.Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cộng đồng thực hành và sự trao quyền về mặt tâm lý đến kết quả thực hiện cá nhân (Trang 32 - 36)

Quan hệ mạng lưới Cấu hình mạng lưới Tổ chức thích hợp Qui tắc chung Tin tưởng lẫn nhau Sự gắn bó Nghĩa vụ Ngơn ngữ chung Những câu chuyện chung Tự chủ

Tự tin có hiệu quả

Có ý nghĩa Ảnh hưởng được nhận thức Thực hiện công việc Thực hiện sáng tạo H1.2+ H2.2+ H3.2+ H4.2+ H5.2+ H6.2+ H8.2+ H9.2+ H10.2+ H11.2+ H12.2+ H13.2+ H1.1+ H2.1+ H3.1+ H4.1+ H5.1+ H6.1+ H7.1+ H8.1+ H9.1+ H10.1+ H11.1+ H12.1+ H13.1+

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày các khái niệm về cộng đồng thực hành, sự trao quyền về mặt tâm lý và kết quả thực hiện cá nhân. Một cộng đồng thực hành của một cá nhân là bất cứ một nhóm chính thức hay phi chính thức nào mà từ đó họ thu được tri thức hoặc chia sẻ tri thức liên quan đến công việc của họ. Trao quyền về mặt tâm lý là sự thúc đẩy công việc nội tại thể hiện trong bốn nhận thức: có ý nghĩa, tự tin có hiệu quả, tự chủ và sự ảnh hưởng được nhận thức. Kết quả thực hiện cá nhân được đo lường qua hai yếu tố: thực hiện công việc, thực hiện sáng tạo. Thực hiện công việc được xem xét thông qua ba yếu tố: hiệu quả, hiệu suất và kịp thời. Thực hiện sáng tạo được xem như là sự ứng dụng kiến thức một cách sáng tạo của cá nhân trong công việc, để tạo ra những tác phẩm mới lạ hay những qui trình có giá trị với tổ chức.

Đồng thời chương này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa các khái niệm trên, để từ đó đề xuất ra mơ hình nghiên cứu gồm 18 giả thuyết.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ tiếp tục giới thiệu về qui trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá thang đo và mô tả qui trình nghiên cứu.

3.1. Qui trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ các công cụ đo lường là một thành phần quan trọng trong việc giảm thiểu sai số đo lường trong một nghiên cứu khảo sát (Mangione, 1995). Shahnawaz Muhammed (2006) đã hiệu chỉnh lại các thang đo cộng đồng thực hành, sự trao quyền về mặt tâm lý và kết quả thực hiện cá nhântrên cơ sở các nghiên cứu củaNahapiet & Goshal (1998); Spreitzer (1995), Oldham &Cummings (1996) và Janz & Prasarnphanich (2003). Tác giả đã kế thừa các thang đo này sau khi xét thấy nội dung phù hợp với mục tiêu của đề tài.

Các thang đo được dịch thuật và đưa vào bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu sơ bộ. Bảng câu hỏi được xây dựng qua ba giai đoạn nhằm đảm bảo thông tin thu thập đáng tin cậy.

Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mơ hình lý thuyết. Bảng câu hỏi thơ được thiết kế gồm 58 câu hỏi nghiên cứu chính tương ứng với 58 biến khảo sát, trong đó có 32 biến đo lường các yếu tố của cộng đồng thực hành, 16 biến đo lường sự trao quyền về mặt tâm lý và 10 biến đo lường kết quả thực hiện cá nhân.

Giai đoạn 2: Đánh giá nội dung bảng câu hỏi bằng cách trao đổi trực tiếp với 10 đối tượng mục tiêu. Cụ thể các đối tượng được yêu cầu đánh giá mức độ rõ ràng và phù hợp của các câu hỏi, mức độ rõ ràng của các hướng dẫn theo thang điểm tăng dần từ 1 đến 3.

Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh lại nội dung các câu hỏi dựa trên kết quả ở giai đoạn 2 và hoàn tất bảng câu hỏi khảo sát. Theo ý kiến đóng góp của 10 đối tượng khảo sát, trong cộng đồng của họ các thành viên trao đổi thẳng thắn với nhau. Cách nói ẩn dụ, kể chuyển hầu như khơng có. Do nội dung khơng phù hợp với thực tế như vậy nên có 4 biến thuộc thang đo đặc điểm nhận thức của cộng đồng thực hành bị loại bỏ. Thêm vào đó 80% người tham gia có ý muốn nhận kết quả từ cuộc nghiên cứu. Xét thấy đây là yêu cầu chính đáng và cũng là điểm thu hút để các đối tượng tích cực trả lời nên tác giả đã thêm phần yêu cầu nhận thông tin kết quả đề tài vào cuối bảng câu hỏi.

3.1.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi điều tra. Mẫu điều tra gồm 300 nhân viên có tham gia vào cộng đồng thực hành, hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị của các thang đo, tác giả đã khảo sát thử với 50 nhân viên thuộc đối tượng mục tiêu nhằm đánh giá lại các thang đo.Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 7 mức độ: từ 1 điểm - thể hiện mức độ Rất ít/Rất khơng đồng ý, đến 7 điểm - thể hiện mức độ Rất nhiều /Rất đồng ý. Mỗi câu là một phát biểu có nội dung về cộng đồng thực hành, sự trao quyền về mặt tâm lý và kết quả thực hiện cá nhân. Bảng câu hỏi thử được thiết kế gồm 54 câu hỏi nghiên cứu chính tương ứng với 54 biến khảo sát, trong đó có 28 biến đo lường các yếu tố của cộng đồng thực hành, 16 biến đo lường sự trao quyền về mặt tâm lý và 10 biến đo lường kết quả thực hiện cá nhân.

Kết quả, có 10 biến quan sát của thang đo cộng đồng thực hành không đạt yêu cầu về hệ số tương quan biến tổng (<0.3) và trọng số nhân tố (<0.5). Sau khi xem xét giá trị nội dung, tác giả đã quyết định loại các biến này trong nghiên cứu chính thức. Tổng số biến quan sát cịn lại 44, gồm 18 yếu tố thuộc cộng đồng thực hành, 16 yếu tố thuộc sự trao quyền về mặt tâm lý và 10 yếu tố thuộc kết quả thực hiện cá nhân.

Sau khi điều chỉnh thang đo từ kết quả nghiên cứu thử, tác giả đã xây dựng hồn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức, phục vụ cho công việc phỏng vấn hàng loạt gồm:

H7.2+

H3.1+

H5.1+

H9.1+

- Giới thiệu về bản thân và mục đích nghiên cứu;

- Câu hỏi sàng lọc đối tượng trả lời;

- Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi;

- Câu hỏi nghiên cứu;

- Thông tin chung về người được phỏng vấn;

Thực hiện sáng tạo H1.2+ H2.2+ H3.2+ H4.2+ H5.2+ H6.2+ H8.2+ H9.2+ H4.1+ H6.1+ H7.1+ H8.1+ Quan hệ mạng lưới Cấu hình mạng lưới Qui tắc chung Tin tưởng lẫn nhau Ngôn ngữ chung Tự chủ

Tự tin có hiệu quả

Có ý nghĩa Ảnh hưởng được nhận thức Thực hiện công việc H1.1+ H2.1+

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cộng đồng thực hành và sự trao quyền về mặt tâm lý đến kết quả thực hiện cá nhân (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)