CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo 35
Mở rộng mẫu và thời gian nghiên cứu:
Nên mở rộng thời gian và cỡ mẫu cho nghiên cứu này, mong muốn có thể thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho tất cả các công ty để thu được kết quả chính xác hơn trên toàn thị trường Việt Nam (cả sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí minh). Đồng thời, thực hiện kiểm
định sự khác nhau trong chính sách cổ tức giữa các công ty niêm yết trên HOSE và
HNX.
Nghiên cứu cho từng ngành riêng:
Ngồi ra, triển vọng của cơng ty gắn liền với triển vọng của nền kinh tế rộng lớn, nên việc đánh giá, phân tích cần phải xem xét đến môi trường kinh doanh mà công ty đang hoạt động. Đối với một số doanh nghiệp, bối cảnh kinh tế vĩ mơ và ngành
có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều hơn so với kết quả tương đối của doanh
nghiệp trong phạm vi ngành. Vì vậy, cần có một nghiên cứu sâu sắc hơn về từng ngành cụ thể để giúp cơng ty có được cái nhìn cụ thể về những yếu tố nào tác động
đến chính sách cổ tức trong từng ngành của mình.
Nghiên cứu đối với sàn OTC:
Luận văn cũng chưa đi vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
cho tương lai, hứa hẹn sẽ có nhiều đề tài hấp dẫn cho các nghiên cứu tiếp theo về Thị trường chứng khoán Việt Nam – một thị trường còn non trẻ và đầy triển vọng.
Mở rộng các biến bên ngồi cơng ty:
Các biến xem xét vẫn chủ yếu là các biến số thuộc nội tại của doanh nghiệp mà chưa xem xét đến các biến số mơi trường bên ngồi doanh nghiệp. Cần mở rộng các biến nghiên cứu để xem xét nhiều hơn các khía cạnh bên ngồi, các thơng tin kinh tế vĩ mơ (ví dụ như: chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, chính sách thuế, lãi suất, tỷ giá hối đối, mơi trường kinh doanh, rủi ro kinh doanh,…) ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của công ty như thế nào.
Thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp lấy từ kết quả của báo cáo tài chính đã được kiểm tốn, cơng bố rộng rãi trên các trang web. Có thể dữ liệu này đã được điều
chỉnh và nhiều khi phụ thuộc vào chủ quan rất lớn của nhà quản lý. Cho nên kết quả nghiên cứu đạt được có thể khơng thật khách quan. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là có thể lập bảng câu hỏi khảo sát nhằm lượng hóa các tác động của từng yếu tố lên chính sách cổ tức của các cơng ty niêm yết. Và lúc này để xử lý dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi (dữ liệu sơ cấp), mơ hình hồi quy đưa ra sẽ được xử lý
bằng phần mềm SPSS. Trong đó, chọn yếu tố cấu trúc sở hữu (tỷ lệ sở hữu là tổ chức, tỷ lệ sở hữu là cổ đông lớn) nhằm đánh giá tác động của yếu tố này lên chính sách cổ tức của công ty niêm yết như thế nào.
Giá trị thị trường của doanh nghiệp:
Các biến số được đo lường theo giá trị sổ sách kế tốn (thơng qua báo cáo kiểm
tốn được cơng bố hàng năm, báo cáo thường niên của doanh nghiệp và một số
thông tin được công bố trên webside của doanh nghiệp), không thể đo lường các
biến số này theo giá trị thị trường của doanh nghiệp. Hiện tại, ở Việt Nam, các
công ty hầu như chưa đánh giá lại giá trị hợp lý của tài sản tài chính và cơng nợ tài chính tại ngày kết thúc niên độ kế toán, do nhiều hạn chế. Hướng nghiên cứu tiếp theo là cần đánh giá lại giá trị thị thường của các chỉ tiêu cần nghiên cứu để xem
Cấu trúc sở hữu:
Mục đích chính của bài nghiên cứu là tìm ra mối quan hệ giữ cấu trúc sở hữu và chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết. Tuy nhiên, biến cấu trúc sở hữu chưa được xây dựng rõ ràng, chưa phản ánh hết bản chất của cấu trúc sở hữu. Chỉ xét chung chung về tỷ lệ sở hữu là tổ chức, số lượng cổ đông lớn (chiếm trên 5%). Do vậy, chưa thật đầy đủ và chưa rõ ràng. Cần phân chia ra để thấy được cơng ty
có tỷ lệ kiểm sốt bởi Nhà nước, cơng ty có tỷ lệ kiểm sốt bởi tổ chức là nước ngồi, tổ chức trong nước….thì tỷ lệ chi trả cổ tức có khác nhau khơng và khác nhau như thế nào. Thêm nữa, biến giả trong trường hợp này là số lượng cổ đông
lớn (chiếm trên 5%) nếu tỷ lệ này vượt quá 5 thì lấy giá trị bằng 1, ngược lại có giá trị bằng 0. Cho rằng, việc phân chia như vậy chưa thật phù hợp. Có những cơng ty có số lượng cổ đơng lớn chiếm chỉ 6%, cũng thỏa mãn yêu cầu là cổ đông lớn. Tuy nhiên, một vài trường hợp khác, chỉ có một chủ sở hữu chiếm trên 50% cũng được xem là cổ đông lớn. Điều này, không tương đồng với nhau. Do vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là cần phải phân chia về cấu trúc sở hữu cho từng loại cổ đông lớn
theo tỷ lệ phù hợp. Thay vì trong bài nghiên cứu này, nó là biến giả, thì hãy xem nó như một biến độc lâp về tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đơng lớn, nhóm cổ đơng nhỏ.
Phát triển đề tài nghiên cứu đối với sở hữu là Nhà nước, sở hữu là tổ chức trong nước và sở hữu là tổ chức ngoài nước. Như vậy, mới thấy được hết ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đối với chính sách chi trả cổ tức trong công ty.
KẾT LUẬN CHUNG
Năm 2012, do tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu và
khủng hoảng nợ cơng kéo dài ở khu vực Châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận lợi. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đạt mức thấp. Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Ở Việt
Nam, những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để. Bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh. Sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng đầu
năm. Vốn huy động thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc ổn định tâm lý nhà đầu tư giai đoạn
này được xem là quan trọng. Trong bối cảnh đa số nhà đầu tư chứng khốn đều
thua lỗ thì việc chi trả cổ tức cao sẽ góp phần cải thiện thu nhập cho nhà đầu tư.
Đặt biệt, từ nguồn cổ tức này, nhà đầu tư có thêm tiền mặt để tái đầu tư khi giá cổ
phiếu xuống, giúp họ cân bằng lại giá vốn đầu tư. Để thực hiện chính sách cổ tức tiền mặt, trong thời kỳ này, các doanh nghiệp cần phải:
- Minh bạch thông tin về khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, những
bất lợi từ biến động thị trường, làm cho nhà đầu tư hiểu và đánh giá đúng khả năng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp;
- Chi trả cổ tức khi khả năng tài chính của doanh nghiệp tốt và đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ. Điều này sẽ đưa ra một tín hiệu tốt cho nhà đầu tư về khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng vượt qua giai đoạn khó khăn; - Cân nhắc lựa chọn các dự án đầu tư trong tương lai và việc sử dụng nguồn tài trợ nào cho các dự án này. Mặt khác, doanh nghiệp cần giải trình đầy đủ quá trình giám sát và đánh giá hiệu quả của từng dự án đầu tư cho cổ đông;
- Tái cấu trúc lại tồn bộ cơng ty sau khủng hoảng, tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cắt giảm những chi phí khơng hợp lý, thanh lý những tài sản kém hiệu quả, thu hồi vốn cho sản xuất;
- Khi nền kinh tế dần đi vào ổn định, doanh nghiệp cần duy trì chính sách cổ tức mục tiêu phù hợp với tình hình tại cơng ty mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Tài liệu Tiếng Anh
1. Abrutyn và Turner (1990). Dividend taxation and Corporate investment: A Comparative Study Between the Classical System and Imputation System of Dividend Taxation in the United State and Australia.
2. Aivazian et al (2003). Dividend behavior and smoothing new evidence from Jordanian Panel Data.
3. Allen, F. & Michaely, R., (2001). Payout policy working paper, the Wharton chool.
4. Brav, Graham, Harvey và Michealy (2005). Payout Policy in the 21th Century: The Data.
5. Faccio, M., Lang, L.H.P., & Young, L. (2001). Dividend and Expropriation American Economic Review, vol 91. pp 54-78.
6. Farinha (2002). Dividend policy, corporate governance and the managerial entrenchment hypothesis: An empirical analysis, Working paper. 7. Gadhoum, Y., (2000). Family control and grouping: possible expropriation via
dividends, working paper, CENTOR.
8. Glen et al (1995). Determinants of Dividend Payout Policy: A Case of Pakistan Engineering Sector. The Romanian Economic Journal.
9. Gugler, K., Yurtoglu, B. (2003). Corporate governance and dividend pay-out policy in Germany, University of Vienna.
10. Hamid Ullah; Asma Fida; Shafiullah Khan (2012). The Impact of Ownership Structure on Dividend Policy Evidence from Emerging Markets KSE-100 Index Pakistan.
11. Hossein Mirzaei (2012). A servey on the relationship between ownership structure and dividend policy in Tehran stock exchange.
12. Jensen et al (1992), Redding (1997) và Fama & French (2000). Factors Affecting Dividend Payout: Evidence from Listed Non-Financial Firms of
13. Jensen và Meckling (1976). Theory of the Firm: Managerial Behaviour, Agency Costs and Ownership Structure.
14. Jensen, M., (1986). Agency costs of Free cash-flow, corporate finance and Takeovers, American Economic Review, vol 76, pp 323-329
15. Lina Warrad, Suzan Abed, Ola Khriasat, Imad Al-Sheikh (2012). The Effect of Ownership Structure on Dividend Payout Policy: Evidence from Jordanian Context.
16. Mahmoud Al-Nawaiseh Faculty of business and finance The University of Jordan (2013). Dividend Policy and Ownership Structure: An Applied Study on Industrial Companies in Amman Stock Exchange.
17. Mancinelli, L., & Ozkan, A. (2006). Ownership structure and dividend policy: Evidence from Italian firms. The European Journal of Finance 12(3):265.
18. Maury, C.B, & Pajuste, A. (2002). Controlling shareholders, Agency problems, and dividend policy in Finland, Swidish school of Economics and Business Administration.
19. Michaely, Thaler, Womack (1995). Price Reactions to Dividend Initiations and Omissions: Overreaction or Drift?
20. Modigliani & Miller (1996). Modigliani – Miller On Capital Structure: A Post – Keynesian Critique.
21. Mohammad Al- Gharaibeh; Ziad Zurigat; Khaled Al-Harahsheh (2013). The Effect of Ownership Structure on Dividends Policy in Jordanian Companies. 22. Pruitt SW và Gitman LW (2010). Determinants of Dividend Payout Ratios:
Evidend from United States.
23. Renneboog, L., & Trojanowski, G. (2007). Control structures and payout policy. Managerial Finance 33(1):43.
24. Rozeff (1982). Grow, Beta and Agency Costs as Determinants of Dividend Payout Ratios.
25. Short, H., Zhang, H., & Keasey, K., (2002). The link between dividend policy and institutional ownership, Journal of corporate Finance, vol 8, pp 105-122.
26. Smith và Watts (1992). The investment opportunity set and corporate financing, dividend, and comensation polices.
27. Stulz (1988). Ownership structure and target returns.
28. Syed Zulfiqar Ali Shah, Wasim Ullah, Baqir Hasnain (2011). Impact of Ownership Structure on Dividend Policy of Firm, Evidence from Pakistan.
29. Truong, T., & Heaney, R. (2007). Largest shareholder and dividend policy around the world. The Quarterly Review of Economics and Finance 47(5):667- 687.
2/ Tài liệu Tiếng Việt
1. Bùi Kim Yến (2008), Thị trường tài chính – Thị trường chứng khốn, Nhà xuất bản thống kê.
2. Hoàng Ngọc Nhậm - chủ biên (2008), Giáo trình Kinh tế lượng, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê.
4. Trần Ngọc Thơ - chủ biên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.
6. Nguyễn Thị Ngọc Trang - Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), Phân tích tài chính, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
7. Nguyễn Trọng Hoài - chủ biên (2009), Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.
3/ Các trang Web 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. Và một số trang web khác