiếu, 88.0% trái phiếu, 58.3% trái phiếu, 29.5% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% 2005 2006 2007

2.2.3.3. Những ưu điểm của kênh huy động vốn thông qua việc phát hành trái

phiếu đối với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phát hành nợ để huy động vốn thay thế các nguồn tài trợ khác bởi lẻ việc phát hành trái phiếu có 3 ưu điểm nổi trội hơn so với vốn cổ phần:

o Tài trợ trái phiếu có thể tránh được tình trạng pha lỗng quyền sở hữu của các cổ đông trong công ty. Khi công ty cần thêm vốn để mở rộng hoạt động

sản xuất kinh doanh, việc phát hành thêm cổ phiếu đồng nghĩa với việc xuất hiện thêm những cổ đông mới của công ty. Sự xuất hiện thêm các cổ đông

mới sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đơng hiện hành, lợi ích của

họ sẽ bị chia sẽ. Trong khi đó, phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực chất có thể xem như là vay nợ trên thị trường, trên bảng tổng kết tài sản, sự phát triển không hề xảy ra đối với số cổ phần của chủ sở hữu mà chỉ xuất hiện trên khoản mục nợ.

o Vốn huy động bằng phát hành trái phiếu có mức chi phí thấp hơn nhiều so với vốn cổ phần. Hiện nay, nếu huy động vốn thông qua chào bán cổ phiếu doanh nghiệp thường hứa hẹn phải trả cổ tức khoảng 12-15 % /năm,thậm chí 20%/năm, muốn đảm bảo mức cổ tức này thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tối thiểu cũng phải đạt 20% vốn điều lệ. Trong khi đó chọn kênh huy

động vốn bằng trái phiếu, lãi phải trả cho trái chủ lớn nhất chỉ mất khoảng

10.5%/năm đối với kỳ hạn 5 năm.

o Với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể khai thác tác dụng của địn bẩy tài chính. Chi phí lãi trái phiếu tính trên số nợ vay mà cơng ty trả cho những người nắm giữ trái phiếu của công ty được trừ khỏi lợi nhuận của công ty trước khi tính thuế thu nhập.

Tuy nhiên kênh huy động vốn bằng phát hành trái phiếu được thay thế cho kênh huy động truyền thống chính là vay ngân hàng có nhiều ưu điểm vượt trội

hơn:

o Phát hành trái phiếu có 1 số đặc điểm nổi trội hơn xét trên các khía cạnh như quy mơ tài trợ, thời hạn, chi phí phát sinh, phạm vi người cho vay, khả năng chuyển nhượng và tính thanh khoản.

o Phát hành trái phiếu không bị hạn chế về quy mơ, tức là doanh nghiệp có thể thơng qua con đường này để huy động 1 số vốn lớn bất kì nào đó nếu có nhu cầu miễn là doanh nghiệp có phương án sử dụng vốn huy động 1 cách hợp lý, có tính khả thi và có khả năng hoàn trả lãi và gốc cho những người cho

vay. Ở phương thức đi vay ngân hàng, số vốn tối đa doanh nghiệp được vay lại phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng cho vay (mỗi ngân hàng chỉ được cho 1 doanh nghiệp vay số vốn không vượt quá 1 tỷ lệ % nhất định so với

vốn tự có của mình). Nếu nhu cầu vay của doanh nghiệp quá lớn, việc cho vay phải được tiến hành qua phương thức đồng tài trợ phức tạp hơn nhiều.

Hơn nữa các khoản vay ngân hàng cịn bị giới hạn bởi hạn mức tín dụng mà ngân hàng áp dụng cho 1 khách hàng, 1 ngành.

o Khơng chỉ có lợi thế vượt trội về quy mơ tài trợ, trái phiếu doanh nghiệp cịn

ưu điểm về thời hạn vay. Nếu các khoản vay ngân hàng thường là các khoản

vay ngắn hạn và có dạng “cuốn chiếu” (tức doanh nghiệp phải hồn trả xong món vay này thì mới vay tiếp món khác), ngồi ra cịn bị hạn chế bởi chính sách tín dụng của ngân hàng, ngược lại, trái phiếu doanh nghiệp lại rất đa

dạng về thời hạn (từ 1 năm trở lên) và cơng ty được hồn tồn tự do trong việc xác định yếu tố này.

o Phát hành trái phiếu cịn địi hỏi thời gian ít hơn so với thời gian đi vay. Hiện nay nhà nước rất ưu ái trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nên chỉ mất khoảng 6 đến 8 tuần doanh nghiệp có thể hoàn tất hồ sơ phát hành. Tuy nhiên, nếu đi vay ngân hàng hay phát hành cổ phần, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn cho khâu chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ.

o Tài trợ bằng trái phiếu có chi phí rẻ hơn so với ngân hàng. Nếu chọn phương án vay ngân hàng thì doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất bình quân 11-15%/ năm đối với khoản vay có kì hạn trên 1 năm. Trong khi đó doanh nghiệp chỉ phải trả cho trái chủ lớn nhất chỉ mất khoảng 10.5%/năm đối với kỳ hạn 5

năm. Đối với các cơng ty có uy tín với tiếng tăm tốt có thể vay vốn qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất thấp hơn vay ở ngân hàng do các công ty này đã có uy tín và cơng chúng đều đã quen thuộc.

o Có thể thấy rằng phát hành trái phiếu thường có tác dụng tốt hơn trong việc tài trợ những khoản vốn dài hạn, có quy mơ lớn, còn vay ngân hàng lại là phương pháp có ích khi tài trợ những khoản vốn ngắn hạn, có quy mơ nhỏ và

ổn định. Trên bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp, trái phiếu doanh

nghiệp thích hợp hơn trong việc tài trợ cho các tài sản cố định và các khoản

đầu tư dài hạn, trong khi vay ngân hàng lại thích hợp để hỗ trợ cho các tài

2.2.3.4. Những tồn tại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường TPDN đã có những bước phát triển, các doanh nghiệp đã có phần quan tâm hơn đến việc phát hành trái phiếu, góp phần giảm áp lực vay vốn từ các NHTM và tạo nguồn cung trái phiếu cho thị trường. Sau Nghị định 52/NĐ-CP, về

việc cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ, đã góp phần tạo thêm kênh huy động vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường TPDN vẫn còn nhiều tồn tại:

- Hiện nay mới có 2 văn bản ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu doanh

nghiệp, đó là Nghị định 52/2006/NĐ-CP quy định việc phát hành trái

phiếu riêng lẻ và Luật chứng khoán quy định việc phát hành trái phiếu ra công chúng.

- Mặc dù nhu cầu vay vốn để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp hiện cao, nhất là đối với những đơn vị có phạm vi hoạt động và quy mơ sản xuất lớn, song chính vì cịn được nhiều bao cấp trong tín dụng khiến các doanh nghiệp chưa lựa chọn trái phiếu như là một hình thức huy động vốn hiệu quả. Thực tế thời gian qua, việc huy động vốn nợ của DN chủ yếu vẫn thực hiện thơng qua kênh chính là TPCP. Chính phủ đứng ra phát hành TP, huy động vốn trong dân cư rồi lại "rót" ngược lại cho DN. Quy trình này vừa phức tạp lại tốn kém cả về thời gian, chi phí, trong khi nhiều DN lớn, có uy tín như Vinashin, EVN... có thể tự mình huy động vốn từ nguồn này.

- Thị trường với quy mô nhỏ, chủ yếu cũng chỉ là trái phiếu của các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp đầu ngành và trái phiếu của các NHTM. Đến nay cũng chỉ có 4 TPDN (trong đó ngân hàng chiếm 2) được niêm

yết tại các TTGDCK.

- Hoạt động vay vốn trực tiếp từ thị trường trái phiếu của các doanh

nghiệp vẫn còn khiêm tốn so với vay vốn ngân hàng thơng qua kênh tín dụng ngân hàng. Nhu cầu vốn đối với các doanh nghiệp là rất lớn nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được với hình thức huy động vốn

qua phát hành trái phiếu. Thị trường TPDN chưa có cơ sở để xác định lãi suất phát hành, thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, tâm lý e ngại về vấn đề minh bạch hoá thông tin của các doanh nghiệp là rào cản cho sự phát triển thị trường TPDN.

- Việc áp dụng trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam, làm đa dạng hàng hóa

trên thị trường, tuy nhiên trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam có một số đặc thù khác với thông lệ trên thế giới. Sự nhận thức chưa đồng đều của

các nhà đầu tư cá nhân và sự thiếu minh bạch đang phát sinh một số vấn

đề rắc rối về trái phiếu chuyển đổi và ảnh hưởng quyền lợi của nhà đầu

tư.

- Giao dịch TPDN hầu như chưa phát triển, các nhà đầu tư mua và giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn để hưởng lãi. Vì vậy hàng hóa trên thị trường lại càng ít. Nhà đầu tư thường mua trái phiếu chuyển đổi chờ chuyển đổi thành cổ phiếu và chỉ giao dịch sôi động trong thời gian trước thời điểm

chuyển đổi. Tình hình giao dịch diễn ra tẻ nhạt do các nhà đầu tư không quan tâm nhiều, tính thanh khoản của trái phiếu này càng thấp dẫn đến

trái phiếu kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư từ đó tạo tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi cân nhắc lựa chọn phương án tài trợ vốn. Đây chính là vịng lẩn quẩn mà thực tế vẫn chưa tháo gỡ được.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM.

2.3.1. Ưu điểm:

• Đối với trái phiếu chính phủ :

Nhìn chung, thị trường TPCP đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Phát hành TPCP đã trở thành kênh huy động vốn hiệu quả. Giá trị TPCP huy động được

đã tăng qua các năm, số lượng, kỳ hạn TPCP đã được đa dạng hơn; đặc biệt là năm

2007, Chính phủ đã tổ chức phát hành trái phiếu theo lô lớn để tăng tính thanh

khoản làm cho tình hình giao dịch TPCP tăng lên đáng kể. Qua thực tế phát hành TPCP lô lớn sẽ giảm số lượng các loại TPCP lưu hành trên thị trường, giúp các nhà

đầu tư cũng như các tổ chức trung gian dễ theo dõi, nắm bắt diễn biến về giá của

các loại TPCP. Ðây là cơ sở cho việc đặt giá mua, bán. Mặt khác, với khối lượng phát hành lớn đã tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu một loại trái phiếu, làm cho tính thanh khoản của trái phiếu tăng lên, từ đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và Chính phủ có thể huy động một khối lượng vốn lớn cho NSNN.

Phương thức đấu thầu trái phiếu qua TTCK đã được áp dụng theo thông lệ quốc tế và cũng đã gặt hái kết quả đáng khích lệ. Đối tượng tham gia thị trường cũng ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đã làm

cho nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong giao dịch, đã tác động tích cực đến hoạt động giao dịch trái phiếu.

• Đối với trái phiếu chính quyền địa phương :

Nhìn chung thị trường TPCQĐP trong thời gian qua đã tạo ra kênh huy động vốn hữu hiệu cho NSNN, đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội

của một số địa phương. Một số địa phương đã huy động được một lượng vốn tạm

thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, mở rộng thực hiện các dự án đầu tư của địa phương, góp phần làm giảm căng thẳng thiếu hụt ngân sách. Phát hành TPCQĐP làm tăng nguồn vốn đầu tư trong dài hạn, cơ cấu nợ chuyển dần từ ngắn hạn sang dài hạn,

phù hợp với diễn tiến nền kinh tế thị trường và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển

của địa phương. Ngồi ra, thơng qua việc mở rộng phát hành TPCQĐP, đã cung cấp thêm một lượng hàng hóa cho TTCK Việt Nam, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

• Đối với trái phiếu doanh nghiệp:

Thị trường TPDN đã có những bước phát triển, các doanh nghiệp đã có phần quan tâm hơn đến việc phát hành trái phiếu, góp phần giảm áp lực vay vốn từ các NHTM và tạo nguồn cung trái phiếu cho thị trường. Sau Nghị định 52/NĐ-CP, về

việc cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ, đã góp phần tạo thêm kênh huy động vốn cho doanh nghiệp.

2.3.2. Tồn tại :

Thứ nhất: Quy mơ nhỏ, thanh khoản thấp: Thị trường trái phiếu Việt Nam có

quy mô quá nhỏ. Chủ yếu TPCP đang ''thống lĩnh'' thị trường, trong khi trái phiếu của các DN phát hành rất hạn chế. Tính thanh khoản của các loại trái phiếu còn thấp.

Thị trường TPCP thiếu một cơ chế giao dịch có khả năng cung cấp thanh khoản cho các TPCP như các nhà tạo lập thị trường, hợp đồng mua lại. TPCP phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết lớn, trong khi những người nắm giữ TPCP trên thị trường sơ cấp là các nhà đầu tư có tổ chức (trừ các đợt phát hành riêng lẻ qua hệ thống Kho bạc). Nhu cầu giao dịch phát sinh là các giao dịch lớn và ít mang tính tương thích thời điểm, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu.

Về năng lực hệ thống giao dịch, trái phiếu hiện được niêm yết theo giá và áp dụng nguyên tắc đấu giá giống như cổ phiếu (ưu tiên về giá, ưu tiên về thời gian), không áp dụng biên độ dao động giá. Tuy nhiên, cổ phiếu và trái phiếu là hai loại hàng hóa có đặc điểm và tính chất hồn toàn khác nhau, việc áp dụng giao dịch trái phiếu và cổ phiếu như nhau trên cùng một hệ thống giao dịch tại Trung tâm Giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 001 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)