Chương II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN DI CƯ Ở VIỆT NAM
2.1.5. Đặc điểm của di cư tại Việt Nam giai đoạn 1989-2009
Theo dữ liệu điều tra “Tổng điều tra dân số 2009 - Di cư và đơ thị hóa ở Việt Nam” dựa vào chủ yếu là thống kê mơ tả với từng đặc tính riêng lẻ, đã đưa ra những kết luận cơ bản sau đây:
+ Di cư, đặc biệt là di cư giữa các tỉnh tăng mạnh cả về số lượng và tỷ lệ
Dân số di cư giữa các tỉnh có xu hướng ngày càng gia tăng rõ rệt. Từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và lên tới 3,4 triệu người năm 2009. Tỷ trọng di cư trong tổng dân số cũng tăng tương ứng từ 2,5% trong năm 1989 lên 2,9% năm 1999 và 4,3% năm 2009. Trong khi tỷ lệ tăng hàng năm của dân không di cư giảm 2,4% trong giai đoạn 1989-1999 xuống 1,1% trong giai đoạn 1999-2009. Tỷ lệ tăng hàng năm của dân di cư giữa các huyện tăng từ 0,6% lên 4,2% và tỷ lệ này trong nhóm dân di cư giữa các tỉnh từ 4,0% lên 5,4%.
Số liệu tổng điều tra đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về hiện tượng “nữ hóa di cư”, điều này được thể hiện rất rõ qua hai chỉ số. Thứ nhất, dân số nữ di cư chiếm khoảng một nửa tổng số dân di cư. Thứ hai, tỷ lệ dân số nữ di cư trên tổng số dân di cư liên tục tăng trong hai thập kỷ qua. Ngay từ năm 1989, nữ giới đã chiếm hơn một nửa dân số di cư trong huyện và di cư giữa các huyện trong giai đoạn 1984-1989. Nữ giới chiếm dưới một nửa dân số di cư giữa các tỉnh năm 1989 nhưng đến năm 1999, tỷ lệ nam và nữ trong dân số di cư đã cân bằng. Đến năm 2009, số lượng nữ giới đã nhiều hơn số lượng nam giới trong tất cả các nhóm dân số di cư. Các điều tra khác cũng cho các kết quả tương tự. Sự giảm cầu lao động trong các hoạt động nông nghiệp tại nông thôn và gia tăng các cơ hội việc làm cho phụ nữ tại các thành phố và các khu công nghiệp là những lý do chính cho hiện tượng gia tăng số lượng và tỷ lệ nữ giới di cư này. Xu hướng ngược lại được quan sát thấy trong nhóm dân số khơng di cư với tỷ lệ dân số nữ không di cư giảm dần theo thời gian.
+ Dân số di cư đang dần trẻ hóa, đặc biệt là phụ nữ
Đa số dân di cư, đặc biệt di cư liên tỉnh, là những người trẻ, tập trung trong nhóm 15-29 tuổi. Dân di cư giữa các tỉnh có độ tuổi trẻ nhất với tuổi trung vị là 24 tuổi; di cư giữa các huyện và di cư trong huyện nhiều tuổi hơn một chút và tuổi trung vị tương ứng của hai nhóm này là 25 và 26 tuổi. Trái lại, người khơng di cư có tuổi trung vị là 30 tuổi. So sánh cấu trúc tuổi của người di cư và không di cư qua 3 cuộc tổng điều tra dân số cho thấy dân di cư, đặc biệt là nhóm phụ nữ di cư, ngày càng trẻ hơn trong khi dân số không di cư ngày càng già hơn. Tuổi trung vị của nhóm phụ nữ di cư giảm từ 25 tuổi năm 1989 xuống 24 tuổi năm 1999 và còn 23 tuổi năm 2009. Trong khi đó, tuổi trung vị của phụ nữ không di cư tăng tương ứng từ 25 tuổi năm 1989 lên 28 tuổi năm 1999 và 31 tuổi năm 2009.
+ Có sự khác biệt về luồng di cư giữa các vùng và các tỉnh
Đông Nam bộ là vùng nhập cư chủ yếu trong giai đoạn 1994-1999
và tốc độ nhập cư đến vùng này tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2004 - 2009.
nơi xuất cư chủ yếu trong giai đoạn 1994-1999 và tốc độ xuất cư khỏi các vùng này cũng tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2004-2009. Năm 2009, dân nhập cư chiếm tới trên 10% tổng số dân ở một số tỉnh; đặc biệt, trên một phần ba số dân của tỉnh Bình Dương là người nhập cư. TP.Hồ Chí Minh có khoảng một triệu người và Bình Dương có khoảng nửa triệu người nhập cư thuần (số dân nhập cư trừ số dân xuất cư). Ngược lại, ở nhiều tỉnh, dân nhập cư chỉ chiếm dưới 1% số dân của các tỉnh đó và ở một số tỉnh dân số xuất cư nhiều hơn nhập cư.
+ Dân số di cư có trình độ và điều kiện sống tốt hơn so với dân số khơng di cư
Nhìn chung, người di cư trong độ tuổi lao động có trình độ văn hóa và chun mơn kỹ thuật cao hơn so với những người không di cư; người di cư có điều kiện sống tốt hơn; người di cư cũng có tỷ lệ sử dụng nước sạch và hố xí hợp vệ sinh cao hơn.
+ Di cư nông thôn-thành thị làm gia tăng khoảng cách nông thôn-thành thị
Dân không di cư sống ở thành thị có nhiều lợi thế hơn dân khơng di cư sống ở nông thôn. Dân không di cư sống ở thành thị được đào tạo cao hơn, mức sống cao hơn, tỷ lệ người lớn đã hoàn thành bậc tiểu học cao hơn, tỷ lệ sử dụng nguồn nước sạch và hố xí hợp vệ sinh cao hơn. Một mặt, chất lượng sống của dân di cư từ nơng thơn ra thành thị có những cải thiện đáng kể sau di cư do điều kiện sống ở khu vực thành thị cao hơn hẳn khu vực nông thôn. Mặt khác, dân di cư từ nông thôn ra thành thị là những người khá giả hơn và có trình độ văn hóa và chun mơn kỹ thuật cao hơn những người không di cư ở nơng thơn nơi họ ra đi. Tính chọn lọc của di cư này góp phần làm gia tăng khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
+ Di cư ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của trẻ em di cư trong độ tuổi đến trường
Tỷ lệ đang học tiểu học và trung học cơ sở của trẻ em trong độ tuổi đến trường ở nhóm trẻ em di cư thấp hơn đáng kể so với nhóm trẻ em khơng di cư. Khác biệt rõ ràng và lớn nhất được tìm thấy trong nhóm trẻ em di cư giữa các tỉnh.
+ Di cư đóng góp đáng kể vào tăng dân số thành thị và quá trình đơ thị hóa
Các đơ thị đơng dân cũng chính là những nơi có nhiều người nhập cư. Ngoại trừ một số tỉnh là nơi tập trung các khu cơng nghiệp, những tỉnh có tỷ trọng dân nhập cư cao là những tỉnh có tỷ trọng dân số thành thị cao và ngược lại. Các khu vực có tỷ lệ đơ thị hố cao cũng là nơi có tỷ lệ dân nhập cư cao; các đô thị đặc biệt bao gồm các tỉnh thành phố lớn có tỷ trọng dân nhập cư cao nhất.