NGUYỄN TRỌNG QUÝ

Một phần của tài liệu Bác Hồ trong trái tim Miền Tây Nam bộ: Phần 2 (Trang 73 - 77)

Tơi về xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp tìm đến nhà ơng Huỳnh Văn Đầy (Tư Tây), như để tìm thăm chiêm ngắm một “Bơng Hoa Đất” theo cách nói ví von của nhà giáo Phương Thanh, người đang dạy học ở Cao Lãnh, đất xoài cát ngon nức tiếng, người vừa viết một bài viết ngắn in trên chuyên trang Văn nghệ Cao Lãnh, cho tôi những chi tiết đầy ấn tượng về "Bông Hoa Đất" Tư Tây - Huỳnh Văn Đầy!

Ơng Tư đã gần chín chục tuổi, ông là một cán bộ cách mạng lão thành, người đã có 60 năm tuổi Đảng. Mấy chục năm nay, ngày nào cũng thấy ông băng qua hết lối này tới ngõ kia. Khi thấy ông ở Ủy ban nhân dân xã gặp các đồng chí lãnh đạo để bàn bạc công chuyện xã hội, tham mưu hiến kế nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh trật tự tại địa phương. Khi ơng ngồi với bà con trong xóm ấp để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân, cũng có khi ơng ngồi vận động nhân dân đóng góp công của xây dựng cầu đường, giúp đỡ các cháu con nhà nghèo hiếu học.

Ông Tư Tây tuổi cao, chân chậm, mắt mờ trên đường làng. Bên mình ơng là chiếc giỏ xách đựng nhiều thứ giấy tờ.

Trong giỏ có một thứ khơng thể thiếu, ln được ơng gìn giữ rất cẩn thận. Đó là những bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những người quen biết ông, hỏi lý do giữ ảnh, đã nghe ông trả lời rõ ràng từ lâu rồi:

- Để nhà nào có nhu cầu lập bàn thờ, hoặc treo là có tặng liền!

Tính ra, từ khi ông nghỉ hưu năm 1978 đến nay, số ảnh chân dung Bác Hồ ông đã tặng bà con lên tới 1.200 bức. Toàn bộ số tiền mua ảnh, tiền ép nhựa, tiền mua khung vô ảnh cho trang trọng từ tiền lương hưu của ông.

Ngồi trị chuyện với tơi một cách chân tình là một ơng già Nam Bộ. Ơng hiền từ, ít nói, ít cười cũng ít muốn bộc lộ về bản thân mình. Nghe chuyện, biết rõ ý định của tơi, ơng Tư hỏi:

- Chú có đọc bài viết về tôi in trong chuyên trang Văn nghệ Cao Lãnh rồi phải khơng? Đó, việc tơi làm có bấy

nhiêu, nói hết rồi. Tơi nhỏ nhẹ bày tỏ:

- Cháu muốn hỏi để biết thêm điều này: riêng về chuyện tình cảm với Bác Hồ kính yêu, chắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đánh Mỹ bác từng có những kỷ niệm, ký ức hay ấn tượng sâu sắc nào đó nên khiến bác tâm huyết như vậy?

Ông Tư ngồi trầm ngâm một hồi mới lên tiếng:

- Có chứ! Tơi đi theo cách mạng từ ngay sau tháng 8-1945, đi theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lúc đó chỉ nghe nói tên Người chớ đâu có thấy chân dung hình ảnh của Người như thế nào đâu. Chừng mấy năm sau khi tỉnh mình tổ chức lễ thành lập Mặt trận ở khu căn cứ, tôi được cử

đi dự. Thiệt là xúc động khi lần đầu tiên được nhìn thấy ảnh Bác Hồ - Bức chân dung thể hiện một con người mà chỉ mới nhìn thống qua đã có thể nhận ra nét cương nghị, tinh anh, bao dung, nhân ái. Lịng tin của tơi với Đảng, với Bác trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ càng ngày càng thêm bền chắc kể từ bữa đi dự lễ ấy.

Ông Tư chậm rãi hớp một ngụm trà. Rồi kể tiếp:

- Có một lần, đâu như năm 1950, trong một chuyến tơi đi cùng một đồng chí sang cù lao Tân Lộc, Thốt Nốt, Cần Thơ dự hội nghị, khi trở về, lúc đang vượt qua sông trên một chiếc xuồng nhỏ thì bị tàu Tây pha đèn phát hiện bắn xối xả. Chúng tơi phải bỏ xuồng lặn thốt thân. Khi vào được trong bờ thì trời đã gần sáng. Nhắm hướng chúng tơi biết mình đang ở một xóm thuộc khu vực xã đạo Hịa Hảo đất Lai Vung. Hết nguy hiểm này lại gặp nguy hiểm khác! Hồi ấy, nghe nói giữa Việt Minh với Hịa Hảo cịn đương có chuyện hiềm khích nhau, chúng tôi lấy làm ái ngại lắm. Đương lúc vừa lạnh vừa đói, tơi nảy ra ý nghĩ: Bà con mình dù theo đạo nào cũng là người Việt Nam, mất nước bị thằng Tây nó hà hiếp như nhau, cùng là người nông dân biết coi trọng nghĩa khí khi thấy người khác hoạn nạn, nên thử liều một phen xem sao. Chúng tơi mị mẫm tới một ngơi nhà lá nhỏ đang leo lét ánh đèn, bên trong thấy một ông già ngồi rị mọ nấu nước châm trà. Nhà khơng đóng cửa, chúng tơi bước vào. Ơng già ngẩng lên nhìn, hỏi:

- Mấy chú ở đâu? Tìm ai?

- Dạ! tụi cháu là dân đi bn, qua sơng bị chìm xuồng, ghé đây xin bác giúp đỡ.

Ông già chăm chú nhìn chúng tơi một hồi mới tiếp tục lên tiếng:

- Mấy chú cứ nói thiệt đi, bộ dạng mấy chú như thế này không giống người đi bn đâu. Lúc khuya tơi có nghe tiếng súng nổ rân trời. Có phải mấy chú là…?

Biết không giấu được ông già, tôi thú thiệt: - Dạ! Tụi cháu là cán bộ Cụ Hồ!

Ông già chợt à lên một tiếng, nét mặt tươi cười:

- Có vậy chớ! Tui mặc dù theo đạo Hòa Hảo, thờ Đức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng biết mấy chú theo Cụ Hồ đánh Tây giành độc lập cho dân mình, tui rất nể, nên việc gì phải giấu.

Rồi ông đứng dậy xăng xái đi tìm hai bộ quần áo khơ đưa cho chúng tơi thay, lại biểu vợ con đi bắt gà nấu cháo, sau đó cịn chỉ dẫn cách thức cho chúng tơi vượt qua đồn bót địch một cách an toàn. Từ đấy tơi càng hiểu: tình cảm kính u đối với Bác Hồ đâu chỉ có riêng ở những người đi theo Việt Minh như chúng tôi hồi ấy. Bởi vậy…

Trên nét mặt bác Tư Tây chợt nở nụ cười hiền hậu, chân thành. Ơng bảo mấy việc ơng làm không cần nhắc chi nhiều. Bất chợt ông vỗ tay vào cái giỏ:

- Nè! Chú có viết thì báo cho mọi người, ai cần ảnh Bác Hồ để thờ cứ kêu Tư Tây ở xã Bình Hàng Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp là có liền nhe!

Một phần của tài liệu Bác Hồ trong trái tim Miền Tây Nam bộ: Phần 2 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)