Sơ lược hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agriseco) (Trang 34)

Năm 2012 vừa qua, có thể nói là năm đánh dấu nhiều biến cố mang tính chất sống còn cùa nhiều công ty chứng khoán.

Cụ thể, trong năm 2012, có 11 công ty chứng khoán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt do không đáp ứng được chỉ tiêu an toàn tài chính theo thông tư 226/2012/TT-BTC và thông tư 165/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính. Nguồn vốn khả dụng/tổng rủi ro của các công ty chứng khoán này đều dưới 120%, theo quy định thì chỉ có 4 tháng để các CTCK khắc phục tình trạng này nếu không sẽ bị đình chỉ hoạt động. Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 2 công ty là VNSC và DNSC trong 6 CTCK đến hạn khắc phục là ra khỏi diện bị kiểm soát đặc biệt. Đặc biệt có công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn thương tín sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc vào ngày 25/3/2013. Theo thống kê sơ bộ, ước tính có tới 10 CTCK rút nghiệp vụ môi giới. Có thể kể ra các CTCK tự nguyện rút môi giới, như SVSC, Đông Dương hay những CTCK bị bắt buộc rút môi giới, như TSS, SME. Một số CTCK như TAS, GBS bị tạm đình chỉ hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ, đình chỉ giao dịch do mất khả năng thanh toán.

Ngoài ra cũng trong năm 2012, hoạt động của các CTCK bị siết mạnh. Trong đó, đáng chú ý là Thông tư 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính yêu cầu CTCK phải thực hiện báo cáo tài chính bán niên và soát xét, báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng định kỳ. Mới đây nhất, Thông tư 165/2012/TT-BCT của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/12/2012 đã rút ngắn thời gian kiểm soát đặc biệt của các CTCK trong diện này, thêm diện CTCK bị kiểm soát đặc biệt.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã công bố thống kê thị phần môi giới trong quý IV/2012 giữa các công ty chứng khoán thành viên. Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM (HSC) tiếp tục dẫn đầu với thị phần đạt 12,85%, tăng 3% so với quý III. Đây là quý thứ 3 liên tiếp HSC dẫn đầu về thị phần môi giới trên sàn TP.HCM.

SVTH: Huỳnh Nhật Long CK02-K35 Bảng 2.1: Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu sàn TP.HCM quý IV/2012

Stt Tên Công ty Chứng khoán Tên viết tắt Thị phần 1 Công ty cồ phần chứng khoán

TPHCM

HSC 12.85%

2 Công ty cồ phần chứng khoán Sài Gòn

SSI 0.42%

3 Công ty TNHH chứng khoán ACB ACBS 7.76%

4 Công ty cồ phần chứng khoán Bản Việt VCS 6.68% 5 Công ty cồ phần chứng khoán Rồng Việt VDSC 4.81% 6 Công ty cồ phần chứng kho n MayBank Kim Eng

MBKE 4.38% 7 Công ty cồ phần chứng khoán MB MBS 3.81% 8 Công ty cồ phần chứng khoán Tầm nhìn HRS 3.71% 9 Công ty cồ phần chứng khoán FPT FPTS 3.43% 10 Công ty cồ phần chứng khoán VNDirect VNDS 3.05%

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM ( www.hsx.vn )

Tương tự như các quý trước của năm 2012, hơn 55% thị phần môi giới chứng khoán sàn TP.HCM thuộc về 10 công ty thuộc top đầu. Top 3 không thay đổi so với quý III, nhưng trong khi HSC tăng trưởng nhẹ thì 2 vị trí kế tiếp là Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Chứng khoán ACB (ACBS) đều giảm thị phầm nắm giữ.

Nhóm 7 công ty xếp sau có thị phần khá đồng đều, trong đó, công ty ở vị trí cuối cùng là chứng khoán VNDirect (VNDS) chỉ có môi giới khoảng 3,05% lượng giao dịch quý

IV/2012. Tuy giảm so với quý trước nhưng ít nhất VNDS còn ở lại với Top 10, trong khi các công ty xếp trên là Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và Chứng khoán Ngân hàng

Công Thương đều đã phải nhường chỗ cho 2 cái tên mới là Rồng Việt và Tầm Nhìn. Bảng 2.2 Top 10 thị phần môi giới trái phiếu sàn TP.HCM quý IV/2012.

STT Tên CTCK Tên viết tắt Thị Phần

1 Công ty TNHH Chứng khoán NH Ngoại thương Việt Nam

VCBS 78.436%

2 Công ty TNHH Chứng khoán NH Việt Nam Thịnh Vượng

VPBS 9.239%

3 Công ty cồ phần chứng khoán TPHCM HSC 8.802%

4 Công ty cồ phần chứng khoán MB MBS 3.520%

5 Công ty TNHH chứng khoán ACB ACBS 0.002%

Nguồn: sở giao dịch chứng khoán TP.HCM ( www.hsx.vn )

Riêng với thị trường trái phiếu, quý IV chỉ có 5 công ty tham gia môi giới, bằng một nửa so với quý II/2012. Trong đó, Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (VCBS) chiếm thị phần áp đảo, tới 78,43%. Tham gia môi giới ít nhất trong phân khúc này là ACB với vỏn vẹn 0,002%.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agriseco) (Trang 34)