Xung đột công việc – gia đình đã đƣợc biết đến từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam nó vẫn còn khá mới mẻ. Ở mức độ tổ chức, WFC có tác động nguy hại đến thỏa mãn công việc, gắn kết tổ chức, năng suất sản xuất, và tỷ lệ vắng mặt. Ở mức độ cá nhân, WFC liên quan đến tình trạng kiệt sức, vấn đề sức khoẻ tinh thần, ngƣợc đãi, suy giảm chức năng gia đình của nhân viên (Lingard và cộng sự, 2007a). Do đó, nghiên cứu WFC là cần thiết để hiểu rõ tâm tƣ nguyện vọng của nhân viên đồng thời phát hiện sớm những mối đe dọa đến sự bền vững của tổ chức. Qua đó, tổ chức đƣa ra những giải pháp giúp nhân viên hạn chế WFC, nhân viên khỏe mạnh, đời sống gia đình phong phú sẽ có thêm nhiều nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức, nâng cao năng suất, thỏa mãn công việc và gắn bó với tổ chức lâu dài.
Theo quan điểm văn hóa truyền thống của các nƣớc, đặc biệt là nƣớc phƣơng Đông nhƣ Việt Nam, phụ nữ phải gắn liền với việc nội trợ, chăm sóc gia đình, ni dạy con cái. Do đó, khi đi làm, phụ nữ trải qua WFC nhiều hơn nam giới. Trong luận văn này, tác giả thực hiện nghiên cứu vấn đề WFC đối với lao động nữ tại Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu cảm nhận của chị em phụ nữ về WFC và các yếu tố gây ra WFC theo các chị em cảm nhận. Dựa trên lý thuyết của Frone và cộng sự (1997) và mơ hình nghiên cứu của Lingard và Francis (2007b), tác giả đƣa ra 2 mơ hình nghiên cứu. Mơ hình 1 gồm các giả thuyết: các yếu tố khía cạnh cơng việc gồm: Thời gian dành cho công việc, Quá tải công việc và Chai lỳ cảm xúc tác động đến WFC qua WIF. Mơ hình 2 gồm các giả thuyết: các yếu tố khía cạnh gia đình gồm: Thời gian dành cho gia đình, Căng thẳng quan hệ gia đình và Số con tác động
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định tính, định lƣợng (bằng phần mềm SPSS 16.0) để phân tích các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả khảo sát thu đƣợc 221 bảng trả lời hợp lệ. Kết quả phân tích định lƣợng chấp nhận cả 3 giả thuyết của mơ hình 1. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây (Frone và cộng sự, 1997; Lingard và Francis, 2007b; Sabil và Marican, 2011; Fu và Shaffer, 2001). Trong đó, các yếu tố khía cạnh cơng việc là căng thẳng cơng việc gồm quá tải và chai lỳ cảm xúc tác động mạnh đến WIF. Thời gian dành cho công việc cũng tác động đến WIF nhƣng mức độ thấp hơn 2 yếu tố kia, có thể vì đặc điểm mẫu là các chị em làm công việc hành chánh văn phòng, thời gian thƣờng cố định, ít thay đổi và ít tăng ca. Kiểm định mơ hình 2 cho kết quả chấp nhận 1 giả thuyết của mơ hình 2. Điều này cũng đúng với kết quả nghiên cứu của Lingard và Francis (2007b). Trong đó, các yếu tố khía cạnh gia đình có Căng thẳng quan hệ gia đình có tác động đến FIW, riêng 2 giả thuyết Số con và Thời gian dành cho gia đình tác động đến FIW khơng đƣợc chấp nhận. Ngun nhân có thể vì đặc điểm mẫu gồm phần lớn các chị em chƣa có gia đình, chƣa có con, khơng cần nhiều thời gian cho các cơng việc gia đình nên khơng cảm thấy thời gian dành cho gia đình và số con là những vấn đề căng thẳng. Tuy hai yếu tố này có có ý nghĩa thống kê nhƣng chúng vẫn có thể có tác động đến FIW, do đó, khơng nên loại bỏ chúng trong mơ hình nghiên cứu.