Quản lý, giám sát danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 82)

4. Cấu trúc nội dung nghiên cứu

3.2.2 Nhóm giải pháp vi mô tại BIDV

3.2.2.5 Quản lý, giám sát danh mục cho vay

Đích hướng tới trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là xây dựng được một danh mục cho vay an toàn, hiệu quả. Vốn cho vay phải được phân bổ một cách hợp lý vào các lĩnh vực, ngành nghề theo các giới hạn quy định, tránh tập trung tín dụng quá mức, thực hiện phân tán rủi ro nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

Danh mục cho vay phải được rà sốt và có các báo cáo định kỳ về xu hướng rủi ro, các nguy cơ rủi ro chính, các lĩnh vực rủi ro cao của danh mục và các biện pháp áp dụng để giảm thiểu rủi ro.

Trên cơ sở rà sốt, phân tích rủi ro ảnh hưởng đến khả năng giảm sút thu nhập và mất vốn của danh mục cho vay hiện tại (do sự thay đổi môi trường kinh doanh, thay đổi chính sách của nhà nước, sự biến động của bản thân doanh nghiệp và các nguyên nhân thuộc về ngân hàng…) thực hiện việc điều chỉnh danh mục cho vay một cách kịp thời, hợp lý nhằm tạo sự cân đối của danh mục giữa các tài sản có độ rủi ro cao và tài sản có độ rủi ro thấp từ đó tạo ra thu nhập hợp lý và điều tiết được rủi ro.

3.2.2.6 Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát:

Ngân hàng thường xuyên tổ chức, tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục trong cơng tác tín dụng. Kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình sai phạm, làm trái các quy định, quy trình thủ tục đã ban hành. Bên cạnh đó cũng quy định rõ trách nhiệm đối với các đồn thanh tra và có quy định xử lý nghiêm khắc đối với những đoàn thanh tra không phản ánh trung thực hồ sơ kiểm tra.

73

Hiện nay chất lượng các đợt thanh tra kiểm tra giám sát của BIDV trung ương là chưa cao, phần lớn cịn mang tính cả nể hoặc vì những lý do nhạy cảm khác mà khơng phản ánh đúng thực trạng hồ sơ vay vốn. Hiện tại BIDV cũng chưa có văn bản chế độ nào xử lý đối với những cán bộ thanh tra cố tình làm sai, khơng phản ánh trung thực hồ sơ tín dụng kiểm tra.

3.2.2.7 Trích lập quỹ dự phịng bù đắp rủi ro.

Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng.

Việc phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ.

Hiện tại, ngân hàng tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QDD-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước.

Khi ngân hàng có đủ khả năng về tài chính và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo Quyết định số 493/2005/QDD-NHNN, đồng thời nhằm tiến dần tới thông lệ quốc tế và đáp ứng các quy định của Ủy ban Basel 2, việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro được tiến hành theo phương pháp định tính. Theo đó, các tổ chức tín dụng phải xây dựng và được ngân hàng nhà nước phê duyệt Chính sách trích dự phịng rủi ro và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng tài chính của bản thân tổ chức tín dụng. Quy định phân loại, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro theo phương pháp này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng các tổn thất, rủi ro của hoạt động ngân hàng. Các tài sản có được dự phịng rủi ro theo chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng đối phó kịp thời với các tài sản có xu hướng rủi ro.

74

thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo quản trị có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thơng tin.

Chấn chỉnh chế độ thơng tin báo cáo: tình hình rủi ro tín dụng phải được báo cáo định kỳ và trung thực đến Hội đồng tín dụng, Ban điều hành ngân hàng như: Báo cáo về tình hình tập trung tín dụng, những vấn đề trong danh mục tín dụng theo đó chỉ ra những khoản tín dụng có vấn đề, khoản tín dụng cần chú ý và những khoản có thể bị mất, những khu vực tín dụng tăng trưởng nhanh, những thay đổi bất lợi của nền kinh tế hoặc khủng hoảng ảnh hưởng đến khả năng mất vốn…

3.2.2.9 Công nghệ, nguồn nhân lực.

Cơng nghệ thơng tin đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa và giám sát rủi ro tín dụng. Trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, các số liệu phải phản ánh trung thực và kịp thời tình trạng chất lượng tín dụng của tồn hệ thống để từ đó Ban lãnh đạo có những chỉ đạo sát sao, phù hợp với sự biến động không ngừng của thị trường. Hiện tại phân hệ tín dụng trên hệ thống BDS cịn nhiều bất cập như việc lãnh đạo có thể tự động điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà hệ thống không phát hiện được, đây là lỗ hổng rất lớn trong việc không phản ánh đúng thực chất khoản vay trên hệ thống khiến cơng tác quản trị tín dụng gặp nhiều khó khăn. BIDV cần phải hồn thiện và cải tiến phân hệ tín dụng trên hệ thống để có thể quản trị khoản vay một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thầnh của người lao động tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở đoàn kết. Đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, theo dõi kịp thời diễn biến về tư tưởng để phát hiện, uốn nắn những dấu hiệu khác để loại trừ việc thông đồng, che dấu sai phạm.

Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, quy trình, văn bản chỉ đạo mới cho cán bộ tín dụng đặc biệt là các văn bản của BIDV hướng dẫn việc xếp hạng khách hàng. Quán triệt sâu sắc đến cán bộ tín dụng về tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin và chấm điểm sai lệch đối với một số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính. Tránh trường hợp nâng

75

hạng khách hàng bất hợp lý làm ảnh hưởng đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống.

Thực hiện việc luân chuyển cán bộ giữa các bộ phận QHKH, QLRR và QTTD nhằm mục đích trao đổi, nâng cao trình độ chun mơn của mỗi người.

3.2.2.10 Thực hiện việc luân chuyển lãnh đạo chi nhánh, cán bộ chủ chốt

Một sự thật là phần lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng đều do nguyên nhân chủ quan của Ngân hàng, do ngân hàng cố tình làm sai quy trình cấp tín dụng để móc ngoặc với khách hàng cho vay sai mục địch, thiếu điều kiện… để làm được điều này thì chỉ có cấp lãnh đạo Chi nhánh và các lãnh đạo phịng mới có thể làm được. Hiện tại thường một giám đốc Chi nhánh có thể giữ chức vụ của mình từ 10 đến 20 năm. Do Giám đốc Chi nhánh có tồn quyền phán quyết tín dụng trong thẩm quyền được giao, và thẩm quyền phán quyết tín dụng này là tương đối lớn tuy thuộc vào xếp hạng của từng chi nhánh (từ 50 tỷ đến 200 tỷ). Chính vì điều này đã dẫn đến nhiều tiêu cực trong cho vay. Để hạn chế được những rủi ro này BIDV có thể ban hành quy chế luân chuyển lãnh đạo giữa các Chi nhánh cùng hạng với nhau định kỳ 5 năm 1 lần, với thời gian 5 năm 1 nhiệm kỳ là tương đối ngắn mặt khác khi luân chuyển giám đốc chi nhánh thì khi Giám đốc mới về sẽ cho thấy được thực chất tín dụng của chi nhánh đó (lý do là khơng có việc Giám đốc mới sẽ xử lý việc đảo nợ những khách hàng không tốt và cho vay sai mục đích, sai quy trình mà Giám đốc cũ để lại) việc này phần nào làm giảm bớt những tiêu cực trong cho vay góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.2.2.11 Bảo hiểm tiền vay.

Hiện tại BIDV có kết hợp với tổ chức bảo hiểm AIA và Công ty bảo hiểm BIC để đưa ra một số sản phẩm bảo hiểm tiền vay, nhưng chủ yếu là bảo hiểm tài sản đảm bảo. BIDV cần nghiên cứu hợp tác với một tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp đưa ra sản phẩm bảo hiểm tiền vay để chuyển tồn bộ rủi ro của khoản vay cho cơng ty bảo hiểm.

76

Kết luận chƣơng III:

Từ thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trong thời gian vừa qua, các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng tại BIDV, những đề xuất sửa đổi về quy trình tín dụng, cơ cấu tổ chức, chính sách cấp tín dụng…góp phần hồn thiện và nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV. Đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ, NHNN một số vấn đề để tạo lập môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định, phát triển bền vững. Sự nỗ lực của BIDV cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV sẽ đáp ứng được các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an tồn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong q trình hội nhập tài chính quốc tế.

77

KẾT LUẬN

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cc khủng hoảng tài chính trên phạm vi tồn cầu, chất lượng tín dụng thưc sự của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có dấu hiệu giảm sút, nợ xấu, nợ quá hạn, lãi treo tăng cao. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của BIDV trong thời gian tới.

Dựa trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và ngun nhân rủi ro tín dụng cũng như cơng tác quản trị rui ro tín dụng doanh nghiệp tại BIDV, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của BIDV, tác giả đã đề xuất và kiến nghị với Chính phủ, với NHNN để hỗ trợ cho việc tăng trưởng tín dụng bền vững.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản trị tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong cơng tác tín dụng của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường hoạt động kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cơ và các anh chị em đồng nghiệp.

Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Trần Huy Hồng, người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS Hoàng Đức, PGS.TS Trần Huy Hoàng. ThS. Trần Xuân Hương, Tiền tệ - Ngân hàng II, NXB Thống kê, TPHCM 2000.

2. TS. Hồ Diệu, Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê, TP.HCM 2002.

3. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà nội 2006.

4. PGS.TS Trần Huy Hoàng, PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Trần Xuân Hương, ThS Nguyễn Văn Sáu, ThS Nguyễn Quốc Anh, CN Nguyễn Thanh Phong, CN Dương Tấn Khoa, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB lao động xã hội, TPHCM 2007.

5. TS Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà nội 2003.

6. TS Nguyễn Văn Tiến, ThS Tô Kim Ngọc, Nguyễn Thanh Sơn, Ngơ Thị Bích Ngọc, Trần Thị Liên, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà nội 1999.

7. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 8. Báo cáo thường niên BIDV năm 2005-2009

9. Tài liệu chuyên đề Rủi ro trong hoạt động ngân hàng - Học viện Ngân hàng, Hà nội 2007.

10. Tạp chí Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2008, 2009,2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)