Hình 2.3: Thu dịch vụ ròng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình áp dụng basel II vào quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41 - 51)

2.3 Đánh giá rủi ro và các công cụ quản trị rủi ro tại BIDV: 2.3.1 Rủi ro tín dụng:

Hiện nay hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập

chủ yếu cho ngân hàng. Năm 2010, thị trường vẫn còn xuất hiện khó khăn cùng chủ trương khống chế tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước không quá 25% buộc các ngân hàng phải hạn chế cho vay xuống mức cho phép. Để đối phó với những biến động của môi trường kinh doanh, vấn đề quản lý rủi ro được đặt lên hàng đầu. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, BIDV đã thực hiện một số cơng cụ quản trị rủi ro sau:

- Ban hành Sổ tay tín dụng quy định về chính sách tín dụng, quy trình cho vay và quản lý tín dụng, chính sách khách hàng, định giá tiền vay, bảo đảm tiền vay....mục đích nhằm chuẩn hóa việc tn thủ các quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng đồng

đều trong hệ thống.

- Chuyển đổi mơ hình tổ chức : với mục tiêu hiện đại hóa mơ hình hoạt động theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, từ tháng 9/2008 BIDV đã thực hiện chuyển đổi mơ hình tổ

chức theo đề án TA2 – đề án chuyển đổi mơ hình tổ chức BIDV giai đoạn 2007-2010

được xây dựng trên cơ sở khuyến nghị của các chuyên gia tư vấn thuộc Các chương trình

liên kết kỹ thuật nhằm hổ trợ tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2 – chuyển từ mơ hình phân tán theo chiều ngang (theo các mảng nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, dịch vụ) sang mơ

hình tập trung theo chiều dọc, phù hợp với cơ cấu tổ chức của một định chế tài chính hiện

đại, hướng vào khách hàng và hướng vào sản phẩm.Theo mơ hình mới mảng nghiệp vụ tín

dụng bao gồm ba khối:

Khối ngân hàng bán bn: chịu trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp lớn, các định chế tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khối ngân hàng bán bn khơng có thẩm quyền phê duyệt bất kỳ một khoản tín dụng nào, mọi

đề xuất phải thông qua Khối quản lý rủi ro – là nơi rà soát, phê duyệt các đề xuất tín dụng

của Khối ngân hàng bán bn

Khối ngân hàng bán lẻ : phụ trách các sản phẩm tín dụng và dịch vụ cho các khách hàng cá nhân và hộ gia đình

Khối quản lý rủi ro: chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các rủi ro tín dụng và các rủi

ro khác của ngân hàng, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đánh giá rủi ro

tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, định giá tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định và xử lý nợ xấu.

Khối tác nghiệp : là nơi hoàn tất các giao dịch sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và các điều kiện của hồ sơ giải ngân cho vay, bảo lãnh và trực tiếp thực hiện hạch toán kế toán.

Ưu điểm của mơ hình TA2 là khắc phục hạn chế của mơ hình trước khi chuyển đổi,

đó là chức năng quản lý rủi ro được thiết kế nằm trong các quy trình nghiệp vụ, quản lý

rủi ro sẽ là nơi phê duyệt trước khi nghiệp vụ kinh doanh thực sự tiến hành chứ không phải đứng ngồi quy trình thực hiện chức năng giám sát sau khi nghiệp vụ đã thực sự phát sinh, mơ hình mới vận hành theo nguyên tắc khơng có nhân viên nào vừa đàm phán với khách hàng lại vừa có trách nhiệm chi trả. Đây là sự bảo vệ rất cơ bản và mang tính nền tảng đối với ngân hàng, sẽ ln ln có hai người báo cáo cho hai khối khác nhau để cùng

thực hiện một khoản thanh tốn. Khối ngân hàng bán bn và bán lẻ hoạt động trên

nguyên tắc cơ bản là giao dịch, thương lượng với khách hàng nhưng không thể nhập dữ liệu vào tài khoản mà chỉ có thể tham khảo thơng tin về các tài khoản đó. Cịn các Khối

quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp hoạt động trên nguyên tắc cơ bản là không liên hệ với

khách hàng và có nhiêm vụ nhập dữ liệu vào tài khoản (trả tiền, nhận tiền và chuyển tiền), hổ trợ về rủi ro, tác nghiệp và tài chính.

Mục đích : phân loại nợ, trích lập dự phịng và phục vụ quản lý chất lượng tín dụng, kết quả xếp loại khách hàng là một trong những căn cứ ra quyết định cấp tín dụng và thực hiện chính sách khách hàng, góp phần giúp cho cơng tác quản trị kinh doanh của ngân hàng vững vàng khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Phương pháp xếp hạng: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ. Số lượng các chỉ tiêu nhỏ; thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ khác nhau đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau. BIDV xây dựng 3 hệ thống chấm điểm khác nhau cho 3 loại khách hàng chính là: tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng sau:

STT Mức xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA

Là khách hàng đặc biệt tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả rất cao và liên tục tăng trưởng mạnh; tiềm lực tài chính đặc biệt mạnh đáp ứng được tốt mọi nghĩa vụ trả nợ; Cho vay đối với khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

2 AA

Là khách hàng rất tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và tăng trưởng vững chắc; tình hình tài chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính

đã cam kết. Cho vay đối với khách hàng này có khả

năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

3 A

Là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng và có hiệu quả ; tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

4 BBB

khách hàng tương đối tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại cảnh; tình hình tài chính ổn định; Cho vay

đối với khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả

nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

5 BB

Là khách hàng bình thường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các điều kiện ngoại cảnh. Khách hàng này có một số yếu điểm về tài chính; về khả năng quản lý. Cho vay đối với khách hàng này có khả năng thu hồi

đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng

suy giảm khả năng trả nợ.

6 B

Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh hầu như khơng có hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn nhiều bất cập; Dư nợ vay của các khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

7 CCC

Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị khơng tốt, tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có các thay đổi về môi trường kinh doanh. Dư nợ vay của các khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

8 CC

Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết về trả nợ; Dư nợ vay của các khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

9 C

Là khách hàng rất yếu, kinh doanh thua lỗ và rất ít có khả năng phục hồi. Dư nợ vay của các khách hàng này có khả năng tổn thất rất cao.

10 D

Là khách hàng đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài và khơng cịn khả năng khôi phục. Dư nợ vay của các khách hàng này khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

Nguyên tắc chấm điểm: các trường hợp khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nhưng có tình hình tài chính yếu kém sẽ khơng được xếp ở nhóm hạng tốt nhất.

- Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước: Hiện nay, các tổ chức tín dụng đang thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Qua các đợt khảo sát

ở một số ngân hàng được đánh giá quản lý tốt, đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng

nội bộ nhưng theo đánh giá của những cán bộ chuyên môn của Vụ các ngân hàng thì các

ngân hàng đó vẫn chưa đủ diều kiện và cơ sở thực hiện việc phân loại nợ theo điều 7

(phân loại nợ theo phương pháp định tính ), việc phân loại này sẽ làm tăng mức trích dự

phịng rủi ro của ngân hàng nhưng giúp chất lượng tín dụng đạt theo chuẩn mực quốc tế.

BIDV đã căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình để trình Ngân hàng nhà nước chính sách dự phòng rủi ro và đã được chấp thuận phân loại nợ theo điều 7.

Các nhóm nợ:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được Ngân hàng

đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là khả

năng tổn thất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

Căn cứ vào kết quả của Hệ thống Xếp hạng Tín dụng Nội bộ, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:

Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%

Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20%

Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100% Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống Xếp hạng Tín dụng Nội bộ Phân loại Nhóm nợ AAA AA A Nợ nhóm 1 BBB BB Nợ nhóm 2 B CCC CC Nợ nhóm 3 C Nợ nhóm 4 D Nợ nhóm 5 Ghi chú: “Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. - Áp dụng chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp:

Tùy theo xếp hạng khách hàng mà BIDV sẽ có chính sách tín dụng khác nhau cụ thể

đối với cho vay đầu tư dự án: BIDV đáp ứng tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án và

khách hàng tham gia tối thiểu 15% tổng mức đầu tư của dự án. Về tài sản bảo đảm khách hàng được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 20%

đến 100%

Qua các biện pháp trên, hoạt động tín dụng của BIDV được điều hành chủ động, linh

hoạt, kịp thời đảm bảo hoạt động tín dụng vừa tăng trưởng cả về quy mơ lẫn chất lượng,

góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường.

Rủi ro hoạt động hay còn gọi là rủi ro tác nghiệp và được hiểu là rủi ro phát sinh do yếu tố con người (cẩu thả, gian lận), sự yếu kém trong hệ thống công nghệ, thông tin, sự sơ hở, yếu kém trong các quy định nghiệp vụ; hoặc từ những yếu tố bên ngoài.

Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro hoạt động trong hoạt động của các ngân hàng có

thể được khái quát như sau:

 Do cán bộ ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được ủy quyền hoặc

phê duyệt vượt quá thẩm quyền cho phép và khơng tn thủ theo quy định,quy trình nghiệp vụ của ngân hàng và các văn bản pháp luật hiện hành.

 Khơng tn thủ các quy định/ quy trình của hệ thống hỗ trợ

 Không chấp hành nội quy cơ quan, hợp đồng lao động và các văn bản pháp luật đối

với người lao động nơi cơng sở như: an tồn lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phịng chống tham nhũng.

 Có hành vi lừa đảo hoặc hành động phạm tội, câu kết với đối tượng bên ngoài nhằm

trục lợi cá nhân gây thiệt hại cho ngân hàng. Ngồi ra quy trình nghiệp vụ cịn nhiều bất cập, chưa hoàn chỉnh, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng

 Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin: Do dữ liệu không đầy đủ hoặc hệ thống bảo

mật thơng tin khách hàng khơng an tồn, do thiết kế hệ thống không phù hợp, gián đoạn hệ thống xử lý và phần mềm chương trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống lỗi thời, hoặc hỏng hóc hoặc khơng hoạt động. Ví dụ máy ATM tự động thực hiện, do vậy, đã có nhiều trường hợp khách hàng được trả tiền nhiều hơn bút toán ghi nợ hoặc ngược lại..

 Việc chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời, chưa hiệu quả hoặc chồng chéo gây khó

khăn, ách tắc cho bộ phận nghiệp vụ. Do cơ chế, quy chế về công tác hỗ trợ chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu hỗ trợ cho nghiệp vụ.

BIDV đã nhận thức được đây là loại rủi ro xảy ra khá thường xuyên trong hoạt động của ngân hàng nên đã thành lập Ban quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những sai sót trong q trình tác nghiệp, giúp ngân hàng tránh

những rủi ro và tổn thất, đồng thời ban hành Chính sách, quy định quản lý rủi ro tác

nghiệp với mục đích nhận diện, đo lường, giám sát và hạn chế tối đa rủi ro tác nghiệp

trong hệ thống BIDV, đảm bảo hoạt động kinh doanh của BIDV được an toàn và hiệu quả. Xác định trách nhiệm, quyền hạn và chức năng nhiệm vụ của cá nhân, tập thể trong công tác quản lý rủi ro tác nghiệp.

Kinh tế Việt Nam năm 2010 được nhận định sẽ cịn nhiều khó khăn, tuy nhiên BIDV sẽ tiếp tục chiến lược mở rộng mạng lưới ra nước ngoài, xây dựng nhiều sản phẩm, dịch vụ mới... nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Từ định hướng này, công tác quản lý rủi ro tại BIDV sẽ tiếp tục được cải tiến nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư cũng như phát triển hoạt động của Ngân hàng trên cơ sở an toàn và hiệu quả.

2.3.3 Rủi ro thị trường: Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất:

Từ đầu năm 2010 đến nay, do chính sách điều hành lãi suất của NHNN cộng với chương trình hổ trợ lãi suất vay vốn đối với các doanh nghiệp nhằm chống suy giảm kinh tế nên lãi suất huy động vốn của các ngân hàng đã dần dần ổn định và không quá 150% lãi

suất cơ bản (8%).Tuy nhiên, hiện nay lãi suất huy động đang có hiện tượng bất ổn cụ thể

là Một loạt các ngân hàng thương mại công bố áp dụng một mức lãi suất cao nhất cho hàng loạt các kỳ hạn gửi tiền ngay sau quyết định giữ nguyên lãi suất của cơ bản của Ngân hàng Nhà nước cho thấy biểu lãi suất huy động chung trên thị trường ngày càng có vấn đề. Những ngày trước khi NHNN có quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản 8% và giữa ngổn ngang những đồn đoán về việc có hay khơng việc điều chỉnh lãi suất cơ bản, biểu lãi suất huy động VND tại nhiều NHTM vẫn có được sự chênh lệch ít ỏi và mang nhiều tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình áp dụng basel II vào quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)