Chương II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN DI CƯ Ở VIỆT NAM
2.1.2. Di cư giữa các tỉnh
Phụ lục 1 trình bày số liệu di cư giữa các tỉnh trong 12 tháng trước thời điểmđiều tra 1/4/2010.Đối với số liệu điều tra biến động dân số năm 2010, một phần tư số tỉnh (14/63 tỉnh) có tỷ suất di cư thuần dương (số lượng người nhập cư lớn hơn người xuất cư), số cịn lại có tỷ suất di cư thuần âm (số lượng người xuất cư lớn hơn người nhập cư).Một số tỉnh có di cư thuần dương cao nhất là Bình Dương (75 người di cư/1000 dân), Đà Nẵng (26 người di cư/1000 dân), Thành phố Hồ Chí Minh (18 người di cư/1000 dân), Đồng Nai (16 người di cư/1000 dân) và Hà Nội (6 người di cư/1000 dân). Những địa phương có tỷ suất nhập cư cao, cần quan tâm để có biện pháp phù hợp và hiệu quả nhằm đảm bảo các điều kiện sống cho người nhập cư, như nhà ở, việc làm, trường học…Các tỉnh có tỷ suất di cư thuần âm cao nhất là Cà Mau (-27 người/1000 dân), Hà Giang (-17 người di cư/1000 dân), Ninh Thuận (-14 người di cư/1000 dân), Vĩnh Long (-61 người di cư/1000 dân), Cà Mau (-57 người di cư/1000 dân), Thái Bình (-13 người di cư/1000 dân), Bến Tre (-13 người di cư/1000 dân), Phú Thọ (-12 người di cư/1000 dân), Quảng Bình và Bạc Liêu (-11 người di cư/1000 dân) và Sóc Trăng (-10 người di cư/1000 dân). Như đã nói ở trên, Đơng Nam Bộ là vùng nhập cư thuần.Hầu hết các tỉnh của vùng này đều có tỷ suất di cư thuần dương, trừ Bình Phước và Tây Ninh có tỷ suất di cư thuần âm.Người di cư Bình Phước và Tây Ninh chọn những tỉnh phát triển hơn ở trong vùng chuyển đến sinh sống.Đồng bằng sông Hồng bắt đầu có hiện tượng nhập cư thuần và 2 tỉnh đầu tàu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội và Hải Phịng có tỷ suất di cư thuần dương.Tất cả các tỉnh trong vùng Đồng bằng sơng Cửu Long đều có tỷ suất di cư thuần âm.Người di cư của các tỉnh trong vùng này chủ yếu chọn Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương để chuyển đến làm việc và sinh sống.
BẢN ĐỒ 2.1: TỶ SUẤT DI CƯ THUẦN GIỮA CÁC TỈNH 2010
Nguồn: Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010 (Tổng cụcThống kê, 2011)
2.1.3. Luồng di cư thành thị - nơng thơn:
Trong các luồng di cư thì luồng di cư lớn nhất là nông thôn - nông thôn(chiếm 42,1%) thay thế cho xu hướng trước đây là luồng di cư nơng thơn – thành thị. Có sự thay đổi này là do trong vài năm gần đây ở nhiều khu vực nông thôn cáckhu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng thu hút một lượng lớn lao động từ các vùng nông thôn khác chuyển đến, các nhà máy lớn với nhiều nhân côngchuyển dần từ khu vực nội thành ra khu vực ngoại thành.
BIỂU 2.3: NƠI THỰC TẾ THƯỜNG TRÚ TẠI 1/4/2009 VÀ 1/4/2010 CHIA THEO THÀNH THỊ/NÔNG THÔN
Nơi thực tế thường trú vào thời điểm 1/4/2010
Nơi thực tế thường trú vào thời điểm 1/4/2009 Tỷ trọng (%) Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số 2 064 049 743 593 1 320 456 100,0 36,0 64,0 Thành thị 985 014 533 497 451 517 47,7 25,8 21,9 Nông thôn 1 079 034 210 096 868 938 52,3 10,2 42,1
Nguồn: Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010 (Tổng cục Thống kê, 2011)
Khác với luồng di cư nông thôn - nông thôn, luồng di cư thành thị - nôngthôn luôn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 10,2%, đây là do nguồn việc làm ở thành thị luôn phong phú hơn ở khu vực nông thôn. Năm 2007-2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, có khá nhiều lao động đã rời bỏ các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế suất để về quê làm ăn sinh sống. Tuy nhiên, bước sang năm 2010 tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, sau thời kỳ khủng hoảng nhiều lao động lại từ nông thônchuyển đến các khu đơ thị, khu cơng nghiệp để tìm kiếm việc làm.
BIỂU 2.4: TỶ SUẤT NHẬP CƯ CHIA THEO THÀNH THỊ/NÔNG THÔN
Năm Dân số Số người nhập cư Tỷ suất nhập cư (‰)
Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn
2007 22 800 417 61 398 196 320 081 238 548 3,8 2,8
2008 23 765 751 61 420 415 193 882 227 905 2,3 2,7
2010 25 923 749 60 824 058 451 517 210 096 5,2 2,4
Nguồn: Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010 (Tổng cục Thống kê, 2011)
Đối với luồng di cư nông thôn - thành thị, số người nhập cư của thành thịchính là số người xuất cư của nông thôn, và ngược lại. Xu hướng di chuyển của laođộng trong và sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế được thể hiện rõ qua các tỷ suấtnhập cư được trình bày trong Biểu 3.4. Cụ thể, trong giai đoạn 2007-2010, tỷ suất nhập cư của khu vực nông thôn (hay là tỷ suất xuất cư của khu vực thành thị) caonhất trong năm 2007 (2,8‰) và tỷ suất nhập cư của khu vực thành thị (hay tỷ suấtxuất cư của khu vực nông thôn) cao nhất trong năm 2010 (5,2‰).
2.1.4. Di cư theo giới tính, tuổi và tình trạng hơn nhân:
Hình 2.1: Tỷ suất di cư đặc trưng theo tuổi và giới tính, 2010. Nguồn: Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010 (Tổng cục Thống kê, 2011)
Những người có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thơng có tỷsuất di cư caonhất (27,7‰), trong đó tỷ suất của nữ cao hơn của nam 10,3 điểm phần nghìn(33,1‰) so với 22,8‰). Nhìn chung, trình độ học vấn thấp thì tỷ suất di cư thấp,điều này có thể lý giải vì hầu hết mọi người khi kết thúc một trình độ học vấn nàođó mới di chuyển vì lý do cơng việc, cịn rất ít những người vì lý do gia đình nênđang theo học một cấp học nào đó nhưng phải di chuyển.
BIỂU 2.5: TỶ SUẤT DI CƯ CỦA DÂN SỐ TỪ 5 TUỔI TRỞ LÊN TRONG 12 THÁNG TRƯỚC THỜI ĐIỂM ĐIỀU TRA CHIA THEO GIỚI TÍNH VÀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, 2010
Trình độ học vấn Tổng số Nam Nữ
Tổng số 9,9 9,1 10,6
Chưa đi học 4,5 4,8 4,3
Chưa tốt nghiệp tiểu học 4,3 4,1 4,4
Tốt nghiệp tiểu học 6,9 6,0 7,7
Tốt nghiệp THCS 8,9 8,2 9,6
Tốt nghiệp THPT 27,7 22,8 33,1
Có trình độ CMKT 14,4 13,9 15,0
Nguồn: Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010 (Tổng cục Thống kê, 2011)
Phần lớn những người di cư là chưa vợ/chưa chồng, tỷ suất di cư của nhữngngười chưa vợ/chưa chồng là cao nhất (22,6‰). Những người góa có tỷ suất di cưthấp nhất (3,4‰). Tỷ suất di cư chia theo các tình trạng hơn nhân cho thấy, phầnlớn người di cư vì lý do cơng việc, những người di cư vì lý do kết hơn khơng phải là phổ biến.
BIỂU 2.6: TỶ SUẤT DI CƯ CỦA DÂN SỐ TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN TRONG 12 THÁNG TRƯỚC THỜI ĐIỂM ĐIỀU TRA CHIA THEO GIỚI TÍNH VÀ TÌNH TRẠNG HƠN NHÂN, 2010
Tình trạng hơn nhân Tổng số Nam Nữ
Tổng số 11,3 10,5 12,1 Chưa vợ/chưa chồng 22,6 19,7 26,2 Có vợ/có chồng 7,8 6,9 8,7 Góa 3,4 3,0 3,5 Ly hôn/ly thân 8,6 6,8 9,4
Nguồn: Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010 (Tổng cục Thống kê, 2011)
2.1.5. Đặc điểm của di cư tại Việt Nam giai đoạn 1989-2009:
Theo dữ liệu điều tra “Tổng điều tra dân số 2009 - Di cư và đơ thị hóa ở Việt Nam” dựa vào chủ yếu là thống kê mơ tả với từng đặc tính riêng lẻ, đã đưa ra những kết luận cơ bản sau đây:
+ Di cư, đặc biệt là di cư giữa các tỉnh tăng mạnh cả về số lượng và tỷ lệ
Dân số di cư giữa các tỉnh có xu hướng ngày càng gia tăng rõ rệt. Từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và lên tới 3,4 triệu người năm 2009. Tỷ trọng di cư trong tổng dân số cũng tăng tương ứng từ 2,5% trong năm 1989 lên 2,9% năm 1999 và 4,3% năm 2009. Trong khi tỷ lệ tăng hàng năm của dân không di cư giảm 2,4% trong giai đoạn 1989-1999 xuống 1,1% trong giai đoạn 1999-2009. Tỷ lệ tăng hàng năm của dân di cư giữa các huyện tăng từ 0,6% lên 4,2% và tỷ lệ này trong nhóm dân di cư giữa các tỉnh từ 4,0% lên 5,4%.
Số liệu tổng điều tra đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về hiện tượng “nữ hóa di cư”, điều này được thể hiện rất rõ qua hai chỉ số. Thứ nhất, dân số nữ di cư chiếm khoảng một nửa tổng số dân di cư. Thứ hai, tỷ lệ dân số nữ di cư trên tổng số dân di cư liên tục tăng trong hai thập kỷ qua. Ngay từ năm 1989, nữ giới đã chiếm hơn một nửa dân số di cư trong huyện và di cư giữa các huyện trong giai đoạn 1984-1989. Nữ giới chiếm dưới một nửa dân số di cư giữa các tỉnh năm 1989 nhưng đến năm 1999, tỷ lệ nam và nữ trong dân số di cư đã cân bằng. Đến năm 2009, số lượng nữ giới đã nhiều hơn số lượng nam giới trong tất cả các nhóm dân số di cư. Các điều tra khác cũng cho các kết quả tương tự. Sự giảm cầu lao động trong các hoạt động nông nghiệp tại nông thôn và gia tăng các cơ hội việc làm cho phụ nữ tại các thành phố và các khu công nghiệp là những lý do chính cho hiện tượng gia tăng số lượng và tỷ lệ nữ giới di cư này. Xu hướng ngược lại được quan sát thấy trong nhóm dân số khơng di cư với tỷ lệ dân số nữ không di cư giảm dần theo thời gian.
+ Dân số di cư đang dần trẻ hóa, đặc biệt là phụ nữ
Đa số dân di cư, đặc biệt di cư liên tỉnh, là những người trẻ, tập trung trong nhóm 15-29 tuổi. Dân di cư giữa các tỉnh có độ tuổi trẻ nhất với tuổi trung vị là 24 tuổi; di cư giữa các huyện và di cư trong huyện nhiều tuổi hơn một chút và tuổi trung vị tương ứng của hai nhóm này là 25 và 26 tuổi. Trái lại, người khơng di cư có tuổi trung vị là 30 tuổi. So sánh cấu trúc tuổi của người di cư và không di cư qua 3 cuộc tổng điều tra dân số cho thấy dân di cư, đặc biệt là nhóm phụ nữ di cư, ngày càng trẻ hơn trong khi dân số không di cư ngày càng già hơn. Tuổi trung vị của nhóm phụ nữ di cư giảm từ 25 tuổi năm 1989 xuống 24 tuổi năm 1999 và còn 23 tuổi năm 2009. Trong khi đó, tuổi trung vị của phụ nữ không di cư tăng tương ứng từ 25 tuổi năm 1989 lên 28 tuổi năm 1999 và 31 tuổi năm 2009.
+ Có sự khác biệt về luồng di cư giữa các vùng và các tỉnh
Đông Nam bộ là vùng nhập cư chủ yếu trong giai đoạn 1994-1999
và tốc độ nhập cư đến vùng này tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2004 - 2009.
nơi xuất cư chủ yếu trong giai đoạn 1994-1999 và tốc độ xuất cư khỏi các vùng này cũng tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2004-2009. Năm 2009, dân nhập cư chiếm tới trên 10% tổng số dân ở một số tỉnh; đặc biệt, trên một phần ba số dân của tỉnh Bình Dương là người nhập cư. TP.Hồ Chí Minh có khoảng một triệu người và Bình Dương có khoảng nửa triệu người nhập cư thuần (số dân nhập cư trừ số dân xuất cư). Ngược lại, ở nhiều tỉnh, dân nhập cư chỉ chiếm dưới 1% số dân của các tỉnh đó và ở một số tỉnh dân số xuất cư nhiều hơn nhập cư.
+ Dân số di cư có trình độ và điều kiện sống tốt hơn so với dân số khơng di cư
Nhìn chung, người di cư trong độ tuổi lao động có trình độ văn hóa và chun mơn kỹ thuật cao hơn so với những người không di cư; người di cư có điều kiện sống tốt hơn; người di cư cũng có tỷ lệ sử dụng nước sạch và hố xí hợp vệ sinh cao hơn.
+ Di cư nông thôn-thành thị làm gia tăng khoảng cách nông thôn-thành thị
Dân không di cư sống ở thành thị có nhiều lợi thế hơn dân khơng di cư sống ở nông thôn. Dân không di cư sống ở thành thị được đào tạo cao hơn, mức sống cao hơn, tỷ lệ người lớn đã hoàn thành bậc tiểu học cao hơn, tỷ lệ sử dụng nguồn nước sạch và hố xí hợp vệ sinh cao hơn. Một mặt, chất lượng sống của dân di cư từ nơng thơn ra thành thị có những cải thiện đáng kể sau di cư do điều kiện sống ở khu vực thành thị cao hơn hẳn khu vực nông thôn. Mặt khác, dân di cư từ nông thôn ra thành thị là những người khá giả hơn và có trình độ văn hóa và chun mơn kỹ thuật cao hơn những người không di cư ở nơng thơn nơi họ ra đi. Tính chọn lọc của di cư này góp phần làm gia tăng khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
+ Di cư ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của trẻ em di cư trong độ tuổi đến trường
Tỷ lệ đang học tiểu học và trung học cơ sở của trẻ em trong độ tuổi đến trường ở nhóm trẻ em di cư thấp hơn đáng kể so với nhóm trẻ em khơng di cư. Khác biệt rõ ràng và lớn nhất được tìm thấy trong nhóm trẻ em di cư giữa các tỉnh.
+ Di cư đóng góp đáng kể vào tăng dân số thành thị và q trình đơ thị hóa
Các đơ thị đơng dân cũng chính là những nơi có nhiều người nhập cư. Ngoại trừ một số tỉnh là nơi tập trung các khu cơng nghiệp, những tỉnh có tỷ trọng dân nhập cư cao là những tỉnh có tỷ trọng dân số thành thị cao và ngược lại. Các khu vực có tỷ lệ đơ thị hố cao cũng là nơi có tỷ lệ dân nhập cư cao; các đô thị đặc biệt bao gồm các tỉnh thành phố lớn có tỷ trọng dân nhập cư cao nhất.
2.2. PHƯƠNG PHÁP:
+ Nghiên cứu sử dụng dữ liệu liên quan đến việc di cư từ Bộ Dữ liệu Khảo sát Mức
sống hộ gia đình 2010. Bằng cách hồi quy hàm Logit. Dữ liệu người di cư được lấy như sau: Từ danh sách Bộ Dữ liệu Khảo sát Mức sống hộ gia đình 2010, chúng ta có 1.221 người đi làm ăn xa và giúp việc là đối tượng có sự di chuyển nơi cư trú để làm ăn, được xem là đối tượng di cư. Tiếp theo, từ danh sách tất cả 37.012 người đang cư ngụ trong hộ, để chọn ra 1.221 người ở trong hộ (tức không di cư) từ danh sách này thì chúng ta đánh số ngẫu nhiên từ 1 đến 30, lập lại cho đến hết danh sách. Chọn tất cả những cá nhân nằm ở vị trí số 1 trong danh sách đánh số (chọn được 1.233 người, loại bỏ 12 người cuối cùng) có được danh sách 1.221 người cư ngụ trong hộ mà khơng có sự di chuyển đến nơi khác cư ngụ (không di cư).
+ Mơ hình phân tích: Mơ hình liên quan đến các nhân tố hành vi cá nhân người di cư
việc làm. Sử dụng mơ hình hàm Logit, vớicơng cụ hồi quy Binary Logistic của phần mềm SPSS 16, thông tin chúng ta cần về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay khơng, biến phụ thuộc Y lúc này có 2 giá trị là 0 và 1, với 0 là không xảy ra hiện tượng và 1 là có xảy ra hiện tượng, tất nhiên là quan tâm cả thông tin về các biến độc lập Xi. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục được dùng để dự đoán xác suất sự kiện xảy ra theo nguyên tắc nếu xác suất được được dự đốn lớn hơn 0,5 thì kết quả dự đốn sẽ cho là “có” xảy ra sự kiện, ngược lại là kết quả dự đốn sẽ là “Khơng”. Với P là xác suất để một người có di cư (Y=1) thì xác suất để một người khơng di cư là 1-P
i u Inc Hou Num Edu HN HN HN Old Sex P P + + + + + + + + + + = − 0 1 2 3 1 4 2 5 3 6 7 8 9 1 ln β β β β β β β β β β
Y thể hiện di cư việc làm,bằng 1 nếu di cư, bằng 0 nếu người này không di cư. Pi là xác suất người đó di cư (Pi=1). Từ cơng thức trên ta hiểu hệ số ước lượng βi cho biết khi biến Xi tăng 1 đơn vị thì ln (logarit cơ số e) của tỷ lệ (Pi/1-Pi) tăng βi đơn vị. Nên nếu hệ số βi mang đấu dương thì Xi sẽ làm tăng khả năng Y nhận giá trị 1 trong khi hệ số âm làm giảm khả năng này. Chương trình SPSS sẽ giúp chúng ta tính tốn