2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦUTƯ VÀO
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên tổng quát
a. Vị trí địa lý: Khánh Hồ nằm ở vị trí địa lý từ 11041’53” đến 12052’35” vĩ độ Bắc và từ 108040’ đến 109023’24” kinh độ Đơng. Phía bắc giáp Phú Yên, phía nam giáp Ninh Thuận, phía tây giáp Đăk Lăk và Lâm Đồng, phía đơng giáp với biển Đơng với đường bờ biển dài 385km.
Khánh Hồ nằm ở giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước. Khánh Hồ
cĩ trung tâm là thành phố Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 450 km, cách thành phố Đà Nẵng 525 km. Với vị trí địa lý đặc thù của Khánh Hồ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, trong đĩ cĩ hoạt động du lịch với các tỉnh. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các tỉnh.
b. Địa hình: Khánh Hồ là một trong những tỉnh cĩ địa hình đa dạng,
thấp dần từ tây sang đơng và phong phú với đầy đủ các thể loại địa hình: biển đảo, núi, đồng bằng… tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp để phát triển các loại hình du lịch.
c. Khí hậu: Khí hậu Khánh Hồ vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt
đới giĩ mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ơn hồ. Nhiệt độ trung bình năm là 260C, ánh sáng dồi dào. Mùa hè khơng bị oi bức, mùa đơng khơng quá lạnh. Do cĩ những vùng núi cao trên 1.000m nên cĩ các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ơn hồ mát mẻ quanh năm, khơng cĩ các hiện tượng thời tiết đặc biệt như giĩ nĩng, sương muối… thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi, hoạt động du lịch biển...
d. Thuỷ văn: Dãy Trường Sơn thuộc địa phận Khánh Hồ chạy gần sát
biển, do vậy các con sơng suối chảy qua tỉnh đều ngắn và dốc. Chiều dài trung bình của các con sơng từ 10 – 15km. Mật độ sơng, suối của Khánh Hồ là 0,5 – 1km/km2. Khánh Hồ cĩ 2 sơng lớn chảy qua là sơng Cái Nha Trang và sơng Cái Ninh Hồ. Trên các con sơng này đang hình thành các tour du lịch mới để thu hút và lưu giữ khách du lịch.
2.2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên
a. Tài nguyên du lịch biển – đảo: bao gồm Vịnh Nha Trang, Vịnh Vân
Phong, Bán đảo Đầm Mơn, Bãi biển Đại Lãnh, Bãi biển Dốc Lếch, Đầm Nha Phu, Vịnh và bãi biển Cam Ranh... thực sự là những kỳ quan thiên nhiên đẹp với khí hậu ơn hồ, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao
quanh, cĩ thể phát triển nhiều hoạt động du lịch như tổ chức hội nghị, tắm biển, vui chơi giải trí cao cấp, thể thao, bơi thuyền, câu cá, lặn biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao trên cát, tham quan đảo… và nhiều hoạt động khác.
b. Tài nguyên du lịch hang động, suối, thác
Tài nguyên du lịch hang động, suối, thác ở Khánh Hịa rất phong phú, cĩ thể kể ra đây bao gồm Suối Ba Hồ, Suối Hoa Lan, Suối khống nĩng Trường Xuân, Suối Tiên, Hịn Bà, Thác Yang Bay... nằm trên nhiều địa phương khác nhau ở Khánh Hịa. Các hang động, suối, thác vẫn cịn giữ nguyên nét hoang sơ, lãng mạn của sơng hồ, núi rừng. Do đĩ, đây là khu vực thích hợp phát triển du lịch sinh thái núi với các loại hình tham quan, nghiên cứu, vui chơi giải trí, thể thao… Bên cạnh đĩ, Khánh Hịa cịn cĩ
Trung tâm suối khống nĩng Tháp Bà nằm tại thành phố Nha Trang thật sự
mang lại cho du khách cảm giác thư giãn và phục hồi sức khoẻ sau những đợt dã ngoại mệt mỏi.
c. Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện cĩ là 186,5 nghìn.ha, trong đĩ
cĩ 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phịng hộ và 1,2% rừng đặc dụng. Độ che phủ của rừng là 38,5%, lớn nhất là huyện Khánh Vĩnh (65,4%), tiếp đến là huyện Khánh Sơn (45,9%), các huyện cịn lại đều dưới mức bình quân của tỉnh, thấp nhất là thành phố Nha Trang (10,8%), thị xã Cam Ranh (11,8%). Rừng là một thế mạnh của Khánh Hồ, song việc khai thác bừa bãi những năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt dẫn đến suy giảm cân bằng sinh thái.
2.2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
Bên cạnh sự nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là mảnh đất sinh sống của nhiều dân tộc anh em, tài nguyên nhân văn của Khánh Hịa cũng cĩ giá trị phục vụ du lịch.
a. Hệ thống các di tích: bao gồm Tháp Bà Pơ Nagar, Chùa Long Sơn,Viện Hải Dương Học, Bảo tàng tỉnh Khánh Hồ, Chợ Đầm, Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin, Di tích Am Chúa, Đàn đá Khánh Sơn ... nằm
ngay trong nội thành Nha Trang và các vùng phụ cận, tạo nên một quần thể điểm tham quan du lịch văn hố độc đáo. Hệ thống di tích này sẽ thích hợp với loại hình tham quan, nghiên cứu, vãn cảnh… đặc biệt đối với Chợ Đầm là điểm thu hút khách du lịch mua sắm hàng hố sau các kỳ nghỉ.
b. Các lễ hội: Bên cạnh các di tích, Khánh Hịa cũng cịn được biết đến như là nơi cĩ nhiều lễ hội nổi tiếng trong cả nước – một sản phẩm văn hĩa rất độc đáo. Các lễ hội như Lễ hội nghinh cá Ơng, Lễ hội Tháp Bà Pơ Nagar, Lễ hội Am Chúa... đều được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử
văn hố, là những yếu tố thuận lợi phát triển các loại hình du lịch tâm linh, tham quan, vãn cảnh trong những dịp đầu xuân.