PHÚ HẢO HIẾU

Một phần của tài liệu Bác Hồ trong trái tim Miền Tây Nam bộ: Phần 2 (Trang 35 - 39)

Xã Long Điền, huyện Đông Hải (trước thuộc huyện Giá Rai), tỉnh Bạc Liêu là một vùng ruộng đất phì nhiêu, nhân dân có truyền thống canh điền vào hàng đầu của khu vực; là vùng đất có truyền thống đấu tranh chống cường quyền - lũ địa chủ cường hào, bọn quan lại tay sai bán nước và thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; là vùng đất có những phong trào đấu tranh nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ.

Long Điền nằm trên đường số 9 từ Giá Rai ra biển Đông, cách thị trấn Giá Rai 6km.

Ở phía tây bắc của Ủy ban nhân dân xã, có một khu đất rộng 4.880m2,cảnh quan rất đẹp, có đền thờ và ao sen, những hàng cây cổ thụ xanh tươi bao quanh.

Năm 1970, ông Tăng Văn Dừa hiến đất, vận động người dân xây dựng đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng 30-4-1975, người dân Long Điền rước Đức Thánh Trần vào thờ trong đình thần Long Điền, nơi thờ Thành hồng bổn cảnh.

đạo xã Long Điền quyết định lập đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và chọn ngày 2-9 là ngày truyền thống của xã. Khn viên nói trên được chọn làm nơi lập đền thờ Bác Hồ và nhà truyền thống của xã.

Khu đền xây dựng trước được tu sửa, kiến trúc lại. Chánh điện làm đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, diện tích trên 180m2, cao 5,5m, mặt đền quay hướng bắc, các cột bê tơng trịn đắp phù điêu rồng chầu cuốn bao quanh, trên nóc có gắn cặp rồng chầu bằng gốm. Đồ thờ và vật lễ được trưng bày cổ kính, trang trọng. Hai bên đông lang - tây lang của đền cũ, mỗi bên rộng gần 96m2, được tu sửa thành Nhà truyền thống

xã Long Điền.

Ao đầm được nạo vét, khơi thông, thả sen, thả cá.

Cây được trồng nhiều hơn, xanh tốt hơn, nhất là vào dịp Tết trồng cây.

Khu đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Long Điền là một thắng cảnh, là trung tâm hoạt động văn hóa, xã hội của xã, một địa chỉ lễ hội. Hằng năm, vào những ngày lễ hội sinh nhật Bác Hồ (19-5), lễ giỗ Bác Hồ (2-9), nhân dân tụ hội dâng hương, nhắc nhớ tiểu sử và công lao to lớn của Người; phát động thi đua sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Vào Ngày truyền thống xã Long Điền (2-9), tại đây tổ chức ôn lại lịch sử xây dựng quê hương, lịch sử đấu tranh 300 năm anh dũng kiên cường của xã; phát động toàn Đảng, toàn dân đoàn kết, phát huy truyền thống vẻ vang xây dựng quê hương giàu đẹp. Phần lễ trang trọng bao nhiêu thì phần hội vui tươi, tưng bừng bấy nhiêu. Những hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cuốn hút nhân dân cả khu vực.

Với lịng kính u Bác Hồ sâu sắc và lịng tự hào về quê hương giàu đẹp, anh hùng, trong những năm qua, toàn Đảng và toàn dân Long Điền đã dồn tâm sức xây dựng khu đền thờ Bác Hồ; tượng Bác, hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác được sưu tầm trưng bày ngày một phong phú; bảng vàng ghi công anh hùng liệt sĩ, hình ảnh cuộc đời hoạt động, công lao với quê hương đất nước của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Long Điền được sưu tầm giới thiệu làm khu đền thờ Bác Hồ ngày càng hấp dẫn các sinh hoạt cộng đồng.

Cơng trình đền thờ Bác Hồ đã được xây dựng gần 40 năm, do tác động của thiên nhiên nên cơng trình xuống cấp trầm trọng. Để bảo tồn và phát huy giá trị của đền, năm 2006, huyện Đông Hải và xã Long Điền có kế hoạch đầu tư xây dựng đền thờ Bác thiêng liêng và Nhà truyền thống vẻ vang

của xã trên mảnh đất có cảnh quan đẹp này thành điểm tham quan du lịch, vui chơi hấp dẫn. Các cơng trình mới được lập đề án xây dựng gồm: nhà bảo tàng, thư viện, sân khấu, sân bãi để luyện tập, biểu diễn và thi đấu các môn thể dục thể thao trên cạn, dưới nước. Nơi đây sẽ trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa - thể thao của vùng.

Năm 2007, huyện Đông Hải đầu tư giai đoạn 1 trên 600 triệu đồng để xây dựng các hạng mục cơng trình trên và sẽ tiếp tục đầu tư trong thời gian tới.

Ngày 2-9-2009, tại đền thờ Bác Hồ, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đông Hải long trọng tổ chức lễ báo công, dâng hương nhân kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi đồn về dự lễ đều có hoa, lễ vật dâng lên bàn

thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện tình cảm thiêng liêng tơn kính đối với Bác Hồ, là đạo lý truyền thống của người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn", "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”.

Một phần của tài liệu Bác Hồ trong trái tim Miền Tây Nam bộ: Phần 2 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)