ĐINH ĐẰNG TRUNG THỰC

Một phần của tài liệu Bác Hồ trong trái tim Miền Tây Nam bộ: Phần 1 (Trang 46 - 49)

1. Địa điểm đồn Ông Trang nay thuộc xã Vân An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

ĐINH ĐẰNG TRUNG THỰC

Sau ngày Bác Hồ qua đời, tháng 12/1969, cán bộ nhân dân Rạch Dược, ấp 7B, xã Hiệp Tùng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, người góp cơng, người góp vật liệu xây dựng phủ thờ Bác Hồ để tưởng nhớ và tỏ lịng tơn kính đối với Người.

Phủ thờ Bác Hồ được xây dựng giữa một làng rừng, bằng cây gỗ của địa phương. Hằng ngày, cán bộ và nhân dân trong vùng căn cứ cách mạng này tới lui thăm viếng, chăm nom và nhang khói cho phủ thờ. Chiến tranh ác liệt, bà con nhân dân Rạch Dược vẫn quyết tâm bảo vệ phủ thờ. Nhưng rồi năm tháng trôi qua, đứng giữa mưa nắng, đạn bom của chiến tranh, phủ thờ Bác Hồ cũng dần dần xuống cấp, hư hao.

Từ năm 1976, mẹ Trần Thị Bái, lúc đó đang là cán bộ của Hội Phụ nữ xã Hiệp Tùng (tên cũ là xã Quách Văn Phẩm B, huyện Duyên Hải, tỉnh Cà Mau), đã lãnh trách nhiệm nhận tấm ảnh Bác và bộ lư hương ở phủ thờ về nhà thờ cúng Bác cho tới ngày hôm nay. Mẹ Trần Thị Bái nhớ lại:

- Lúc ấy nhà rất nghèo, đến nỗi khơng sắm nổi cái tủ thờ, buộc lịng mẹ phải cắm bốn cái cây trong nhà và để tấm ván

lên làm bàn thờ Bác Hồ.

Gần ba mươi năm, ngày nào mẹ Trần Thị Bái cũng cúng cơm nước, hương khói cho vong linh Bác Hồ một cách đều đặn. Những ngày sinh nhật Bác 19-5, ngày Bác từ trần 2-9, mẹ làm mâm cơm cúng trang trọng, tôn nghiêm như ngày giỗ ơng bà ruột thịt của mình. Mẹ thường nói với mọi người:

- Trong lịng tơi chỉ có Bác Hồ là hơn hết. Bác đã đưa gia đình tơi và cả dân tộc Việt Nam ra khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột, lầm than. Vì vậy, lúc nào tôi cũng tôn thờ Người, cầu nguyện cho anh linh của Người. Làm được điều đó, lịng tơi thanh thản vô cùng.

Mẹ Trần Thị Bái sinh ra từ một gia đình nơng dân ở tỉnh Hà Nam. Năm cơ bé Bái được 8 tuổi, gia đình nghèo khó quá, cha mẹ phải dứt ruột cho bé đi làm con ni ở thành phố Sài Gịn, một phương trời xa lạ. Cuộc đời của mẹ đã lớn lên trong cảnh khổ đau và đầy nước mắt.

Năm 16 tuổi, Trần Thị Bái xin cha ni cho mình tham gia hoạt động cách mạng, khi đó tham gia tổ chức Liên hiệp Cơng đồn Nam Bộ ở Khu 7, Khu 8, Khu 9…

Từ Sài Gòn, đường hoạt động của mẹ chuyển dịch vô Đồng bằng sông Cửu Long rồi gắn bó trọn đời mình với vùng đất của cực Nam Tổ quốc. Đến cuối đời, mẹ Trần Thị Bái mong muốn chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cho phép xây dựng một phủ thờ ở địa phương để bà con nhân dân trong vùng đến thăm viếng, chăm nom bàn thờ Bác.

Trần Thị Bái, một người có cuộc sống thật đẹp.

Kể về mẹ, chúng tôi muốn ghi lại rằng rừng xanh U Minh có một hình bóng chiến sĩ cách mạng, một cơng dân thương yêu, kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh thật cảm động. Người

ta trong phong tục dân gian lo hậu sự cha mẹ ông bà, cúng cơm hằng ngày một năm, còn mẹ Trần Thị Bái vượt qua thông lệ đó, cúng cơm, hương khói cho vong linh Bác Hồ hằng ngày mấy chục năm trời. Một tấm lòng yêu thương Bác vô vàn.

Một phần của tài liệu Bác Hồ trong trái tim Miền Tây Nam bộ: Phần 1 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)