KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 59)

5.1. Kết luận

Là ngành có đóng góp thứ nhì vào GDP của tỉnh, nơng nghiệp đã và đang góp phần quyết định đến tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh trong nhiều năm qua, hiện nay vai trị của nơng nghiệp vẫn tiếp tục là nền tảng quyết định vững chắc đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của UBND tỉnh cũng yêu cầu triển khai thực hiện tốt Chương trình Tam nơng về nơng nghiệp, nông dân và nông thôn, cố gắng thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm cải thiện đời sống nông dân.

Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp tỉnh An Giang với dữ liệu thu thập từ bộ dữ liệu VHLSS 2008 bao gồm 103 quan sát hộ nơng dân có hoạt động trồng trọt. Bằng cách sử dụng mơ hình giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động để phân tích, tác giả đã xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến NSLĐNN. Các kết quả kiểm định cho thấy mơ hình phù hợp với nghiên cứu, các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê mức 1% và cùng dấu với kỳ vọng. Riêng biến cơ giới hóa khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Như vậy, ta có thể thấy năng suất lao động nông nghiệp trong tỉnh An Giang chịu tác động đồng biến của các yếu tố: quy mô đất, quy mô vốn đầu tư, tác động nghịch biến của số lao động trong hộ và khơng chịu tác động của trình độ cơ giới hóa. Những yếu tố này có thể gom thành 2 nhóm như sau

5.1.1. Quy mơ đất đất và lao động

Đất là yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất nơng nghiệp, nhưng có giới hạn. Trong hơn 10 năm qua, việc khai thác tốt vùng Tứ giác Long Xuyên nên diện

2009 [10]. Bên cạnh đó, việc triển khai thành cơng đê bao 3 vụ ở một số huyện như Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú… là một yếu tố làm cải thiện hạn điền của nông dân. Cho nên nguồn lực từ đất trong tỉnh gần như được khai thác tối đa, nhưng diện tích sở hữu bình qn mỗi hộ chỉ đạt 1,53 ha/hộ. Theo nghiên cứu của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, muốn sản xuất lúa đạt hiệu quả cao, phải mở rộng quy mô: một hộ trồng lúa vượt mức hạn điền 3 ha sẽ đạt hiệu quả cao hơn 5-6 lần so với các hộ sản xuất nhỏ hơn 1 ha[3]. Việc diện tích sản xuất nhỏ còn ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơ giới hóa đồng ruộng.

Đặc điểm của lao động nơng nghiệp là mang tính thời vụ, nhất là những vùng chỉ trồng 2 vụ/năm, thời gian nhàn rỗi là rất nhiều. Nên việc sử dụng lao động nông nghiệp một cách hiệu quả là việc không đơn giản. Trong những năm gần đây, với việc các khu công nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh lân cận phát triển mạnh nên thu hút khá lớn bộ phận lao động từ các tỉnh, trong đó có tỉnh An Giang. Cho nên hiện tại sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đang tồn tại nghịch lý “thừa và thiếu” lao động: thiếu vào mùa gặt và thừa vào thời gian còn lại. Hơn nữa, dù đề tài chỉ thống kê lao động theo giới hạn tuổi lao động nhưng thực tế lao động nơng nghiệp cịn nhiều hơn do lao động nơng nghiệp khơng địi hỏi nhiều về trình độ cũng như sức khỏe, những người trẻ hơn hoặc già hơn độ tuổi lao động vẫn có thể tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp

Điểm chung của nhóm này là nếu thực hiện tốt bài toán lao động nông nghiệp sẽ tạo ảnh hưởng tốt đến quy mô đất sản xuất của hộ nông dân.

5.1.2. Quy mơ vốn đầu tƣ và chi phí cơ giới hóa

Hiện tại, phần lớn các hộ vẫn giữ phương cách đầu tư sản xuất theo kiểu truyền thống, thụ động, khi sản xuất đến giai đoạn nào, cần chi phí gì thì đầu tư ngay mà thiếu sự chuẩn bị kế hoạch từ đầu năm hay đầu vụ. Cùng với tâm

lý “ngại rủi ro” mà các hộ chỉ đầu tư những chi phí “bắt buộc” như phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất…Chỉ một ít bộ phận nông dân dám mạnh tay đầu tư giống mới, ứng dụng công nghệ sinh học, thực hiện theo chương trình khuyến nơng… “Tích tụ hạn điền” theo hướng thuê lại đất của nhiều người trong vùng rồi đầu tư cơ giới hóa, áp dụng cơng nghệ sinh học vào sản xuất…là xu hướng phát triển nơng nghiệp tích cực. Nhưng thật khó tìm nhiều nơng dân có đủ vốn và can đảm thực hiện việc đó.

Mặt dù kết quả cho thấy biến chi phí cơ giới hóa khơng có ý nghĩa trong mơ hình, có thể do sự hạn chế của việc sử dụng bộ dữ liệu VHLSS 2008 nên không thấy được sự khác biệt trong chi phí cơ giới hóa giữa những hộ sản xuất. Sự khác biệt này chủ yếu từ chi phí cơ giới sau thu hoạch, sấy khơ, vì các chi phí cơ giới khác như bơm nước, làm đất gần như là như nhau. Nhưng do nhiều yếu tố khác nhau như diện tích đất nhỏ lẻ, thu hoạch bằng máy chưa ưu việt trong điều kiện tự nhiên ở địa phương, công tác sấy khô lúa chưa đảm bảo được chất lượng hạt gạo như phơi tự nhiên nên việc áp dụng cơ giới hóa sau thu hoach trong tỉnh mang tính cục bộ. Do đó, yếu tố này chưa có nhiều tác động rõ ràng đến năng suất lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn rất cần thiết tăng cường ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long “để nền nông nghiệp phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần có kế hoạch và đưa ra các chương trình, đề án thực hiện cơ khí hóa trong sản xuất nơng nghiệp”[13]. Đây cũng là xu hướng phát triển nông nghiệp của các nước trên thế giới mà các lý thuyết sản xuất nơng nghiệp có đề cập đến

Hai yếu tố này cũng có tác động lẫn nhau, nếu một hộ mạnh dạn đầu tư cơ giới hóa thì sẽ làm quy mơ vốn đầu tư sản xuất tăng cao hơn.

5.2. Giải pháp đề nghị.

Từ kết quả nghiên cứu và những nhận xét trên, để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp trong tỉnh An Giang, tác giả đề xuất những giải pháp như sau:

5.2.1. Giải pháp về quy mô đất

Theo kết quả mơ hình, quy mơ đất có tác động đến năng suất lao động nơng nghiệp, do đó cần có những giải pháp nhằm tăng quy mô đất của các hộ, cũng như tăng mối liên kết giữa các hộ có đất trong cùng một vùng để tạo sự đồng bộ trong chủng loại giống cũng như chất lượng sản phẩm, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành.

- Tăng cường khai thác những vùng đất xấu, nhiễm phèn cịn lại. Ổn định quỹ đất nơng nghiệp theo quy hoạch chi tiết đã định trước, hạn chế tình trạng sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích như: bán đất mặt cho lò gạch, lập vườn, đào ao ni cá nhưng khơng sử dụng vì ảnh hưởng của thu nhập nghề ni cá…

- Khuyến khích thành lập trang trại theo hướng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc cho th đất của nhiều hộ nơng dân sang ít hộ.

- Hình thành các vùng sản xuất tập trung một loại giống hay loại cây trồng theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều này không những phát huy lợi thế theo quy mô mà cịn có thế thuận lợi trong việc áp dụng cơ giới hóa đồng ruộng.

- Xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi vùng cao (Tri Tôn, Tịnh Biên) nhằm cung cấp đủ nước cho sản xuất nơng nghiệp. Vì vùng đất này ít chịu ảnh hưởng của lũ sông Cửu Long, nên việc cung cấp đủ nước cho sản xuất nơng nghiệp sẽ góp phần tăng diện tích đất cho tỉnh.

5.2.2. Giải pháp về lao động

Do đặc thù lao động nông nghiệp là theo thời vụ nên để tăng thu nhập cho người lao động cần tạo cơng việc ổn định và thường xun. Điều này địi hỏi cần có chính sách đồng bộ nhiều giải pháp ở nhiều lĩnh vực.

- Kiềm chế tốc độ tăng dân số, tác động của tăng dân số đối với tăng lao động là khá rõ. Việc duy trì tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt để thực hiện các chính sách về lao động hiệu quả hơn. - Thành lập các khu tiểu thủ công nghiệp để thu hút lao động nông

nghiệp lúc nhàn rỗi. Phát huy các làng nghề truyền thống như làng nghề mộc ở Chợ Mới, làng dệt ở Tân Châu, xay xát ở Châu Phú…

- Giải pháp mang tính chiến lược lâu dài là công tác giáo dục đào tạo. Hiện nay các huyện trong tỉnh hầu như chỉ đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở, số học sinh trúng tuyển đại học và cao đẳng ngày càng tăng nhưng chỉ đạt 12 sinh viên/1.000 dân. Để lao động thốt ly khỏi nơng nghiệp, có thể tìm được việc làm phù hợp, cần trang bị cho họ những kỹ năng nhất định như: trình độ văn hóa đạt mức tốt nghiệp phổ thơng trung học, được đào tạo tin học, hoặc được đào tạo các nghề như lái xe, thợ mộc, may, điện tử…

- Thu nhập ròng ở khu vực cơng nghiệp cần duy trì ở mức đủ mạnh để thu hút lao động nông nghiệp. Tuy thu nhập của lao động ở khu vực cơng nghiệp có cao hơn, nhưng cùng với đó là chi tiêu cũng cao hơn. Do đó, để tích lũy được thu nhập đòi hỏi người lao động phải thật tiết kiệm đến mức phải sống thiếu thốn như ở nông thôn. Thực tế cho thấy những lao động ở nông thôn di chuyển đến các khu công nghiệp phần lớn là những người thuộc gia đình khơng có đất canh tác, hoặc đất canh

tác nhỏ, chứ chưa có được những cuộc di cư kiểu chuyển nhượng hết đất nông nghiệp để đi làm thuê.

5.2.3. Giải pháp về quy mô vốn đầu tƣ.

Đặc điểm của người dân nơng thơn là khơng thích rủi ro, ngại vay mượn nợ nếu khơng cần thiết. Do đó, làm thế nào để người dân thấy được việc mở rộng đầu tư tích tụ ruộng đất, cơ giới hóa, đầu tư giống, phân, thuốc mới nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất là yếu tố quan trọng. Chứ không đơn thuần tạo thuận lợi trong công tác vay vốn thơng qua các tổ chức tín dụng.

- Thơng qua các tổ chức hợp tác xã, khuyến nơng…khuyến khích những nơng dân có điều kiện thành lập các trang trại gia đình trên cơ sở thuê đất của những hộ khác. Đồng thời hướng dẫn các hộ này áp dụng những cơng nghệ mới về giống, sinh học, cơ giới hóa vào sản xuất. Tạo những kiểu mẫu về mơ hình trang trại để các hộ khác học hỏi.

- Thành lập các hợp tác xã (HTX) nơng nghiệp theo mơ hình như cơng ty cổ phần, các hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng là các cổ đông. Ban điều hành HTX sẽ đứng ra ký các hợp đồng với các doanh nghiệp cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng là những người hướng dẫn những kiến thức sản xuất mới cho nông dân.

- Có những chính sách hỗ trợ lãi suất đặc biệt cho những đối tượng đủ điều kiện và có định hướng thực hiện đầu tư ứng dụng cơng nghệ mới. Ví dụ những hộ nào có sử dụng giống mới, thuần chủng từ Trung tâm Bảo vệ thực vật hoặc có tham gia sản xuất theo chương trình khuyến nơng, đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là những trang trại gia đình, hợp tác xã sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi.

nghiên cứu lai tạo giống, cơ khí, sinh học... là những lĩnh vực nếu làm tốt sẽ là yếu tố tích cực làm tăng năng suất sản xuất của nông dân.

5.2.4. Giải pháp về cơ giới hóa.

Để cơ giới hóa có thể ứng dụng thành công vào sản xuất nông nghiệp, cần thực hiện những giải pháp như sau:

- Cải tiến máy móc. Cản trở lớn nhất khâu thu hoạch bằng máy hiện nay là các máy thu hoạch chưa phù hợp để triển khai với điều kiện tự nhiên trong vùng, gặp phải thời tiết có mưa, hay đồng ruộng ngập nước là không thể thực hiện được. Do đó trước hết cần có những cải tiến máy thu hoạch cho phù hợp với điều kiện trong tỉnh. Đối với công tác sấy khô cũng vậy, lúa được sấy khô bằng máy chưa được các doanh nghiệp thu mua lúa chấp nhận, vì hạt gạo đục và dễ gãy. Đây cũng là điểm cần cải tiến.

- Cải tiến đồng ruộng. Điều dễ nhận thấy là để đưa máy móc vào đồng ruộng thì cần phải có nền đất đủ cứng và khơng ngập nước. Do đó cần cải tạo hệ thống thủy lợi đồng ruộng một cách thơng thống vừa thuận lợi đưa nước vào vừa nhanh chóng rút nước ra nhằm tạo nền đất đủ khơ ráo cho việc áp dụng máy móc vào thu hoạch.

- Hỗ trợ nông dân quản lý rủi ro. Việc đầu tư máy móc tuy khơng khó nhưng lại chứa nhiều rủi ro: chất lượng máy mau xuống cấp, rủi ro không vận hành được do thời tiết…ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Do đó cần có chính sách ưu đãi về vốn vay, hỗ trợ lãi suất khi gặp thời tiết không thuận lợi. Các chuyên gia cơ khí cần nghiên cứu cải tiến chất lượng cũng như kiểu dáng máy cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, đồng thời sản xuất những phụ tùng thay thế đảm bảo chất lượng, tính đồng bộ và hiệu quả.

Các nhóm giải pháp này nếu được thực hiện đồng bộ thì hiệu quả sẽ cao hơn, vì đơi khi một chính sách cho giải pháp này tạo tác động tích cực đến giải pháp khác. Ví dụ như giải quyết được bài tốn lao động sẽ đồng thời góp phần cải thiện quy mơ đất nơng nghiệp của các hộ. Phát triển được các mơ hình trang trại gia đình, hợp tác xã sẽ tạo nhu cầu đầu tư cơ giới hóa vào đồng ruộng.

5.3. Gợi ý nghiên cứu tiếp theo.

Mặc dù đã có những cố gắng và có những đóng góp nhất định trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐNN và đưa ra các giải pháp, nhưng vẫn cịn vài vấn đề cần có nghiên cứu bổ sung hồn thiện hơn.

Thứ nhất, do sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ VHLSS 2008, nên chỉ thu thập được 103 quan sát phù hợp với đề tài, trong giới hạn nhất định chưa phản ánh một cách toàn diện nhất thực trạng sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.

Thứ hai, phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu vốn đầu tư của các hộ gia đình mà chưa tính đến vốn đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp như: cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển nông nghiệp về cơ giới hóa, giống, cơng nghệ sinh học…Do đó, cần có nghiên cứu tiếp theo tác động của đầu tư của nhà nước cho khu vực nông nghiệp đối với năng suất lao động nơng nghiệp để có chính sách đầu tư phù hợp.

Thứ ba, yếu tố lao động trong mơ hình chỉ đề cập đến những lao động có đất sản xuất. Thực tế tại nơng thơn cịn nhiều hộ khơng có đất sản xuất, phải đi làm thuê hoặc thuê đất để làm. Mục đích sâu xa của cải thiện NSLĐNN là nhằm cải thiện đời sống người dân nơng thơn. Do đó cần có nghiên cứu tiếp trên cơ sở thu thập số liệu về các hộ đi làm thuê hoặc thuê đất sản xuất và cả những lao động ngoài độ tuổi tham gia trực tiếp vào sản xuất nơng nghiệp, để có những chính sách cải thiện tồn diện đời sống người dân nông thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Số liệu thống kê 2009, công bố trên website Tổng cục thống kê

http://www.gso.gov.vn/ truy cập ngày 04/4/2011

[2] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2009), Kế hoạch 5 năm 2011-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)