2.1 .Hoạt động cho vay DNNVV của các chi nhánh Agribank
2.1.2. Tình hình phát triển số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM
TP.HCM là một trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước, do đó hàng năm có hàng ngàn DN đăng ký thành lập mới, trong đó chủ yếu là các DNNVV. Tính đến hết năm 2010, TP.HCM có hơn 85.000 DNNVV chiếm hơn 24% tổng số DNNVV trong cả nước.
Tình hình phát triển số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM từ năm 2006 đến năm 2010 được thể hiện qua số liệu thống kê sau:
Bảng 2.1: Số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM từ năm 2009 đến 2012
Đơn vị tính: DN
Chỉ tiêu đánh giá
Năm
2009 2010 2011 2012
Phân theo qui mơ lao
41
Phân theo qui mơ vốn
bình quân 44.633 54.327 65.758 71.852
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Với số liệu thống kê Bảng 2.4, nếu xét theo qui mô lao động bình quân thì số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM cao hơn nếu xét theo qui mơ vốn bình qn. Vì vậy, để so sánh số lượng DN qua các năm với nhau, tác giả thống nhất sử dụng số liệu phân theo qui mơ lao động bình quân.
Như vậy, ta thấy số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM qua các năm tăng rất nhanh, cụ thể so với năm 2009 số lượng DNNVV năm 2010 tăng lên 15.202 DN với tỷ lệ tăng là 24,97%; so với năm 2010 số lượng DNNVV năm 2011 tăng 8.147 DN, tăng 11,93%; so với năm 2011 số lượng DNNVV năm 2012 tăng 7.892 DN, tăng 9,27%.
Nếu so với cả nước thì số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM năm 2009 chiểm tỷ trọng 29,97%, năm 2010 chiểm tỷ trọng 30,77%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 24,33% và năm 2012 chiếm tỷ trọng gần 24%. Điều này đã phản ánh được rằng TP.HCM là một trung tâm kinh tế, tài chính của Việt Nam nên đã thu hút sự đầu tư của người dân và các tổ chức trong và ngồi nước.
Xét về loại hình DN ta có cơ cấu loại hình DN được thống kê trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu loại hình DNNVV trên địa bàn TP.HCM năm 2010
Nguồn: Tổng cục thống kê (15) Doanh nghiệp tư nhân 10% Công ty cổ phần 9% Công ty TNHH 47% Công ty TNHH MTV 11% Công ty hợp danh 0% Đơn vị trực thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh 21% Doanh nghiệp nhà nước 2%
42
Theo biểu đồ 2.5 thì loại hình Cơng ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 46,74%; tiếp đến là đơn vị trực thuộc DN ngoài quốc doanh chiếm 21,28%; Công ty TNHH 1 thành viên chiếm 10,49%; Công ty cổ phần chiếm 9,41%; DN nhà nước chiếm 2,02% và cuối cùng là cơng ty hợp danh chiếm 0,005%. DNNVV thuộc loại hình Cơng ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất là một tất yếu khách quan, vì các DN ở TP.HCM cũng như ở Việt Nam chủ yếu là do các cá nhân thành lập, các cá nhân này thường là nhóm bạn bè, cùng dịng họ hay một cá nhân tự đứng tên thành lập, họ khơng muốn có nhiều người tham gia. Ngồi ra từ khi Luật DN 2005 ra đời đã cho phép các cá nhân thành lập DN TNHH một thành viên nên loại hình này cũng đã phát triển rất nhanh.
Biểu đồ 2.3: Số DNNVV bị giải thể hoặc phá sản trên địa bàn TP.HCM từ năm 2009 đến năm 2012
Đơn vị tính: DN
Nguồn: Tổng cục Thống kê (15)
Theo số liệu tại biểu đồ 2.6 số lượng DNNVV bị giải thể hoặc phá sản tăng qua các năm, năm 2009 là 7.986 DN thì năm 2012 là 16.521 DN tăng 106,87% và bằng 17,75% số DNNVV đang hoạt động. Có thể nói số DN bị giải thể và phá sản ngày càng tăng cao là do tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn trong thời gian vừa qua, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách nhà nước và công ăn việc làm của người
2009 2010 2011 2012 7986 8639 11131 16521
43
lao động.
2.1.3. Hoạt động cho vay các DNNVV tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM:
2.1.3.1. Dư nợ cho vay các DNNVV trên địa bàn
Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế - xã hội nói chung ở Việt Nam và địa bàn TP.HCM nói riêng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn, làm ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt đầu từ năm 2007 và bùng phát mạnh vào năm 2008, thêm vào đó tình hình lạm phát cao ở Việt Nam. Để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà Nước phải nâng lãi suất cơ bản làm cho lãi suất huy động tăng lên và tất yếu lãi suất cho vay cũng sẽ tăng lên tương ứng, ngồi ra Ngân hàng Nhà Nước cịn qui định hạn mức tín dụng chung cho nền kinh tế (tối đa 20%) nên càng làm tăng thêm khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và làm ảnh hưởng trực tiếp đến dư nợ tín dụng đối với DNNVV. Bước sang năm 2013, dưới sự điều hành của Ngân hàng Nhà Nước, lãi suất huy động dần hạ nhiệt kéo theo lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay. Số liệu cho vay DNNVV tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM như sau:
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ DNNVV từng chi nhánh trong tổng dư nợ khu vực TP.HCM Đơn vị: tỷ đồng, % STT CHI NHÁNH 2011 2012 Số tuyệt đối Tỷ trọng Nợ xấu Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Nợ xấu Tỷ trọng 1 Chi nhánh Mạc Thị Bưởi 3,350 23% 328 10% 3,650 26% 330 9% 2 Chi nhánh Bình Chánh 502 3% 231 46% 510 4% 250 49%
44 3 Chi nhánh 3 380 3% 45 12% 375 3% 37 10% 4 Chi nhánh TP.HCM 2,900 20% 149 5% 2,540 18% 156 6% 5 Chi nhánh Sài Gòn 379 3% 21 6% 400 3% 24 6% 6 Chi nhánh 9 280 2% 10 4% 310 2% 11 4% 7 Chi nhánh Nhà Bè 240 2% 12 5% 223 2% 10 4% 8 Các chi nhánh khác 6,520 45% 790 12% 6,223 44% 810 13% Tổng cộng 14,551 100% 1,586 11% 14,231 100% 1,628 11%
Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết hoạt động chi nhánh
Số liệu cho thấy dư nợ cho vay DNNVV năm 2012 không thay đổi nhiều so với năm 2011. Tuy nhiên nợ xấu năm 2012 tăng so với năm 2011. Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các DN, bên cạnh đó các ngân hàng cũng dè dặn hơn trong chuyện mở rộng cho vay trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Năm 2011, chi nhánh Bình Chánh có tỷ lệ nợ xấu cao nhất chiếm 46% dư nợ tại chi nhánh, thấp nhất trong các chi nhánh nghiên cứu là chi nhánh 9 với 4% nợ xấu trong tổng dư nợ. Năm 2012, chi nhánh Bình Chánh vẫn đứng đầu danh sách về tỷ lệ nợ xấu với 46%, vị trí thấp nhất thuộc về chi nhánh 9 và chi nhánh Nhà Bè cùng với 4% nợ xấu trong tổng dư nợ.
2.1.3.2. Cơ cấu cho vay theo loại hình DN
Hoạt động của Agribank những năm gần đây đã chú trọng đến đối tượng bán lẻ, vì vây, con số 20,89% tỷ trọng cho vay kinh tế cá thể có cao hơn mặt bằng chung của khu vực và tồn ngành nhưng nhìn tuy cịn khá khiêm tốn so với quy mô hoạt động của Agribank.
Trong cơ cấu dư nợ phân theo loại hình DN, dư nợ cho vay DNTN chiếm tỷ trọng ít nhất, bình qn 9,91% trong các chi nhánh nghiên cứu. Chi nhánh Bình Chánh và Chi nhánh TP.HCM là có tỷ trọng cho vay đối tượng này cao nhất, tương ứng 17,3% và 12,48%. Nhìn chung, hoạt động cho vay DNTN và kinh tế cá thể không phát triển mạnh ở những chi nhánh có mức độ phát triển thương mại, dịch vụ
45
cao như chi nhánh Sài Gòn, chi nhánh Mạc Thị Bưởi.
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo loại hình là dư nợ cho vay cơng ty TNHH, bình qn 39,65%, đơn vị có dư nợ cho vay loại hình này cao nhất là Chi nhánh Mạc Thị Bưởi, 48,6%, thấp nhất là Chi nhánh Bình Chánh 30,8%. Tương tự, tỷ trọng dư nợ cho vay công ty cổ phần đứng thứ 2, 29,55%, Chi nhánh Mạc Thị Bưởi cũng là đơn vị đi đầu trong cho vay loại hình DN này, 39%, chi nhánh 3 là có tỷ trọng cho vay cơng ty cổ phần thấp nhất, 19,4%.
Bảng 2.5 Tỷ trọng cho vay theo loại hình DN bình quân giai đoạn 2011-2012
ĐVT: % STT Chi nhánh Công ty cổ phần Công ty TNHH DNTN KT cá thể Cộng 1 Chi nhánh Mạc Thị Bưởi 39 48.6 6 6.4 100 2 Chi nhánh Bình Chánh 25.8 30.8 17.3 26.1 100 3 Chi nhánh 3 19.4 32.4 10.5 37.7 100 4 Chi nhánh TP.HCM 30 39 12.5 18.5 100 5 Chi nhánh Sài Gòn 30.7 43.5 8.1 17.7 100 6 Chi nhánh 9 31 43 7 19 100 7 Chi nhánh Nhà Bè 29.3 39.6 10.2 20.9 100 8 Các chi nhánh khác 31.2 40.3 7.7 20.8 100 Bình quân 29.55 39.65 9.91 20.89 100
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết hoạt động chi nhánh
2.1.3.3. Cho vay theo ngành nghề
Nhóm khách hàng hiện nay đóng góp vào hiệu quả chung của Agribank khu vực TP.HCM cao nhất là dịch vụ, thương mại và xây lắp, đây là nhóm khách hàng quyết định đến qui mơ và ảnh hưởng nhất định đến một số chỉ tiêu quan trọng của các chi nhánh.
Bảng 2.6 Tỷ trọng cho vay theo ngành nghề bình quân giai đoạn 2011-2012
46 STT Chi nhánh Thương mại Nuôi trồng Xây lắp Công nghiệp chế biến Khác Cộng 1 Chi nhánh Mạc Thị Bưởi 44 8 26 15 6 100 2 Chi nhánh Bình Chánh 26 25 15 14 20 100 3 Chi nhánh 3 31 12 34 21 2 100 4 Chi nhánh Nhà Bè 2 35 10 13 21 100 5 Chi nhánh Sài Gòn 28 13 6 25 28 100 6 Chi nhánh 9 34 7 19 16 24 100 7 Chi nhánh TP.HCM 31 17 16 12 24 100 8 Các chi nhánh khác 24 19 10 12 35 100 Bình Quân 28 17 17 16 20 100
Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết hoạt động chi nhánh
Đứng đầu danh sách cho vay theo ngành nghề là thương mại, xây lắp - đây cũng là 2 nhóm ngành đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận của Agribank. Ngành nuôi trồng chiếm tỷ trọng 17% đây là lĩnh vực Agribank chú trọng và có chính sách áp dụng riêng, đặc biệt là trong giai đoạn 2011-2012 đến nay. Cho vay thương mại tập trung nhiều ở những đơn vị có nằm sâu trong trung tâm thành phố nhiều nhất là chi nhánh Mạc Thị Bưởi, thấp nhất là chi nhánh Nhà Bè. Tỷ trọng cho vay nhóm ngành xây lắp khá cao, bình quân 17% tại địa bàn nghiên cứu, nhiều nhất là Chi nhánh 3 chiếm tỷ trọng 34%, thấp nhất là chi nhánh Sài Gòn 6%. Hoạt động cho vay mục đích kinh doanh thương mại ngày càng phát triển, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.
2.1.3.4. Cho vay theo thời hạn
Bảng 2.7 Cơ cấu cho vay phân theo thời gian bình quân giai đoạn 2011-2012
ĐVT: %
STT Chi nhánh Ngắn hạn Trung, dài hạn Cộng
1 Chi nhánh Mạc Thị Bưởi 88,8 11,2 100
47 3 Chi nhánh 3 62,9 37,1 100 4 Chi nhánh TP.HCM 81,0 19,0 100 5 Chi nhánh Sài Gòn 60,4 39,6 100 6 Chi nhánh 9 79,0 21,0 100 7 Chi nhánh Nhà Bè 76,5 23,5 100 8 Các chi nhánh khác 65,0 35,0 100 Bình quân 75,04 24,96 100
Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết hoạt động chi nhánh
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tập trung nhiều ở những chi nhánh có hoạt động xuất khẩu, sản xuất, thương mại phát triển như chi nhánh Mạc Thị Bưởi 88,8%, chi nhánh Bình Chánh 86,7%, Chi nhánh TP.HCM 81%. Đơn vị có tỷ trọng cho vay ngắn hạn thấp nhất là chi nhánh 3 62,9%.
2.2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RRTD TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH AGRIBANK:
Giai đoạn 2011-2012, nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực TP.HCM nói riêng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến mọi hoạt động kinh doanh bị trì trệ, thị trường bất động sản đóng băng một thời gian dài,… làm ảnh hưởng đến thu nhập cũng như nhu cầu chi tiêu của mọi thành phần kinh tế. Hoạt động cho vay đối với các DN đặc biệt là DNNVV của Agribank do đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro xuất phát từ phía DNNVV, từ phía Ngân hàng, và từ điều kiện nền kinh tế. Có thể kể đến một số nhân tố sau:
2.2.1. Nhân tố xuất phát từ phía DNNVV
- Tiềm lực tài chính khơng lành mạnh
Thực tế cho thấy nhiều DNNVV có qui mơ tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao (chiếm tỷ trọng gần 70% trong tổng nguồn vốn) là đặc điểm chung của hầu hết các DNNVV có quan hệ tín dụng với Agribank. Nguyên nhân là do nguồn vốn ban đầu thành lập DN chủ yếu là của một hoặc vài cá nhân góp vốn, nên nguồn vốn khá thấp, để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, các DNNVV phải chiếm dụng và vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau,
48
thậm chí DN chấp nhận vay vốn với lãi suất khá cao (từ 2% đến 3%/tháng). Việc tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao đã làm cho khả năng thanh toán của DNNVV thấp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Đạo đức, uy tín và năng lực của người vay
Đa phần các DNNVV có quan hệ tín dụng với Agribank thường che giấu thơng tin, khai báo khơng thành thật. Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các DN cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tài chính của DN dựa trên số liệu do các DN cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để thu hồi nợ vay.
Thêm vào đó tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích vẫn tồn tại. Đa số các DN khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các DN sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của cán bộ ngân hàng, làm ảnh hưởng xấu đến các DN khác.
Bên cạnh đó, phần lớn cán bộ quản lý trong các DN khi thành lập DN và hoạt động kinh doanh dựa trên kinh nghiệm là chính, chưa được đào tạo qua trường lớp cơ bản nên có nhiều hạn chế trong công tác quản lý kinh tế, tài chính cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động, kinh doanh.
2.2.2. Nhân tố xuất phát từ phía Ngân hàng
- Quá trình xét duyệt và phán quyết mức cho vay của Agribank còn kéo dài
thời gian làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư cũng như tiến trình thi cơng các cơng trình, dự án của DN. Nhiều hồ sơ vay vượt mức phán quyết phải trình qua nhiều bộ phận.
- Năng lực của cán bộ tín dụng cịn yếu. Đa phần các Cán bộ được Agribank
49
quản lý khoản vay lại nằm ở kinh nghiệm thực tế, khả năng xử lý tình huống. Những kiến thức, kinh nghiệm này thường do các cán bộ lâu năm truyền lại cho các cán bộ mới nên nếu người trước làm sai sẽ ảnh hưởng đến những người sau. Đây là một thực trạng tồn tại từ rất lâu trong hệ thống Agribank.
- Giám sát, kiểm tra sau khi cho vay chưa chặt chẽ
Cơng tác giám sát món vay, đánh giá lại định kỳ về khách hàng, khoản vay và tài sản thế chấp bị buông lỏng, đặc biệt đối với những khách hàng có quan hệ tín