Tổng hợp mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại nhân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đồng nai (Trang 34 - 37)

4.3. Mơ hình hồi quy logistic các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng cá nhân tại VSB Đồng Nai của các khách hàng cá nhân tại VSB Đồng Nai

4.3.1. Ma trận tương quan và kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến

Một phương pháp chung để đánh giá giá trị phân biệt là kiểm nghiệm ma trận tương quan cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả hệ số tương quan nhỏ hơn 0,85 chỉ ra rằng giá trị phân biệt có khả năng tồn tại giữa 2 biến (John và Benet-Martinez, 2000). Bảng ma trận tương quan tóm tắt mối tương quan thống kê Spearman’s Rho giữa các biến được giải thích. Tất cả hệ số

tương quan tuyệt đối giữa các biến tối đa là 0,600 nghĩa là không vượt quá hệ

số điều kiện 0,85. Điều đó chứng minh rằng giá trị phân biệt đã đạt được. Hay

nói cách khác, các thang đo trong nghiên cứu này đã đo lường được các khái

niệm nghiên cứu khác nhau.

(Xem phụ lục 1, mục 1: Ma trận tương quan)

Ma trận tương quan cho thấy các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của

khách hàng có tương quan với nhau.

+ Biến Tuổi tương quan cùng chiều với biến thời gian làm công việc (r = 0.273; p<0,05), vì vậy nếu tuổi của khách hàng càng tăng thì thời gian làm cơng việc càng tăng theo và ngược lại.

+ Biến học vấn có tương quan cùng chiều đáng kể với biến nghề nghiệp (r = 0.469; p<0,05) nghĩa là một khách hàng có học vấn càng cao thì có nghề nghiệp được đánh giá điểm càng cao và ngược lại.

+ Biến thời gian cơng tác có liên quan đáng kể đến biến nhà ở (r = 0.418; p<0,05) nghĩa là khách hàng có thời gian cơng tác tăng thì khả năng có nhà ở cũng càng tăng và ngược lại.

+ Biến thời gian làm công việc hiện tại có liên quan thuận đáng kể đến biến thu nhập cá nhân (r = 0.310; p<0,05) nghĩa là khách hàng có thời gian làm cơng việc tăng thì thu nhập của khách hàng đó cũng càng tăng và ngược lại.

+ Biến gia đình có liên quan nghịch đáng kể đến biến dư nợ tại ngân hàng (r = -0.216; p<0,05) nghĩa là khách hàng có gia đình thì khả năng dư nợ của khách hàng đó cũng càng giảm và ngược lại.

+ Biến thu nhập cá nhân có liên quan đáng kể đến biến tiền gửi (r = 0.235; p<0,05) nghĩa là khách hàng có thu nhập cá nhân càng tăng thì lượng tiền gửi vào ngân hàng cũng càng tăng và ngược lại.

4.3.2. Mơ hình hồi quy logistic các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng cá nhân tại VSB Đồng Nai nợ của các khách hàng cá nhân tại VSB Đồng Nai

Tiến hành hồi quy logistic 15 biến độc lập với biến phụ thuộc là khả

năng trả nợ theo 2 cách sau:

4.3.2.1. Mơ hình tổng thể (Mơ hình 1)

* Ước lượng các tham số của mơ hình

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS với phương pháp đưa biến trực tiếp vào mơ hình (Enter), ta đưa tất cả 15 biến vào mơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại nhân hàng liên doanh việt thái chi nhánh đồng nai (Trang 34 - 37)