NGÔ MINH CHÁNH

Một phần của tài liệu Bác Hồ trong trái tim Miền Tây Nam bộ: Phần 1 (Trang 49 - 51)

1. Địa điểm đồn Ông Trang nay thuộc xã Vân An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

NGÔ MINH CHÁNH

Chiến thắng oanh liệt của đội du kích ấp Kinh 17, chủ động đánh phủ đầu, bẻ gãy hoàn toàn cuộc càn quét của đại đội bảo an địch, bắn cháy một tàu sắt, diệt 29 tên, toàn đội du kích được biểu dương, 5 chiến sĩ được phong tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt ngụy", làm nức lòng nhân dân xã Tam Giang (lúc ấy là xã Tân Ân), nhân dân càng vững tin vào tinh thần chiến đấu, dũng cảm, ngoan cường của con em mình. Khơng thỏa mãn với thắng lợi, chi bộ và nhân dân Tam Giang tiếp tục hạ quyết tâm đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, lập thành tích to lớn hơn nữa để chào mừng ngày Quốc khánh của dân tộc 2-9-1969.

Nhưng từ làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi bản thông cáo đặc biệt làm đau xé lòng người, điều mà mọi người chưa bao giờ nghĩ tới, nhưng đó là sự thật - một sự thật đau đớn tột cùng - làm tê buốt lòng người: Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng, vị cứu tinh của dân tộc, người mà tồn dân vơ cùng kính mến - đã vĩnh viễn ra đi.

Trong những ngày tang lễ, từ xã đến ấp, từ cơ quan đơn vị đến gia đình, đâu đâu cũng lập bàn thờ trang trọng, tổ chức nhận băng tang Bác và dành những giây phút thiêng liêng

nhất để tưởng niệm và khắc ghi công ơn như trời cao biển rộng của Người. Những ông cha, bà mẹ đầu bạc phơ đến nhận băng tang, tay run run đốt từng nén nhang, nức nở nghẹn ngào!

Xóm tản cư ở ngọn rạch Nhà Hội chỉ cách đồn giặc ở vàm Kinh 17 khoảng 1.000m, những lúc trời êm gió lặng, tiếng gà gáy có thể lọt tới tai bọn giặc; một số hộ nuôi gà trống phải làm cái "chống" cho gà mang ở cổ, để gà không thể ngẩng đầu lên gáy được. Vậy mà bà con ở đây vẫn kiên quyết lập cho bằng được đền thờ Bác, để có Bác ở bên cạnh cùng Chi bộ Đảng và quân dân Tam Giang thực hiện bằng được lời dạy của Bác: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy

nhào".

Cuối năm 1969, đồng chí Năm Thới họp một số cơ bác ở đây bàn bạc việc cất đền thờ Bác. Các bà mẹ đã khóc nức nở khi nghe kể lại cuộc đời hoạt động của Bác, tất cả đều nhất trí khởi cơng dựng đền vào ngày 25-12-1969 (âm lịch) để kịp rước Bác đón giao thừa. Thế nhưng gặp trở ngại, hai ngày sau, ngày 27 mới tiến hành được. Toàn dân chung sức, người đốn cây, người đập vỏ, cưa, đục, đẽo, bào cột kèo đòn tay, người làm lá, giăng vách. Không ai phải nhắc nhở ai, mọi người đều quyết tâm làm vừa nhanh vừa đẹp vừa kỹ lưỡng. Với lịng thành kính nhớ ơn Bác Hồ, bà con thắp đèn làm cả đêm, các tay súng bố trí gác máy bay, canh chừng đánh địch ruồng bố.

Đúng ngày 29 Tết, cơng trình hồn thành. Đền thờ được cất bằng cây lá của quê xứ thân thuộc nhưng đầy trang trọng, gói trọn tấm lịng kính u vơ hạn của người dân Tam Giang đối với Bác. Ông Nguyễn Trung Trực, tuy không phải là họa

sĩ nhưng có chút năng khiếu cầm cọ và tâm huyết từ lịng kính trọng thiêng liêng của mình, đã nhận trách nhiệm họa ảnh Bác và đã hoàn thành bức chân dung Bác vừa đạt yêu cầu vừa đúng thời gian.

Chiều 29 Tết, từng đồn xuồng ở các xóm ấp xung quanh Nhà Hội, Bông Súng lặng lẽ kéo tới. Ảnh Bác được rước về đặt giữa ngôi đền. Từng người một đốt nhang cúi đầu tưởng niệm nghẹn ngào. Mọi người ngồi quây quần quanh ảnh Bác như đàn con lâu ngày tụ họp về quanh cha. Mỗi người một chuyện, nhắc lại công lao to lớn và tình cảm sâu sắc của Bác đối với nhân dân cả nước và đồng bào miền Nam. Người kể lại những ngày Bác ở Sài Gịn ra đi tìm đường cứu nước, nhận làm phụ bếp trên chiếc tàu Pháp, rồi sang châu Phi, châu Âu, châu Mỹ... rồi Bác bị bắt, bị đày khắp các nhà lao, những ngày Bác sống ở hang Pác Bó... Đặc biệt, khi nhắc lại những lời Bác nói với đồng bào Nam Bộ: "Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào cịn chịu khổ, là một ngày tơi ăn không ngon, ngủ không yên..."1, ai ai cũng thấy lịng mình se thắt lại. Bác thương yêu miền Nam mình quá. Tiếc vì miền Nam chưa được giải phóng để rước Bác vào thăm, để đồng bào miền Nam được một lần gặp Bác, để Người ra đi được yên lòng.

Giờ khắc nặng nề, buồn bã đi qua. Màn đêm chìm khắp cánh rừng u tịch. Tiếng khỉ réo gọi nhau văng vẳng từ xa vọng lại đến nao lịng. Tiếng bìm bịp kêu như âm thanh phát ra từ trong lòng đất nhắc nhở khách lữ hành đừng bỏ lỡ chuyến đi. Tiếng chng Đài Tiếng nói Việt Nam báo hiệu

Một phần của tài liệu Bác Hồ trong trái tim Miền Tây Nam bộ: Phần 1 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)