Việt Nam hiện nay:
2.3.1 Tổng quan về thực trạng thị trƣờng cơng cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam: Việt Nam:
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ và chuẩn mực quốc tế được chấp nhận chung. Đây là định hướng phát triển đúng đắn để hệ thống tài chính Việt Nam phát triển ổn định, bền vững, tạo điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cơng cụ tài chính phái sinh và thị trường cơng cụ tài chính phái sinh vẫn chưa phát triển; việc mua (bán) cơng cụ tài chính phái sinh được rất ít doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính thực hiện trong quá trình hoạt động kinh
doanh của mình, đồng thời thị trường chính thức chưa được thiết lập, thị trường phi chính thức nhỏ lẻ và hoạt động khơng thường xun.
Loại cơng cụ tài chính phái sinh được phổ biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Ngồi ra, một số ít ngân hàng thương mại Việt Nam đang được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện thí điểm mua/bán một số loại cơng cụ tài chính phái sinh khác như cơng cụ tài chính phái sinh về tín dụng, hốn đổi lãi suất, quyền chọn về vàng, kì hạn về hàng hóa.
Theo ơng Trương Văn Phước – Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) – thì các cơng cụ tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã có tương đối đầy đủ trên thị trường Việt Nam. Trong những năm qua, SBV đã đưa vào thị trường hầu hết các công cụ phổ biến để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngoài spot, forward và swap đã khá quen thuộc với một số doanh nghiệp, trong các cơng cụ tiền tệ có chức năng bảo hiểm cho các doanh nghiệp trong thanh toán, option được coi là cơng cụ hữu hiệu nhất. Ơng Đào Hồng Châu – Phó Tổng Giám đốc của Eximbank nói: “Đi liền với rủi ro của tỷ giá sẽ là lợi nhuận tăng thêm từ biến động tỷ giá, nếu chúng ta biết tận dụng một cách có khoa học.” Ví dụ, một doanh nghiệp thay vì dùng đồng USD thanh tốn cho hợp đồng với Pháp của mình lại chuyển qua u cầu phía đối tác thanh tốn bằng EURO, đồng thời bỏ ra một ít tiền mua một hợp đồng Put option với Eximbank, thì hai tháng sau, khi họ nhận được Euro thì họ hưởng lợi rất nhiều từ việc USD mất giá mạnh so với EURO như vừa qua so với việc đơn thuần nhận thanh toán USD.
Sau khi đưa option vào áp dụng cách đây hơn 6 năm tại Eximbank, SBV lần lượt cho phép 6 ngân hàng khác là Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Citibank, Vietcombank, Ngân hàng công thương Việt Nam và ngân hàng HSBC. Nhưng kết quả thu được không như mong muốn, không nhiều doanh nghiệp biết đến và sử dụng option. Vì thế, nghiệp vụ này không những ra đời muộn màng ở Việt Nam mà còn chưa hấp dẫn các doanh nghiệp.
Bên cạnh sử dụng option, từ năm 2005, ngân hàng HSBC cũng đã thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất lần đầu giữa USD và VND cho một công ty đa quốc gia với số tiền vốn lên tới 15 triệu USD trên thị trường Việt Nam. Với giao dịch này, khách hàng sẽ đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn VND mà không phải chịu bất cứ rủi ro nào về tỷ giá USD/VND.
Ngồi ra, các ngân hàng cịn áp dụng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu như FFA (Future Rate Agreement – Thỏa thuận lãi suất trong tương lai) hay Swaption (Kết hợp hoán đổi giữa các quyền lựa chọn)… nhưng các dịch vụ này cũng không phổ biến và hơi phức tạp.
Về phía các doanh nghiệp, họ quản trị rủi ro tài chính như thế nào? Năm 2007, PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát về thực tiễn ứng dụng sản phẩm phái sinh trong phịng ngừa rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam đã được thực hiện. Những chủ đề được đề ra trong bảng câu hỏi, cần tìm hiểu bốn khía cạnh khác nhau của vấn đề sử dụng sản phẩm phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính ở Việt Nam. Đó là các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp, sự hiểu biết, mức độ thường xuyên sử dụng và mối quan tâm của doanh nghiệp đến sản phẩm phái sinh.
Kết quả nhƣ sau:
- Yếu tố tác động đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp:
Đối với các doanh nghiệp nói chung, kết quả cho thấy lãi suất là yếu tố rủi ro doanh nghiệp quan tâm nhất, sau đó là tỷ giá. Vai trị của rủi ro tài chính xuất phát từ nguồn ngun liệu cũng khơng q thấp.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, yếu tố rủi ro tài chính xuất phát từ giá cả nguyên liệu lại là yếu tố quan trọng nhất, kế đến là tỷ giá.
- Mức độ am hiểu và mức độ thường xuyên sử dụng của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh:
Kết quả cho thấy mức am hiểu về sản phẩm kỳ hạn là cao nhất, sau đó đến quyền chọn và giao sau. Hốn đổi là sản phẩm ít quen thuộc với doanh nghiệp nhất.
Theo số liệu thể hiện thì bình qn thị trường hầu như khơng sử dụng các sản phẩm phái sinh. Nếu xét theo tỷ lệ người trả lời thì số doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh chỉ chiếm 27/102, là khoảng 25% số doanh nghiệp tham gia điều tra.
Dựa vào đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm trong số 28 doanh nghiệp có sử dụng phái sinh, thì rõ ràng hợp đồng kỳ hạn chiếm ưu thế. Số sử dụng giao sau, phái sinh và hoán đổi chỉ ở mức “xài cho biết”.
Mức độ thành cơng trung bình của các doanh nghiệp dùng phái sinh chỉ dừng lại ở mức thành cơng khiêm tốn. Điều này hợp lý vì theo mẫu điều tra thì doanh nghiệp sử dụng sản phẩm kỳ hạn nhiều hơn các sản phẩm cịn lại, do đó thu lợi ích khơng thể q lớn được (xét về khía cạnh lợi nhuận).
Trong số các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh, mức độ am hiểu về sản phẩm kỳ hạn là cao nhất. Còn nếu so sánh giữa hai nhóm thì nhìn chung, nhóm sử dụng sản phẩm phái sinh có độ am hiểu cao hơn so với nhóm khơng sử dụng, đặc biệt là với sản phẩm kỳ hạn và hoán đổi.
Điều này cho thấy, thứ nhất, vì mức độ am hiểu của doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm phái sinh cao hơn doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm phái sinh về lợi ích phịng ngừa rủi ro của sản phẩm này nên doanh nghiệp sẽ thường xuyên thực hiện hơn. Thứ hai, là việc sử dụng sản phẩm phái sinh ngoài việc phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của doanh nghiệp, còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp và lợi ích của sản phẩm phái sinh. Một điểm đáng chú ý là sự khác biệt giữa mức độ am hiểu trung bình giữa hai nhóm doanh nghiệp đối với sản phẩm quyền chọn là khá thấp. Điều này phần nào phản ánh mức độ phổ biến của quyền chọn đối với công chúng do nhiều sản phẩm về quyền chọn vàng, ngoại tệ, v.v. thường xuyên được đề cập trên phương tiện thông tin đại chúng đã có tác động thu hẹp khoảng cách về kiến thức giữa hai nhóm doanh nghiệp, tuy nhiên lại cho thấy chưa hẳn có am hiểu đã có sử dụng. Từ đây có thể thấy là am
hiểu về sản phẩm phái sinh chỉ mới là điều kiện cần đề thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, ngồi ra sẽ cịn yếu tố khác đưa doanh nghiệp đến quyết định sử dụng, mà trong đó có thể kể đến các yếu tố về qui định luật pháp, vấn đề trách nhiệm, v.v. trong doanh nghiệp.
So sánh về mức quan tâm trong tương lai đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh, có sự khác biệt rõ ràng giữa nhóm sử dụng và nhóm khơng sử dụng. Kết quả cho thấy mức độ khác biệt về mối quan tâm đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh trong tương lai để phòng ngừa rủi ro giữa doanh nghiệp có sử dụng và khơng sử dụng sản phẩm phái sinh khá rõ ràng.
Theo số liệu điều tra cho thấy đa phần các doanh nghiệp đã từng sử dụng sản phẩm phái sinh lựa chọn sẽ tiếp tục sử dụng. Đa số các doanh nghiệp đánh giá mức độ thành công trong sử dụng sản phẩm phái sinh của mình là có thành cơng ít hoặc thành cơng nhiều thì đều chọn mức độ quan tâm đối với ít nhất một loại sản phẩm phái sinh nào đó. Điều này phản ánh tâm lý làm “có lời thì làm tiếp”. Nhưng mặt khác, nó cũng phản ánh về mặt bằng chung, rằng các doanh nghiệp chỉ mới sử dụng sản phẩm phái sinh theo kiểu “du kích”, chứ chưa đưa phịng ngừa rủi ro vào chiến lược của mình và chưa đưa thành qui định khi nào bắt buộc phải sử dụng sản phẩm. Đây sẽ là một trở ngại cho việc thực hiện sản phẩm phái sinh trong phịng ngừa rủi ro mang tính chiến lược. Phòng ngừa rủi ro hiện nay chỉ mang tâm lý ngắn hạn và mang tính tình thế. Chúng ta chưa xây dựng một cách tiếp cận quản trị rủi ro công ty trong chiến lược kinh doanh.
Cịn về nhóm chưa sử dụng sản phẩm phái sinh thì họ chỉ đang dừng lại ở mức có quan tâm sản phẩm và có thể sẽ “dùng thử” nhưng không biết dùng thế nào.
2.3.2 Các doanh nghiệp ngành thép đã đối phó rủi ro nhƣ thế nào:
Trong tình hình chung về việc sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh để phịng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp ngành thép cũng không là
ngoại lệ. Thậm chí, việc áp dụng các sản phẩm phái sinh tại các doanh nghiệp này còn hết sức hạn chế.
2.3.2.1 Phòng ngừa biến động giá đầu vào:
Đối với thị trường tương lai cho nguyên vật liệu, một số doanh nghiệp thuộc các ngành khác đã áp dụng như cà phê (giao dịch ở thị trường Luân Đôn), hay gạo (thị trường Thái Lan)… Từ năm 2006, Giao dịch bằng hợp đồng tương lai lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam được khởi động mới đây, giữa Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk (Inexim Đắk Lắk) đã mang lại những hiệu quả thấy rõ trong việc kinh doanh cà phê. Nhiều giao dịch trực tiếp giữa Inexim Đắk Lắk tại thị trường kỳ hạn London, thông qua nhà môi giới Techcombank, đã đem lại lợi ích khơng chỉ cho doanh nghiệp xuất khẩu mà cịn cho cả người trồng cà phê. Việc sử dụng hợp đồng tương lai như là một công cụ xác định giá của thị trường hàng thật.
Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp ngành thép thì việc phịng ngừa giá đầu vào, gồm phơi thép đối với các doanh nghiệp sản xuất và thép thành phẩm đối với các doanh nghiệp thương mại, hầu như, nếu khơng nói là tất cả, các doanh nghiệp thép tại Việt Nam đều chưa hề có một cơng cụ phịng ngừa biến động nào ngồi việc dự báo giá để chuẩn bị nhập hàng hay đẩy mạnh hàng tồn kho.
Điều này cũng dễ hiểu vì khái niệm quản trị rủi ro biến động giá còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp trong nước, trong khi thế giới cũng mới áp dụng các hợp đồng tương lai cho thép từ năm 2006. Vì chỉ hành xử theo những dự báo của Ban lãnh đạo từng doanh nghiệp, mà nhiều khi những dự báo đó là khơng chính xác, nên nhiều doanh nghiệp đã chịu những hậu quả mà bản thân họ, cũng khơng lường được là nó lại nặng nề đến thế.
Trở lại những diễn biến giá phôi thép và sản phẩm thép đầu vào trong năm 2008, chính vì diễn biến này nằm ngồi mọi dự báo, dự đốn của những người có liên quan trong ngành thép, vì thế hầu hết các doanh nghiệp đều trở tay không kịp. Những chiến
lược ghăm giữ hàng, nhập thêm hàng trong tháng 6, tháng 7/2008 – những tháng mức giá thép đã ở đỉnh, đã chuốc lấy hậu quả bi thảm cho chính doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2008. Nhiều người trong ngành đã ví tình cảnh này như một “cơn sóng thần” chứ khơng phải là một “trận bão” nữa.
Tuy nhiên, trước kinh nghiệm “đau thương” này, cộng với rất nhiều kinh nghiệm “đau thương” trước đó, vẫn rất ít lãnh đạo nghĩ đến một chiến lược quản trị rủi ro biến động giá cho mình trong tương lai. Thậm chí, khái niệm “quản trị rủi ro biến động giá” là hoàn toàn xa lạ với họ.
Tại Việt Nam hiện nay chưa hề có một Sàn giao dịch kim loại như Trung tâm LME ở Anh hay Sàn giao dịch Thượng Hải ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp cũng khơng có bất cứ một giao dịch nào tại hai trung tâm giao dịch thép lớn nhất trên thế giới này. Việc tiếp cận là rất khó bởi nhiều quy định về luật lệ chưa hề có tại nước ta, ngồi ra chỉ một số ít các lãnh đạo các doanh nghiệp biết đến các sàn giao dịch này.
Vì thế, nói chung, việc phịng ngừa rủi ro giá phơi thép và thành phẩm đầu vào là hồn tồn khơng được thực hiện và cũng khơng có một chiến lược nào đề cập đến vấn đề này. Ông Nghiêm Xuân Đa – Kế tốn trưởng Tổng Cơng ty Thép Việt Nam, nhìn nhận: “Việc áp dụng các cơng cụ quản trị rủi ro tài chính hiện nay ở Việt Nam nói chung và Tổng Công ty Thép Việt Nam nói riêng là rất khó khăn. Bản thân ông là người có am hiểu về các cơng cụ phái sinh, và có dự định thành lập một sàn giao dịch thép tại Việt Nam. Những kế hoạch đã được vạch ra, nhưng khi trình Hội đồng quản trị, thì những khái niệm, những vấn đề ơng đưa ra lại khá mới mẻ với các thành viên Hội đồng quản trị. Sự thật gần giống như là “một cánh én không làm nên mùa xuân”. Kế hoạch này bị gác bỏ lại vì khơng được sự đồng thuận, chính xác hơn là sự “hiểu” từ Hội đồng quản trị.
Tóm lại, hiện nay, ở Việt Nam hầu như chưa có một Trung tâm tài chính để thực hiện các giao dịch phái sinh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể ký kết các hợp đồng sản phẩm phái sinh ở các trung tâm nước ngồi để phịng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, giữa thị trường trong nước và thế giới lại chưa có được tiếng nói chung, hay nói đúng hơn,
chúng ta chưa gia nhập thực sự với thị trường tài chính thế giới. Vẫn cịn nhiều trở ngại từ các ràng buộc, quy định… làm các doanh nghiệp không thể tiến hành các hoạt động phịng ngừa này, ví dụ như: thuế…. Chưa có quy định pháp lý nào cho việc thực hiện các hoạt động này.
Gần đây nhất, vào đầu tháng 11/2009, Sàn giao dịch hàng hóa Sacombank (STE) đã được cấp giấy phép hoạt động. Theo ông Nguyễn Thế Vinh, chủ tịch HĐQT Sacom - STE, sàn giao dịch Sacombank - STE hướng đến những mặt hàng công nghiệp, hoạt động với sản phẩm giao dịch ban đầu là thép xây dựng và thép công nghiệp, đơn vị giao dịch tối thiểu là năm tấn.
Thủ tục và quy trình giao dịch của sàn hàng hoá tương tự như sàn chứng khoán cả về phương thức giao dịch, cơ chế khớp lệnh tự động. Có hai phương thức giao dịch: khớp lệnh và thoả thuận. Các lệnh chào mua chào bán được đưa lên hệ thống ở sàn hàng hoá theo cơ chế khớp lệnh tự động tương tự ở sàn chứng khoán. Giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất, biên độ cộng (trừ) 30%.
Do thép công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu và thép sản xuất trong nước cũng phải nhập khẩu phôi thép nên giá cả trên sàn chịu ảnh hưởng của thị trường thế giới. Nếu như các sàn thế giới thường chuẩn hố chất lượng hàng hố, thì ở sàn hàng hố do Samcombank lập ra, ngồi một số chuẩn thép cơng nghiệp, thép xây dựng được giao dịch theo nhãn mác của nhà máy, ví dụ Pomina có thép Pomina… Các mặt hàng khơng đạt chuẩn thì giao dịch thoả thuận.