2.2.2.1.13 .Kết quả thực hiện hoạt động BTT tại ACB
2.3. Phát triển sản phẩm BTT đối với NHCT Việt Nam
2.3.2. Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm BTT tại NHCTVN
Việt Nam đang dần hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện các cam kết theo Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, theo AFTA và các cam kết sau khi gia nhập WTO. Theo những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, từ nay đến năm 2008, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam sẽ mở cửa hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đĩ, việc đa dạng hĩa và phát triển sản phẩm mới là một trong những chiến lược để tồn tại và phát triển của bất cứ ngân hàng nào. Để đạt được mục tiêu này, các định chế tài chính Việt Nam khơng cịn con đường nào khác là phải nhanh chĩng đưa vào áp dụng các sản phẩm dịch vụ tài
chính mới đã được áp dụng trên thế giới, trong đĩ cĩ nghiệp vụ BTT.
Hiện nay nước ta cĩ hơn chục ngân hàng được cấp phép triển khai dịch vụ BTT, trong đĩ các ngân hàng ACB, VCB, STB, TCB, … triển khai khá mạnh dịch vụ này. Việc nghiên cứu để triển khai sản phẩm BTT vào hoạt động NHCT là 1
nhu cầu bức thiết nhằm đa dạng hĩa sản phẩm và tăng năng lực cạnh tranh của
mình.
Sản phẩm BTT với những lợi thế của nĩ đối với khách hàng (người bán) thì việc đưa sản phẩm này vào hoạt động của NHCTVN sẽ giúp NHCTVN thu hút được thêm khách hàng, tăng khối lượng giao dịch ngân hàng, từ đĩ tăng nguồn thu
phí dịch vụ, tăng thu nhập cho ngân hàng.
Mặt khác, hiện tại để phát triển dư nợ nhưng vẫn đảm bảo tỉ lệ cho vay cĩ đảm bảo, NHCTVN đang thực hiện cho vay thế chấp nguồn thu phát sinh từ các
Hợp đồng kinh tế của khách hàng với điều kiện thẩm định khoản phải thu, thẩm định người bán và thẩm người người mua về uy tín, về khả năng thanh tốn,…
Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình cho vay thế chấp nguồn thu này, ngân hàng chỉ đơn giản thẩm định nguồn thu và thẩm định bên bán, chưa thực hiện tiếp xúc, thẩm định người mua và tính pháp lý của việc chuyển nhượng khoản phải thu do
chưa cĩ quy định, quy trình cụ thể hướng dẫn thực hiện. Do đĩ, rất rủi ro cho NHCTVN trong việc nhận nguồn thu này làm tài sản thế chấp. Thực chất của việc cho vay này là cho vay khơng cĩ đảm bảo dựa trên uy tín của người bán chứ chưa
đảm bảo được việc người mua cĩ thanh tốn khoản phải thu đĩ hay khơng? Trong
trường hợp bên mua là khách hàng nước ngồi thì để đảm bảo khả năng thu hồi được nợ, ngân hàng chỉ nhận các khoản phải thu phát sinh từ các Hợp đồng quy định phương thức thanh tốn bằng L/C hoặc TTR trả trước. Điều này một phần đã
hạn chế trong việc cung cấp sản phẩm vì các doanh nghiệp kinh doanh lâu năm khi đã cĩ khách hàng quen thuộc hoặc muốn mở rộng thị trường xuất khẩu thơng
thường các doanh nghiệp sẽ bán hàng với phương thức T/T trả sau hoặc ghi sổ theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Do đĩ, để đảm bảo an tồn tín dụng và phát triển dư nợ thì NHCTVN nên xây dựng và phát triển sản phẩm cho vay thế chấp nguồn thu phát sinh từ các Hợp đồng kinh tế lên thành sản phẩm hồn thiện hơn, đĩ
chính là sản phẩm BTT.