Nâng cao nhận thức và trình độ cho các cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ tạ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG i – KHÁI QUÁT về rủi RO tài CHÍNH và vấn đề QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH đối với các DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP (Trang 69)

3.2 Các giải pháp quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp ngành thép Việt

3.2.1 Nâng cao nhận thức và trình độ cho các cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ tạ

nghiệp vụ tại các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam:

Vấn đề sai lệch trong nhận thức của các doanh nghiệp đối với quản trị rủi ro tài chính xuất phát từ việc thiếu kiến thức về lĩnh vực này. Nếu được trang bị đầy đủ, sâu sắc tất cả những vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro tài chính, người ta sẽ có một nhận thức đúng đắn về lĩnh vực này mà không nhầm lẫn giữa quản trị rủi ro với đầu cơ hay những nhận thức sai lệch khác.

Từ thực tiễn của Tổng Công ty Thép Việt Nam và một số doanh nghiệp khác trong ngành thép, tôi thấy các doanh nghiệp ngành thép cần tiến hành các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tiếp cận và hiểu rõ về việc quản trị rủi ro

tài chính, từ đó áp dụng các biện pháp phịng ngừa rủi ro, mang lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Đó là:

3.2.1.1 Xây dựng tiêu chuẩn trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho các chức danh quản lý, vị trí cơng tác của cán bộ cơng nhân viên làm cơng tác tài chính.

Hiện tại, trình độ kinh doanh quốc tế, cán bộ quản trị tài chính hiện đại của doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực vừa và nhỏ vừa yếu vừa thiếu nên doanh nghiệp càng ngày càng xa lạ với dịch vụ phái sinh.

Đội ngũ làm cơng tác tài chính cần phải có một trình độ nhất định về quản lý tài chính nói chung và quản trị rủi ro nói riêng. Xác định các tiêu chuẩn để từng bước hồn thiện thơng qua các công tác tuyển dụng, đào tạo lại, luân chuyển cán bộ.

Đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp cần quan tâm cả hai mặt: năng lực thực hiện công việc và phẩm chất cá nhân. Đối với nhân viên cần quan tâm về ý thức kỷ luật, ý thức học hỏi vươn lên.

3.2.1.2 Tổ chức đào tạo và đào tạo lại hoặc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Để đào tạo lại có kết quả cần có sự thay đổi cơ bản trong đào tạo. Đó là bỏ cách đào tạo chung chung, hình thức, bằng cấp sang đào tạo theo mục tiêu cụ thể nhằm phục vụ cho cơng tác tài chính. Mỗi doanh nghiệp thép cần xây dựng một đội ngũ chuyên viên và cán bộ quản lý chuyên trách tài chính và đào tạo cho đội ngũ này những kiến thức tài chính nói chung và đặc biệt là những kiến thức cần có của lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính để phục vụ mục tiêu quản trị rủi ro tài chính. Những kiến thức này có thể bổ sung từ chương trình giáo dục đại học, sau đại học chuyên ngành tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam hoặc có thể cử những cán bộ chủ chốt đi học tại nước ngoài để thu thập thêm những kinh nghiệm thực tiễn từ nước bạn.

Để thực hiện được giải pháp này, các doanh nghiệp cần đưa ra yêu cầu đối với các cán bộ tại doanh nghiệp và đặt một thời hạn nhất định để hồn thành các khóa học. Yêu cầu phổ cập những kiến thức về quản trị rủi ro là rất cần thiết nếu các doanh nghiệp không muốn tụt hậu và kém cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.

3.2.1.3 Thay đổi hồn tồn cơng tác tuyển dụng

Điều này là hơi khó khăn cho các doanh nghiệp nhà nước nên các lãnh đạo cần phải quyết liệt nếu muốn thay đổi doanh nghiệp một cách thực sự. Công tác tuyển dụng cho bộ phận tài chính liên quan đến công tác quản trị rủi ro tài chính, có thể tuyển chuyên gia giỏi về lĩnh vực này từ bên ngồi, có sẵn kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho việc triển khai các phần việc liên quan đến cơng tác này. Ngồi ra, tuyển dụng mới cần tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ngành tài chính, vốn được trang bị những kiến thức mới nhất, ưu tiên những sinh viên được đào tạo từ nước ngoài.

3.2.1.4 Cần chú trọng vào cơng tác tài chính hơn bằng việc phân chia hai mảng tài chính và kế tốn một cách rõ ràng

Người phụ trách mảng tài chính chỉ tập trung vào vấn đề quản lý tài chính để quản lý hiệu quả hơn hoạt động của doanh nghiệp và phát triển được hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại doanh nghiệp.

Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp thép, đặc biệt ngay cả những doanh nghiệp lớn của nhà nước như Tổng Cơng ty Thép Việt Nam cũng khơng có giám đốc ban tài chính và chỉ có kế tốn trưởng. Hiển nhiên, với cơ chế làm việc, trình độ của một kế tốn trưởng thì chỉ “loanh quanh” với tài sản Nợ - tài sản Có, hạch tốn lỗ lãi… chứ làm sao có thể tư vấn tài chính hay đề xuất các giải pháp cơ cấu luồng tiền cũng như sử dụng các dịch vụ bảo hiểm đồng vốn.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có một Giám đốc tài chính để tập trung hơn vào mảng tài chính để từng bước phát triển hoạt động quản trị rủi ro tài chính nói riêng và các hoạt động quản lý tài chính khác nói chung.

3.2.1.5 Phân định rõ cho người lãnh đạo quyền và chính sách thoả đáng, rõ ràng

Một giải pháp nữa liên quan đến việc phân định trách nhiệm trong doanh nghiệp. các doanh nghiệp Việt Nam cần phân định rõ cho người lãnh đạo quyền và chính sách thoả đáng, rõ ràng, xây dựng một chính sách quản lý rủi ro cụ thể, chi tiết, khoanh

vùng cho một vị trí lãnh đạo được chịu rủi ro tài chính đến mức bao nhiêu và nếu tới bao nhiêu thì lãnh đạo phải làm các giao dịch phịng chống. Ngồi ra, phân định rõ ngay từ đầu việc quản lý theo vùng, xác định rủi ro nào nên chấp nhận và rủi ro nào cần phòng ngừa để bảo việc đồng vốn của mình bằng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro.

3.2.1.6 Đẩy mạnh cơng tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Giải pháp này khơng phát sinh từ phía doanh nghiệp mà là đề xuất đến các cơ quan chức năng liên quan đến chủ trương của Nhà nước. Hầu hết các doanh nghiệp ngành thép là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Trong khi đó, thực trạng đang diễn ra tại các doanh nghiệp này là tâm lý ngại trách nhiệm và tâm lý ỷ lại của lãnh đạo doanh nghiệp.

Xuất phát từ vấn đề sở hữu doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước đồng vốn do Nhà nước bỏ ra, nên lãnh đạo các doanh nghiệp này khơng thấy lợi ích của doanh nghiệp đi đơi với lợi ích của chính mình. Chính vì vậy, nảy sinh tâm lý ngại trách nhiệm, vì quan niệm lợi ích có được đi nữa thì khơng phải của mình, nên khơng phải nhọc cơng làm gì, rồi trách nhiệm phải giải thích, phải trình cấp trên, và kết quả nếu bị hiểu sai lệch thì trách nhiệm thuộc về mình.

Thứ hai là văn hóa chỉ chú trọng các mối quan hệ cá nhân hơn là quan hệ công việc tại các doanh nghiệp nhà nước. Rất nhiều lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhà nước không giỏi, nếu khơng nói là dở về chun mơn, trình độ, tuy nhiên họ lại giỏi trong vấn đề ngoại giao, trong mối quan hệ với cấp trên. Không quá lời rằng ở các doanh nghiệp này, kiến thức và trình độ khơng phải là vấn đề quan trọng nhất. Họ có thể thăng tiến khơng vì giỏi mà vì nhiều thứ khác ngồi phạm vi hiệu quả cơng việc họ mang lại cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, họ khơng cần tự học, không cần tự nâng cao kiến thức. Nên họ chẳng cần khái niệm quản trị rủi ro tài chính làm gì. Nếu người đứng đầu doanh nghiệp khơng cần cái gọi là quản trị rủi ro tài chính thì sẽ khơng thể áp dụng ba giải pháp đã nêu ở trên.

Thứ ba là tâm lý ỷ lại tại các doanh nghiệp Nhà nước. Bắt nguồn từ tính chất sở hữu, Nhà nước cấp vốn và tạo nhiều ưu đãi cho loại hình doanh nghiệp này hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Khơng ai chịu trách nhiệm nếu vấn đề lỗ phát sinh từ những biến động giá nguyên liệu, tỷ giá hay lãi suất.

Chính những lý do này khiến nhóm ba giải pháp nêu trên khó thực thi được trong khối doanh nghiệp Nhà nước, vốn chiếm chủ yếu trong các doanh nghiệp ngành thép. Giải pháp đặt ra là cần đẩy mạnh công tác cổ phần hóa tại các doanh nghiệp này. Dĩ nhiên, thép là ngành công nghiệp chủ đạo nên Nhà nước vẫn phải nắm giữ vai trò chi phối. Tuy nhiên, hiện nay, Tổng Cơng ty Thép chưa được cổ phần hóa thì khó lịng có một sự thay đổi đáng kể nào. Có thể cổ phần hóa mà Nhà nước vẫn giữ vai trị chi phối tại Tổng Công ty này, nhưng một tỷ lệ lớn vốn của các thành phần khác sẽ giúp Tổng Công ty thay da đổi thịt, phần nào thay đổi cung cách làm việc và những văn hóa thâm căn cố đế tại đây. Ngồi ra, những doanh nghiệp thương mại đã được cổ phần hóa khơng nhất thiết Nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối mà nên cổ phần hóa 100%. Những cơng ty thương mại Nhà nước đang nắm giữ cổ phần chi phối trong ngành thép như Cơng ty CP Kim khí TP Hồ Chí Minh, Cơng ty CP Kim khí Miền Trung… khơng cần thiết Nhà nước phải giữ cổ phần chi phối nên việc Nhà nước rút vốn dần ra khỏi các doanh nghiệp này sẽ giúp các doanh nghiệp này thay đổi và chủ động hơn trong cơng tác của mình.

3.2. 1.7 Đào tạo chuyên gia giỏi về quản trị rủi ro tài chính:

Sản phẩm phái sinh là một chủ đề khó, địi hỏi trình độ chun mơn đáng kể mà Việt Nam thì vẫn cịn thiếu lượng chun gia am hiểu sâu về sản phẩm phái sinh. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tập trung vào công tác đào tạo để ngày càng nhiều các chuyên gia giỏi về lĩnh vực này. Không chỉ đào tạo sng, cần có kế hoạch cho những chuyên gia đã vững vàng về lý thuyết được cọ xát với thực tế qua các khóa tu nghiệp ở nước ngoài hay thực tập tại các ngân hàng hiện đã áp dụng nhiều các sản phẩm phái sinh. Những kế hoạch này nên được triển khai ngay và tích cực để ngày càng nhiều

chuyên gia giỏi về quản trị rủi ro. Những chuyên gia này sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu về quản trị rủi ro tài chính một cách đơn giản và hiệu quả hơn.

3.2.2 Áp dụng một cơ chế, chính sách phù hợp và hồn thiện khung pháp lý về quản trị rủi ro tài chính:

Như đã phân tích tại chương 2, chính sách và khung pháp lý đang là một rào cản lớn để doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các cơng cụ quản trị rủi ro tài chính. Liên quan đến vấn đề này, Nhà nước cần có các giải pháp để có thể áp dụng một cơ chế, chính sách phù hợp và hồn thiện khung pháp lý về quản trị rủi ro tài chính, cụ thể:

3.2.2.1 Điều hành chính sách tỷ giá một cách linh hoạt để trả lại đúng bản chất cho thị trường tiền tệ.

Hiện nay Việt Nam đang áp dụng cơ chế tỷ giá cố định có điều chỉnh. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tỷ giá một cách cứng nhắc và không đi sát với bản chất thị trường đã làm phát sinh những bất cập rõ ràng mà gần đây, Nhà nước đã có động tác kéo tỷ giá USD/VND liên ngân hàng gần hơn với giá thị trường. Dĩ nhiên, câu chuyện tỷ giá là một câu chuyện dài. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin đề cập những vấn đề liên quan đến công tác quản trị rủi ro tài chính.

Khi chính sách tỷ giá được điều hành linh hoạt, tỷ giá biến động không theo xu hướng một chiều như trong giai đoạn 2009. Lúc đó, các doanh nghiệp được ký những hợp đồng kì hạn về tỷ giá và chúng được thực hiện. Nhưng khi tỷ giá thị trường tự do đã cách xa so với tỷ giá niêm yết, thì ràng buộc về trần tỷ giá khiến các ngân hàng không thể là trung gian cho các hợp đồng kì hạn về tỷ giá nữa. Tỷ giá luôn trong xu hướng tăng cũng khiến các nhu cầu khơng thể gặp nhau khi mà chỉ có mua kì hạn mà khơng có bán kì hạn.

Giải pháp đặt ra thuộc về các nhà điều hành chính sách. Khi tỷ giá tương đối ổn định, những dự báo của mỗi người sẽ có sự khác nhau và các hợp đồng kì hạn dễ dàng được tiến hành. Chính sách neo tỷ giá một cách linh hoạt và đi sát với thực tiễn của thị trường sẽ không làm phát sinh những mâu thuẫn rõ ràng trong câu chuyện tỷ giá.

Ngoài ra, giải pháp quan trọng hơn xuất phát từ cái gốc của vấn đề. Đó là dự trữ USD của Nhà nước. Là sự thâm hụt cán cân thương mại. Nếu không dồi dào USD, Nhà nước cũng khó lịng linh hoạt trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Những biện pháp để cải thiện cán cân thương mại và tăng dự trữ USD thật sự là một việc làm dài hơi và trong phạm vi đề tài, chúng tôi không đi vào chi tiết. Tuy nhiên, đó là cái gốc để giải quyết thực trạng hiện nay.

3.2.2.2 Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt:

Tương tự, chính sách lãi suất cũng nên được điều hành một cách linh hoạt hơn. Điều này sẽ tạo sức ép buộc các doanh nghiệp sẽ ý thức hơn với việc quản trị rủi ro về lãi suất.

Hiện nay Nhà nước áp dụng trần biên độ về lãi suất, điều này giúp bảo hộ cho các doanh nghiệp nhưng lại đẩy lãi suất đi xa với tình hình thực tế của cung – cầu thị trường. Đến một lúc nào đó, Nhà nước lại tăng trần lãi suất và khi đó biến động đã xảy ra. Nhưng doanh nghiệp khơng phịng ngừa được. Thực chất doanh nghiệp dự đoán được lãi suất sẽ tăng nhưng khơng phịng ngừa được. Lý do là ai cũng biết lãi suất sẽ tăng nên sẽ khơng có hốn đổi xảy ra được.

Thực ra, việc bảo hộ của Nhà nước đã giúp doanh nghiệp tránh được các biến động lớn về lãi suất, tuy nhiên điều này lại làm các doanh nghiệp nảy sinh tâm lý ỷ lại và không quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tài chính. Trong khi đó, biến động khơng phải là khơng có một khi lãi suất áp dụng xa rời với tình hình thực tế.

Chính vì vậy, chính sách lãi suất nên được áp dụng một cách linh hoạt hơn và gần hơn với thực tế thị trường. Bởi lẽ, lãi suất thấp nhưng thiếu hạn mức thì doanh nghiệp cũng khơng thể vay được và khi đó, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn rất nhiều để đáp ứng nhu cầu vốn của mình.

3.2.2.3 Điều hành linh hoạt để giá thép được trả về đúng bản chất thị trường:

Trong ngành thép, nhất là thép xây dựng sản xuất trong nước, trong những giai đoạn sốt giá, Nhà nước thường áp dụng các biện pháp để bình ổn giá. Việc bình ổn giá

trong những giai đoạn sốt giá xuất phát từ hiện tượng đầu cơ là cần thiết, song sự biến động giá thường thể hiện cung cầu của thị trường và nó phản ánh đúng bản chất của thị trường nhất. Chính vì vậy, khi áp dụng những biện pháp bình ổn giá, vốn chỉ áp dụng được trong các doanh nghiệp Nhà nước, thì vơ hình trung, điều này trở thành một khe hở cho những tiêu cực phát sinh: khi giá thị trường tăng mà các nhà máy vẫn để giá thấp thì lượng hàng bán ra nhỏ giọt, những ai có mối quan hệ tốt với các nhà máy lại được cấp hàng, và lại bán ra thị trường với giá cao để thu lợi, cịn thị trường thì vẫn vận hành theo quy luật của nó.

Việc can thiệp và tác động đến giá thép bằng những biện pháp gọi là bình ổn giá làm nảy sinh tâm lý ỷ lại của các doanh nghiệp và họ chỉ chú tâm vào việc phát triển tốt mối quan hệ với các nhà máy chứ khơng có ý thức về quản trị rủi ro về giá. Chính vì vậy, giải pháp điều hành linh hoạt và khơng can thiệp q nhiều đến giá thép để nó vận

Một phần của tài liệu CHƯƠNG i – KHÁI QUÁT về rủi RO tài CHÍNH và vấn đề QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH đối với các DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)