Sự cần thiết phải tái cấu trúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng và trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động (Trang 43 - 52)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA TRUNG TÂM CH-PHCN VÀ TRUNG TÂM CH-PHCN TTTVĐ

2.5. Sự cần thiết phải tái cấu trúc.

Từ những phân tích nêu trên, việc tổ chức lại Trung tâm CH PHCN và Trung tâm CH PHCN TTTVĐ là một thực tế đặt ra cho các nhà quản lý cũng như Bộ chủ quản của hai Trung tâm này. Vấn đề ở đây là chúng ta trả lời cho câu hỏi tại sao phải tái cấu trúc đồng thời cả hai Trung tâm như vậy. Việc làm này dựa trên cơ sở nào, điều kiện hiện nay của hai Trung tâm có cho phép hay khơng và nó mang lại lợi ích gì ?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta xem xét vấn đề tái cấu trúc đồng thời cả hai Trung tâm để trở thành Bệnh viện dưới ba góc độ là sự phù hợp của nó với nhu cầu khách quan của xã hội, với năng lực đáp ứng của hai Trung tâm và với chủ trương của Bộ chủ quản cũng như của Chính phủ.

Ở góc độ đáp ứng địi hỏi khách quan của xã hội, từ kinh nghiệm của các nước

phát triển đi trước chúng ta cũng như đòi hỏi thực tế hiện nay ở Việt Nam, bệnh nhân ngày nay đòi hỏi bệnh viện đáp ứng các nhu cầu cơ bản như chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, có năng lực về chun mơn, có năng lực cơng nghệ, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu nghĩ dưỡng và các nhu cầu về dịch vụ phi y tế khác.

Thứ nhất là về nhu cầu chẩn đoán và ra quyết định điều trị nhanh. Nhu cầu

này ban đầu xuất phát từ những bệnh nhân ở các Tỉnh xa về các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh để khám chữa bệnh. Bệnh nhân muốn được khám và biết kết quả về bệnh tật của mình ngay trong ngày. Bệnh nhân khơng muốn chờ đợi phải lưu lại khách sạn hay nhà người quen nhiều bất tiện. Ngày nay không chỉ những bệnh nhân ở các Tỉnh xa mà hầu hết bệnh nhân đều có nhu cầu này. Từ địi hỏi này, gần đây chúng ta nhận thấy thường xuyên xuất hiện cụm từ “ bệnh viện trong ngày” trên các mẫu quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh. Để làm được điều này các bệnh viện chuyên khoa cần phải có đầy đủ các hoạt động cận lâm sàn phụ vụ cho việc khám và chẩn đoán bệnh. Tái cấu trúc đồng thời hai Trung tâm tạo ra thuận lợi về

nhân lực cũng như vật lực để thực hiện đầy đủ các chẩn đoán cần thiết đáp ứng cho nhu cầu này.

Thứ hai là yêu cầu về năng lực chuyên môn cao. Dịch vụ y tế là loại dịch vụ

mà yếu tố giá cả khơng có nhiều ý nghĩa trong quyết định của khách hàng. Một khi đối diện với bệnh tật, phần lớn bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân muốn được chẩn đốn và điều trị chính xác, chi phí khơng phải là vấn đề quyết định. Cái mà bệnh nhân cần lúc này là chất lượng khám và điều trị của bệnh viện. Năng lực chuyên môn của bệnh viện quyết định việc bệnh nhân tìm đến bệnh viện. Thực tế bệnh nhân từ các Tỉnh xa đổ về các thành phố lớn với nhiều tốn kém để khám và điều trị bệnh đã lý giải cho điều này. Việc tái cấu trúc nguồn nhân lực của cả hai Trung tâm sẽ làm cho năng lực chuyên môn của nguồn nhân lực nâng lên rất nhiều.

Thứ ba là năng lực thiết bị công nghệ. Với tốc độ phát triển của khoa học

cơng nghệ như ngày nay địi hỏi các bệnh viện phải liên tục nâng cấp, đổi mới thiết bị công nghệ mới đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị của bệnh nhân. Trong lĩnh vực Y tế, thiết bị và cơng nghệ ngày càng có vai trị quan trọng trong việc chẩn đoán và trị bệnh. CH PHCN là một chuyên khoa sâu, cho nên ý nghĩa quyết định của thiết bị và công nghệ càng được nhấn mạnh. Thực tế đặc ra cho hai Trung tâm phải tái cấu trúc nâng cao năng lực thiết bị cơng nghệ của mình mới đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân

Thứ tư là thương hiệu. Chúng ta thừa nhận rằng tinh thần góp phần khơng

nhỏ vào kết quả điều trị bệnh tật. Niềm tin vào thương hiệu quyết định sự lựa chọn tìm đến bệnh viện của bệnh nhân. Đối tượng của bệnh viện CH PHCN phần lớn là những người tàn tật. Xây dựng thương hiệu cho bệnh viện trong chuyên khoa này là nhu cầu cấp bách đặt ra cho cả hai Trung tâm trong nổ lực tái cấu trúc của mình.

Thứ năm là nhu cầu nghỉ dưỡng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Ở

các nước phát triển nhu cầu này đã có từ lâu. Ở Việt Nam chúng ta cũng bắt đầu xuất hiện nhu cầu này. Trên thị trường cũng đã xuất hiện một số bệnh viện hướng

đến đáp ứng nhu cầu này như Bệnh viện tư nhân Vũ Anh, Quận Gị Vấp Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nhu cầu kết hợp điều trị bệnh với nghỉ dưỡng. Nhu cầu này đã được thương mại hóa với cụm từ “ bệnh viện khách sạn”. Chuyên khoa CH PHCN địi hỏi bệnh nhân phải có thời gian điều trị dài ngày hơn các chuyên khoa khác. Chính vì vậy bệnh nhân lưu lại ở bệnh viện lâu hơn, nên nhu cầu này càng cần thiết hơn. Tái cấu trúc đồng thời hai Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi lớn về mặt bằng, nhân lực …. để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nêu trên.

Cuối cùng là các dịch vụ phi y tế. Đây là các dịch vụ khơng mang tính chất y

tế nhưng cần thiết phục vụ cho quá trình điều trị cũng nhu góp phần nâng cao chất lượng điều trị của bệnh nhân. Các dịch vụ này gồm có dịch vụ vệ sinh, ăn uống, thơng tin, vui chơi giải trí … và cả làm việc trong thời gian điều trị. Thơng thường chỉ có những bệnh viện có quy mơ đủ lớn mới cung cấp tốt các dịch vụ này.

Ở góc độ phù hợp với khả năng đáp ứng cho tái cấu trúc của các Trung tâm.

Để phát huy hết năng lực, chúng ta xem xét khả năng đáp ứng về nhiều mặt của các trung tâm như chiến lược, chuyên môn, khả năng hợp tác quốc tế, năng lực tài chính và nguồn lực vật chất khác.

Thứ nhất là đòi hỏi của chiến lược tập trung mà các Trung tâm đã lựa chọn.

Các Trung tâm đã theo đuổi chiến lược tập trung vào chi phí thấp và khác biệt. Thực tế hoạt động của các Trung tâm cho thấy lợi thế khác biệt được duy trì nhờ vào yếu tố độc quyền phục vụ đối tượng là thương binh và người tàn tật mà Bộ LĐTBXH dành cho các Trung tâm. Tuy nhiên kể từ khi chính sách cho các đối tượng này được tiền tệ hóa, các Trung tâm khơng cịn có được lợi thế này nữa. Và cũng chính từ đây khả năng thực hiện chiến lược tập trung chi phí thấp của từng Trung tâm bắt đầu bộc lộ yếu kém. Các Trung tâm được độc quyền phục vụ nhóm đối tượng là thương binh và người tàn tật trong một thời gian dài. Điều này làm cho từng Trung tâm khơng có khả năng cắt giảm chi phí đầu vào để cạnh tranh. Và giờ đây khi mà các Trung tâm

phải tự cạnh tranh để tồn tại trong cơ chế thị trường, thì giải pháp tái cấu trúc, đồng thời hai Trung tâm thành Bệnh viện là lự chọn phù hợp với khả năng của cả hai. Chỉ có giải pháp này thì cả hai Trung tâm mới có đủ năng lực về con người cũng như vật chất để theo đuổi chiến lược của mình.

Thứ hai là khả năng đáp ứng yêu cầu về chuyên môn của các Trung tâm.

Nhu chúng ta biết hiện nay chuyên ngành PHCN chưa phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, các bệnh viện tuyến tỉnh trở lên đều thành lập khoa PHCN. Tuiy nhiên nhiều năm qua kể từ khi thành lập, các khoa PHCN ở các bệnh viện thuộc ngành Y tế hầu như không phát triển. Phần lớn các khoa này khơng có gường lưu bệnh, chỉ tập phục hồi cho bệnh nhân ngoại trú. Trong khi đó, Bộ LĐTBXH lại quản lý các Trung tâm CH PHCN. Ở các Trung tâm này chuyên khoa PHCN phát triển khá hoàn chỉnh nhằm phục vụ cho các đối tượng thương binh, người tàn tật. Mặc dù có nhiều nỗ lực thơng qua bắt buộc các bệnh viện lớn thuộc ngành Y tế phải có khoa PHCN, nhưng cho đến nay lĩnh vực PHCN vẫn là một thế mạnh của Bộ LĐTBXH. Với mơ hình Trung tâm CH PHCN, Bộ LĐTBXH đã kết hợp PHCN với phẩu thuật chỉnh hình và sản xuất cung cấp DCCH. Đây là mơ hình khá hồn chỉnh và độc đáo.

Thứ ba là năng lực hợp tác quốc tế. Đây là một lợi thế rất mạnh mà các

Trung tâm CH PHCN thuộc Bộ LĐTBXH có được sau hơn 30 năm làm việc với các tổ chức quốc tế. Hầu hết các tổ chức quốc tế kể cả tổ chức của các chính phủ hay tổ chức phi chính phủ đến hoạt động trợ giúp từ thiện tại Việt Nam đều thông qua Bộ LĐTBXH. Các dự án trợ giúp CH PHCN đều dành cho người tàn tật. Vụ quan hệ quốc tế thuộc Bộ LĐTBXH là nơi điều phối các dự án này về các Trung tâm CH PHCN thuộc Bộ. Các Trung tâm CH PHCN là nơi tiếp nhận, trực tiếp phối hợp triển khai thực hiện dự án cùng với đối tác quốc tế. Chính vì vậy sau hơn 30 năm hoạt động, các Trung tâm CH PHCN có nhiều quan hệ cũng như kinh nghiệp tìm kiếm và tranh thủ khai thác sự hợp tác trợ giúp từ các tổ chức quốc tế. Đây là một thế mạnh

của các Trung tâm CH PHCN thuộc Bộ LĐTBXH so với các bệnh viện thuộc các thành phần kinh tế khác. Và đây cũng là điều kiện góp phần quyết định tái cấu trúc thành cơng.

Thứ tư là năng lực tài chính mà đặc biệt là nguồn đầu tư. UBND Thành phố

Hồ Chí Minh đã có quyết định cấp một khu đất rộng 21.000m2 tại địa chỉ 621 Phạm Văn Chí, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng và di dời Trung tâm đến địa chỉ trên. Theo đó UBND Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm cấp tồn bộ kinh phí cho quy hoạch, đầu tư xây dựng phục vụ cho q trình di dời. Tổng dự tốn dự án này là khoảng 100 tỷ đồng. Hơn nữa Bộ LĐTBXH cũng có quyết định cho phép Trung tâm CH PHCN TTTVĐ đầu tư nâng cấp Trung tâm, đầu tư mới trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu chuyên môn của chuyên khoa sâu về CH PHCN. Theo khái toán ban đầu, tổng mức đầu tư vào khoảng 80 tỷ đồng. Như vậy riêng hai nguồn tài chính này cũng đã đủ nguồn vốn đầu tư cho tái cấu trúc các Trung tâm. Vấn đề còn lại của các Trung tâm là tìm kiếm nguồn tài chính cho việc đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng thương hiệu. Và vấn đề này hoàn toàn nằm trong khả năng của các Trung tâm, sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3 phần giải pháp tài chính.

Thứ năm là cơ sở vật chất, đất đai. Với chủ trương hiện nay là không cho

phép xây dựng trung tâm y tế, bệnh viện mới trong khu vực nội thành, thì việc các Trung tâm CH PHCN nắm giữ hai khu đất, một có diện tích 16.338m2 tại mặt đường Lý Thường Kiệt, Tân Bình , Thành phố Hồ Chí Minh, và một có diện tích 21.000m2 tại mặt đường Phạm Văn Chí, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh là một lợi thế mà ít có bệnh viện chuyên khoa nào có được. Vấn đề ở đây là hai Trung tâm phải có giải pháp phù hợp nhằm khai thác lợi thế này cho qúa trình tái cấu trúc của mình cũng như khả năng cạnh tranh lâu dài sau tái cấu trúc.

Và cuối cùng, ở một góc độ xem xét khác, sự xuống cấp nghiêm trọng của cơ

tiếp tục duy trì hoạt động của mình một cách liên tục và hiệu quả. Mức độ xuống cấp cơ sở nhà cửa hiện nay buộc các Trung tâm phải đầu tư xây mới hoàn toàn. Không tái cấu trúc đồng thời hai Trung tâm thành Bệnh viện mà mỗi Trung tâm tiến hành độc lập thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của mỗi Trung tâm. Trong thời gian thi cơng xây dựng thì cả hai Trung tâm đều khơng thể hoạt động bình thường được. Trong khi đó hoạt động của các Trung tâm không thể ngưng trệ trong thời gian thi công kéo dài từ 2 đến 3 năm. Giải pháp tái cấu trúc cả hai Trung tâm thành Bệnh viện là phù hợp với thực trạng của cả hai.

Ở góc độ phù hợp với chủ trương của Bộ chủ quản cũng như của Chính phủ, tái cấu trúc đồng thời hai Trung tâm thành Bệnh viện là giải pháp phù hợp

hiện nay. Chúng ta lần lượt xem xét sự phù hợp của giải pháp tái cấu trúc cả hai Trung tâm với các chủ trương và chính sách sau:

Chủ trương xã hội hóa cơng tác chăm sóc y tế trong đó có chăm só y tế cho các đối tượng chính sách xã hội.

Chủ trương tự chủ, giảm gánh nặng chi tiêu ngân sách quốc gia. Chủ trương tiền tệ hóa các chính sách cho các đối tượng xã hội. Quy hoạch ngành CH PHCN của Bộ chủ quản.

Thứ nhất là chủ trương xã hội hóa cơng tác chăm sóc y tế trong đó có cơng

tác chăm sóc y tế cho các đối tượng xã hội. Một khi công tác chăm sóc y tế cho người tàn tật được xã hội hóa, thì ở một mức độ nào đó được hiểu rằng người tàn tật cũng có trách nhiệm thanh tốn các chi phí cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Như vậy người tàn tật vẫn phải có trách nhiệm thanh tốn các chi phí y tế khi tiếp cận. Và đi đôi với trách nhiệm này, người tàn tật có quyền yêu cầu các dịch vụ y tế chất lượng cao. Việc Bệnh viện tư nhân chuyên khoa CH PHCN ITO Sài Gòn ra đời và được thị trường chấp nhận là một ví dụ chứng minh cho điều này. Với chủ trương xã

hội hóa cơng tác chăm sóc y tế cho người tàn tật buộc các Trung tâm CH PHCN cần phải thay đổi cho phù hợp với cơ chế mới của thị trường.

Thứ hai là chủ trương tự chủ, giảm gánh nặng chi tiêu cho ngân sách quốc

gia. Nghị định 43 của Chính phủ ra đời thay cho Nghị định 10 của Chính phủ, tiếp tục mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Các Trung tâm CH PHCN cũng là đối tượng thực hiện chủ trương này. Trung tâm CH PHCN TP.HCM và Trung tâm CH PHCN TTTVĐ đều là những đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần. Tuy nhiên đây chỉ là giai đoạn chuyển tiếp từ tự chủ một phần sang tự chủ hồn tồn vì đối tượng phục vụ của các Trung tâm này không phải là đối tượng được miễn giảm chi phí chăm sóc y tế. Vấn đề trao quyền tự chủ hồn tồn cho các Trung tâm CH PHCN chỉ cịn là vấn đề thời gian. Các Trung tâm này cần phải được tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới có thể tiếp tục tồn tại trong cơ chế tự chủ hoàn toàn, cơ chế thị trường.

Thứ ba là chủ trương tiền tệ hóa các chính sách cho các đối tượng xã hội.

Trước đây các đối tượng như thương binh, người có cơng với cách mạng được khám và điều trị miễn phí tại các Trung tâm CH PHCN. Hiện nay chính sách chăm sóc y tế miễn phí này đã được tiền tệ hóa. Theo đó các đối tượng được nhận tiền chăm sóc y tế và có quyền lựa chọn nơi điều trị. Với chính sách này các Trung tâm CH PHCN khơng cịn độc quyền phục vụ cho các đối tượng xã hội như trước đây. Để tồn tại, các Trung tâm CH PHCN phải tham gia cạnh tranh cùng các bệnh viện thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Chính vì vậy tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh là lực chọn phù hợp với các Trung tâm hiện nay.

Cuối cùng là quy hoạch của Ngành CH PHCN thuộc Bộ LĐTBXH. Theo quy

hoạch, Ngành CH PHCN thuộc Bộ LĐTBXH hướng đến cả nước chỉ còn 3 đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng và trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động (Trang 43 - 52)