Sau nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ, các giả thuyết nghiên cứu được điều chỉnh như sau:
- H1.1: Quan hệ mạng lưới trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết
quả thực hiện công việc của cá nhân.
- H2.1: Cấu hình mạng lưới trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết
quả thực hiện công việc của cá nhân.
- H3.1: Các qui tắc chung trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết
quả thực hiện công việc của cá nhân.
- H4.1: Sự tin tưởng lẫn nhau trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết
quả thực hiện công việc của cá nhân.
- H5.1: Ngôn ngữ chung trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả
thực hiện công việc của cá nhân.
- H6.1: Yếu tố tự chủ có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện công việc
của cá nhân.
- H7.1: Yếu tố tự tin có hiệu quả có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện
công việc của cá nhân.
- H8.1: Yếu tố ảnh hưởng được nhận thức có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả
thực hiện công việc của cá nhân.
- H9.1: Yếu tố có ý nghĩa có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện công
việc của cá nhân.
- H1.2: Quan hệ mạng lưới trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết
quả thực hiện sáng tạo của cá nhân.
- H2.2: Cấu hình mạng lưới trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết
quả thực hiện sáng tạo của cá nhân.
- H3.2: Các qui tắc chung trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết
quả thực hiện sáng tạo của cá nhân.
- H4.2: Sự tin tưởng lẫn nhau trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết
- H5.2: Ngơn ngữ chung trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả
thực hiện sáng tạo của cá nhân.
- H6.2: Yếu tố tự chủ có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện sáng tạo
của cá nhân.
- H7.2: Yếu tố tự tin có hiệu quả có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện
sáng tạo của cá nhân.
- H8.2: Yếu tố ảnh hưởng được nhận thức có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả
thực hiện sáng tạo của cá nhân.
- H9.2: Yếu tố có ý nghĩa có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện sáng
tạo của cá nhân.
3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua các công cụ sau:
3.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach alpha
Phân tích hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại các biến khơng phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach alpha nhỏ hơn 0.6 sẽ đuợc xem xét loại (Hoàng Trọng &Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Tuy nhiên, cần lưu ý là việc quyết định loại bỏ một biến nào đó không chỉ đơn thuần dựa vào các số liệu thống kê mà còn phải xem xét giá trị nội dung của khái niệm (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng để xác định giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thang đo đạt được giá trị phân biệt nếu số lượng nhân tố trích được phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo; thang đo đạt được giá trị hội tụ khi trọng số nhân tố tối thiểu bằng 0.5, chênh lệch trọng số nhân tố ít nhất bằng 0.3; tổng phương sai trích đạt từ 0.5 trở lên.
Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue - đại điện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại ra khỏi mơ hình (Garson 2003).
3.2.3. Phân tích hồi qui và kiểm định mơ hình
Để kiểm định hai mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu, cụ thể là giữa cộng đồng thực hành và kết quả thực hiện cá nhân; giữa sự trao quyền về tâm lý và kết quả thực hiện cá nhân, tác giả sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan Pearson, được kí hiệu bằng chữ “r”, giá trị trong khoảng -1 ≤ r ≤ +1. Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến, ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến khơng có mối liên hệ tuyến tính.
|r| → 1: quan hệ giữa hai biến càng chặt |r| → 0: quan hệ giữa hai biến càng yếu
Mức ý nghĩa“sig” của hệ số hồi qui, cụ thể như sau: • ≤ 5 % : có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
• ≤ 1 % : có ý nghĩa thống kê ở mức 1% • >5 % : có ý nghĩa thống kê ở mức trên 5%
Trước khi phân tích hồi qui bội, tác giả tiến hành kiểm tra các giả thuyết: dùng VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Tiếp theo, sử dụng phương pháp bình phương bé nhất OLS với mơ hình đồng thời ENTER để ước lượng các trọng số hồi qui thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS. Tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan đến các biến được đưa vào trong mơ hình.
3.3. Thiết kế nghiên cứu 3.3.1. Đối tượng khảo sát 3.3.1. Đối tượng khảo sát
Nhằm mục đích đảm bảo cơ sở lý luận cho việc khảo sát, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, đối tượng được chọn lựa để tiến khảo sát làcác trưởng nhóm và thành viên tích cực của các cộng đồng thực hành. Tiếp theo, trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, đối tượng khảo sát là các nhân viên có tham gia vào cộng đồng thực hành, hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
3.3.2. Cách thức khảo sát
Việc khảo sát được tiến hành bằng bảng câu hỏi gửi trực tiếp đến các đối tượng mục tiêu.
3.3.3. Qui mô và cách thức chọn mẫu
Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, việc thăm dò và trao đổi được thực hiện với 10 đối tượng thông qua việc lựa chọn đích danh cá nhân. Cụ thể gồm, năm trưởng nhóm của các cộng đồng thực hành vốn là người quen của tác giả và năm thành viên tích cực trong các cộng đồng đó (do trưởng nhóm giới thiệu).
Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, bảng câu hỏi được gửi tới các nhân viên có tham gia vào cộng đồng thực hành, hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Về kích thước mẫu: Theo Hair và các cộng sự (2006) để sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Các thang đo trong luận văn có số biến là 44, như vậy mẫu nghiên cứu cần có khoảng 220 người (44x5). Để dự phòng chonhữngbảng trả lời không hợp lệ, tác giả tiến hành thu thập 300 mẫu trả lời.
3.4. Xây dựng thang đo
3.4.1 Quá trình xây dựng thang đo
Việc xây dựng thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được thực hiện qua các bước sau:
- Lựa chọn các thang đo nghiên cứu: Shahnawaz Muhammed (2006) đã hiệu chỉnh lại các thang đo cộng đồng thực hành, sự trao quyền về mặt tâm lý và kết quả thực hiện cá nhân trên cơ sở các nghiên cứu củaNahapiet & Goshal (1998); Spreitzer (1995), Oldham &Cummings (1996) và Janz & Prasarnphanich (2003). Tác giả đã kế thừa các thang đo này sau khi xét thấy nội dung phù hợp với mục tiêu của đề tài và điều kiện nghiên cứu; - Dịch thuật thang đo;
- Nghiên cứu sơ bộ thang đo bằng phương pháp định tính;
- Khảo sát thử để đánh giá tính phù hợp của các yếu tố trong thang đo trước khi nghiên cứu chính thức với mẫu lớn;
3.4.2. Thang đo cộng đồng thực hành
Thang đo về cộng đồng thực hành được xây dựng bởi Nahapiet & Goshal (1998) gồm 9 thang đo, đo lường 3 đặc điểm của cộng đồng thực hảnh (xem bảng 2.2) qua 98 biến quan sát. Shahnawaz Muhammed (2006) đã hiệu chỉnh lại các thang đo này, vẫn là 9 thang đo, đo lường 3 đặc điểm của cộng đồng thực hảnh nhưng chỉ qua 32 biến quan sát. Sau khi xem xét giá trị nội dung và độ tin cậy của các thang đo, tác giả quyết định kế thừa các thang đo này từ Shahnawaz Muhammed (2006).
Qua nghiên cứu sơ bộ định tính, thang đo những câu chuyện chung bị loại bỏ do nội dung không phù hợp với thực tế. Qua nghiên cứu thử định lượng, có 10 biến thuộc 3 thang đo (tổ chức thích hợp, sự gắn bó và nghĩa vụ) không đạt yêu cầu về hệ số tương quan biến tổng (<0.3) và trọng số nhân tố (<0.5). Sau khi xem xét nội dung, tác giả quyết định loại bỏ 3 thang đo này.
Như vậy, thang đo nghiên cứu chính thức về cộng đồng thực hành gồm 03 thành phần được đo lường qua 05 thang đo với 18 biến quan sát:
- Đặc điểm cấu trúc được đo lường qua02 thang đo, đó là quan hệ mạng lưới và cấu hình mạng luới; tương ứng với số biến quan sát là 3:3.
- Đặc điểm mối quan hệ được đo lường qua 02 thang đo, đó là qui tắc chung và tin tưởng lẫn nhau; tương ứng với số biến quan sát là 4:4.
- Đặc điểm nhận thức được đo lường qua 01 thang đo, đó là ngơn ngữ chung với số biến quan sát là4.
Cụ thể như sau:
3.4.2.1. Quan hệ mạng lưới
Quan hệ mạng lưới cho biết mối quan giữa cá nhân và các thành viên khác trong cộng đồng. Mối quan hệ mạnh nghĩa là các thành viên thân thiết với nhau và thường xuyên gặp gỡ. Mối quan hệ yếu thì ngược lại: ít thân và không thường gặp nhau.Các biến quan sát bao gồm:
- QHML1: Các thành viên biết nhau rất rõ
- QHML2: Các thành viên tương tác rất thân thiết với nhau
- QHML3: Các thành viên thường xuyên tương tác với những thành viên khác
Cấu hình mạng lưới cho biết mật độ, sự liên kết và cấp bậc trong cộng đồng.Nó phản ánh sự linh hoạt và dễ dàng trao đổi thông tin trong cộng đồng. Các biến quan sát bao gồm:
- CHML1: Các thành viên có thể tiếp cận trực tiếp bất cứ thành viên nào - CHML2: Chúng tôi phải qua nhiều trung gian để gặp gỡ các thành viên khác - CHML3: Chúng tơi có thể trao đổi trực tiếp với bất cứ thành viên nào
Biến CHML2 có nội dung trái ngược với khái niệm và cũng theo góp ý trong nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã chỉnh nội dung lại để tránh nhầm lẫn người trả lời. CHML2: Chúng tôi không phải qua nhiều trung gian để gặp gỡ các thành viên khác
3.4.2.3. Qui tắc chung
Đây là mức độ mà về mặt xã hội, quyền kiểm sốt một hành động khơng nằm trong tay cá nhân mà thuộc về cộng đồng. Nó bao gồm một số qui tắc chung. Các biến quan sát bao gồm:
- QTC1: Các thành viên được yêu cầu có tinh thần đồng đội - QTC2: Các thành viên được yêu cầu có tinh thần hợp tác - QTC3: Các thành viên được yêu cầu có suy nghĩ cởi mở - QTC4: Các thành viên được yêu cầu chia sẻ những gì họ biết
3.4.2.4. Tin tưởng lẫn nhau
Tin tưởng lẫn nhau là mức độ tin tưởng giữa các thành viên trong cộng đồng. Họ tin rằng hành động của người khác là thích hợp với họ. Các biến quan sát bao gồm:
- TTN1: Các thành viên tin tưởng nhau đủ để có thể chia sẻ tất cả các thông tin liên quan
- TTN2: Các thành viên tin rằng mọi người trong cộng đồng đều hành động với một thiện ý
- TTN3: Các thành viên tự tin rằng họ có thể tin tưởng lẫn nhau
- TTN4: Các thành viên tin rằng các thông tin được chia sẻ từ thành viên khác là trung thực
3.4.2.5. Ngôn ngữ chung
ngôn ngữ chung và sử dụng các nhóm mã truyền thơng cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận, trao đổi thông tin, đặt câu hỏi và tiến hành kinh doanh. Các biến quan sát bao gồm:
- NNC1: Một ngôn ngữ chung được sử dụng để chia sẻ ý tưởng
- NNC2: Các thuật ngữ mà các thành viên sử dụng đều quen thuộc với hầu hết chúng tơi
- NNC3: Chúng tơi có ngơn ngữ riêng để truyền đạt ý tưởng
- NNC4: Các thành viên sử những thuật ngữ kỹ thuật phổ biến với chúng tôi
3.4.3. Thang đo sự trao quyền về mặt tâm lý
Thang đo sự trao quyền về mặt tâm lý được xây dựng bởi Spreitzer (1995) gồm 4 thang đo (xem bảng 2.3) đo lường qua 46 biến quan sát. Shahnawaz Muhammed (2006) đã hiệu chỉnh lại các thang đo này, vẫn là 4 thang đo nhưng chỉ đo lường qua 16 biến quan sát. Sau khi xem xét giá trị nội dung và độ tin cậy của các thang đo, tác giả quyết định kế thừa các thang đo này từ Shahnawaz Muhammed (2006). Qua nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu thử định lượng, các thang đo này được sử dụng lại trong nghiên cứu này.
Thang đo nghiên cứu chính thứcsự trao quyền về mặt tâm lý gồm 04 thành phần được đo lường qua 04 thang đo với 16 biến quan sát:
- Tự chủ: 05 biến quan sát
- Tự tin có hiệu quả: 04 biến quan sát
- Ảnh hưởng được nhận thức: 04 biến quan sát
- Có ý nghĩa: 03 biến quan sát Cụ thể như sau:
3.4.3.1. Tự chủ
Tự chủ là ý thức của một người trong việc lựa chọn các hành động, từ khởi xướng đến điều chỉnh. Các biến quan sát bao gồm:
- TC2: Tơi có thể quyết định theo ý riêng cách thức thực hiện công việc
- TC3: Tôi được độc lập trong việc thực hiện công việc
- TC4: Tôi được tự do thực hiện công việc
- TC5: Tôi được lựa chọn cách thức thực hiện cơng việc
3.4.3.2. Tự tin có hiệu quả
Tự tin có hiệu quả là niềm tin của một người vào năng lực có thể thực hiện các hoạt động dựa vào các kỹ năng của mình. Các biến quan sát bao gồm:
- THQ1: Tôi tự tin về khả năng làm việc của tôi
- THQ2: Tôi tự tin về năng lực làm việc của tơi
- THQ3: Tơi có những kỹ năng chuyên sâu cần thiết cho công việc
- THQ4: Tôi tự tin về kiến thức công việc của tơi
3.4.3.3. Ảnh hưởng được nhận thức
Đó là mức độ mà một cá nhân có thể tác động tới kết quả chiến lược, kết quả quản trị hoặc kết quả hoạt động của công việc. Các biến quan sát bao gồm:
- AHNT1: Tơi có khả năng gây ảnh hưởng đến những việc xảy ra trong phịng ban của tơi
- AHNT2: Tơi có quyền kiểm sốt những việc xảy ra trong phịng ban của tơi
- AHNT3: Tơi có tác động đến những việc xảy ra trong phịng ban của tơi
- AHNT4: Tơi có ảnh hưởng đến những kết quả của cơng việc của tơi
3.4.3.4. Có ý nghĩa
Đó là giá trị của mục tiêu hoặc mục đích cơng việc, được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn và lý tưởng của bản thân cá nhân.Các biến quan sát bao gồm:
- CYN1: Công việc đang làm quan trọng với tôi
- CYN2: Các hoạt động cơng việc có ý nghĩa cá nhân với tơi
- CYN3: Cơng việc đang làm có ý nghĩa với tôi
3.4.4. Thang đo kết quả thực hiện cá nhân
Thang đo nghiên cứu chính thức về kết quả thực hiện cá nhân gồm 02 thành phần được đo lường qua 02 thang đo với 10 biến quan sát: