7. Các kết quả kỳ vọng của luận văn
2.1. Cơ chế đại diện CSHvốn nhà nƣớc thông qua bộ quản lý ngành
2.1.2.3. Những hệ lụy nảy sinh khi bộ chủ quản thực hiện đồng thời hai chức
quản lý nhà nước đối với DNNN
(1) Trách nhiệm giải trình khơng rõ
Theo quy định, những quyết định quan trọng của DNNN lớn (chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh dài hạn, mơ hình tổ chức, nhân sự cấp cao...) đều cần sự phê
duyệt của cấp bộ, hoặc cấp cao hơn, nên trong trƣờng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém, việc xác định trách nhiệm rất khó khăn. Theo TS. Nguyễn Văn Huy3: “thực tế đã có trƣờng hợp doanh nghiệp đầu tƣ khơng hiệu quả, song vì quyết định đầu tƣ đó đã đƣợc Thủ tƣớng phê chuẩn, nên Chính phủ khó có thể yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm về kết quả đầu tƣ”.
(2) Dễ xảy ra tình trạng “thiên vị” và ”lựa chọn ngược”
Với sự song hành hai chức năng trong một chủ thể, trong nhiều trƣờng hợp làm cho việc quản lý nhà nƣớc trở nên “thiên vị” và cả sự “lựa chọn ngƣợc”. Nhờ giỏi “chạy chọt” mà Công ty tiếp thị đã đƣợc “chỉ định” thực hiện tới 9 dự án xây dựng, bất động sản, trong đó có 2 dự án nhóm A (do Thủ tƣớng phê duyệt) và 7 dự án nhóm C (do Bộ trƣởng phê duyệt). Hay ví dụ khác về các dự án đầu cơ đất dƣới dạng sân golf “trá hình”4. Nhiều dự án này đƣợc lấy từ đất ruộng lúa của nông dân, nhƣng sau đó lại bỏ trống để “đợi” các dự án làm đƣờng, khu du lịch. Trong khi đó, TS. Vũ Văn Thân5
cho biết: “nếu giao cho các doanh nghiệp tƣ nhân, tiềm năng mảnh đất đó sẽ đƣợc tận dụng khai thác một cách tối ƣu nhất nhằm thu hồi các khoản vốn đã đầu tƣ”. Hay ví dụ về các doanh nghiệp “sân sau” của PMU18 thuộc Bộ GTVT đƣợc thành lập để thực hiện các dự án mà Bộ đƣợc giao làm chủ đầu tƣ chính là những “ƣu ái” mà khu vực tƣ nhân không thể cạnh tranh, bởi ở đây việc đấu thầu, kể cả tƣ vấn giám sát đối với các dự án phải cơng khai chỉ mang tính hình thức.
3 Xem Phụ lục 1
4
Từ năm 1992 đến ngày 20/6/2008, cả nƣớc đã có 78 dự án có mục tiêu kinh doanh dân golf đã dƣợc cấp Giấy phép đầu tƣ với tổng số vốn đầu tƣ là 13,3 tỷ USD. Trong số này có 13 dự án chỉ làm sân golf, số còn lại có mục tiêu kinh doanh bất động sản sân golf trong các khu du lịch phức hợp, du lịch sinh thái, khu đơ thị.Tổng diện tích đất sử dụng hơn 26,17 nghìn hecta, riêng diện tích đất cho sân golf khoảng 8 nghìn hecta; diện tích đất nơng nghiệp sử dụng cho xây dựng các dự án sân golf gần 6 nghìn hecta, trong đó chuyển đổi hơn 1,63 nghìn hecta đất trồng lúa. (Nguồn: tuần vietnamnet [24])
5