Liên minh hợp tác để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí NCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nghiên cứu khoa học của sở khoa học và công nghệ tỉnh đồng tháp (Trang 45)

CHƢƠNG 3 KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH ĐỂ NÂNG CAO NĂNG

3.3 Thực hiện chiến lƣợc cốt lõi – Liên minh hợp tác và đề xuất các chính sách nhằm huy

3.3.2 Liên minh hợp tác để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí NCKH

Thực hiện liên minh hợp tác chủ lực ở cấp chuyên viên chuyên nghiệp với nhân tố hoạt động là Phòng Quản lý khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ trong việc huy động nguồn lực về tài chính phục vụ hoạt động NCKH trên địa bàn Tỉnh với hai mục tiêu:

Gia tăng nguồn kinh phí NCKH bao gồm nguồn vốn đối với ngân sách trung ƣơng thông qua lồng ghép các chƣơng trình NCKH cấp trung ƣơng và nguồn vốn ngân sách tỉnh trên cơ sở thực hiện lập kế hoạch dự toán hàng năm. Việc lập dự tốn kế hoạch kinh phí NCKH hàng năm trên cơ sở xác định đầy đủ về nhu cầu về thị trƣờng NCKH ngắn hạn và dài hạn trên địa bàn Tỉnh, cho nên đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp có sứ mạng huy động mọi nguồn lực để hiến kế với liên minh hội đồng cấp tỉnh về nhu cầu đầy đủ các đề tài NCKH hình thành thị trƣờng NCKH dựa theo hiện trạng kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp.

Gia tăng nguồn kinh phí NCKH đối với khu vực dân doanh gồm 2 nguồn vốn chi từ quỹ khoa học và công nghệ và nguồn vốn do doanh nghiệp và cá thể tự đầu tƣ cho hoạt động NCKH. Đối với nguồn vốn NCKH dân doanh tự trang trãi có chính sách cơ chế xem hoạt động NCKH là chi phí hợp lý; tổ chức giao các đề tài, dự án cho các doanh nghiệp; tổ chức tốt công tác tƣ vấn và hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ nhằm thể hiện ngay hiệu quả của đầu tƣ để tạo sức thu hút đầu tƣ trong khu vực dân doanh vào lĩnh vực NCKH; thực hiện các chính sách tín dụng theo chế độ ƣu đãi để đổi mới công nghệ, trang thiết bị và các ƣu đãi đối với loại hình doanh nghiệp KHCN.

Vận dụng các chính sách ƣu đãi hình thành những tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ độc lập hỗ trợ Sở khoa học thực hiện dịch vụ tƣ vấn, theo dõi, quản lý và thanh quyết toán đề tài.

Các qui định về tài chính minh bạch thơng thống trên cơ sở khốn từng cụm kinh phí đề tài phù hợp tiến độ triển khai tạo thuận lợi cho hoạt động của Hội đồng nghiệm thu, xét duyệt và thẩm định kết quả nghiên cứu.

3.3.3 Liên minh hợp tác nhằm phát triển đầu tƣ cơ sở vật chất tiềm lực KHCN, các tổ chức hoạt động KHCN

Thực hiện liên minh hợp tác ở cấp chuyên viên chuyên nghiệp với hạt nhân là Phòng Quản lý khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ trong việc phát triển tiềm lực khoa học ở các khu vực quản lý công, doanh dân nhằm đạt đƣợc một số kết quả nhƣ: (i) Hạn chế sai lầm trong việc đầu tƣ công nghệ và giá cả; (ii) Các thành viên nắm rõ về tiềm lực khoa học công nghệ của nhau có thể hợp tác dùng chung cơ sở hạ tầng và cùng phối hợp triển khai thực hiện đề án NCKH. Tuy nhiên đối với các doanh dân có cùng sản phẩm hàng hóa giống nhau sẽ xuất hiện rào cản vì yếu tố cạnh tranh phải giữ kín về cơng nghệ, cịn các đơn vị thuộc khối quản lý công sẽ không bị rào cản này; (iii) Mọi thành viên trong liên minh sẽ không ngừng nâng cao về kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm trong quá trình hội thảo chọn lựa cơng nghệ, đầu tƣ phát triển về tiềm lực KHCN. Thực hiện các giải pháp cụ thể nhƣ sau:

Đầu tƣ có hiệu quả cơ sở vật chất hạ tầng có tác động gia tăng tiềm lực khoa học công nghệ từ ngân sách địa phƣơng vào các cơng trình trọng điểm, đồng thời tranh thủ đầu tƣ của trung ƣơng trong các cơng trình cấp vùng và cấp nhà nƣớc trên địa bàn Tỉnh.

Hình thành các doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ với đầu tƣ trang bị thích đáng, hƣớng đến xây dựng các mơ hình cơng nghệ cao thu hút các nguồn đầu tƣ ngoài tỉnh cho hạng mục trang bị cơ sở vật chất KHCN.

Thu hút các cơ sở KHCN Trung ƣơng, ngoài tỉnh và nƣớc ngồi đến trú đóng tại tỉnh, xây dựng cơ sở vật chất và trang bị các trang thiết bị nghiên cứu triển khai NCKH và ứng dụng thực tiễn sản xuất.

Vận dụng chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thẩm định, miễn giảm thuế để kích thích các doanh nghiệp tích cực đầu tƣ, đổi mới các trang thiết bị cơng nghệ hiện đại. Chính sách ƣu đãi thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ giá thuê mặt bằng, đào tạo lao động, thông tin khoa học, công nghệ và thị trƣờng, điều kiện tham gia đề tài NCKH, xây dựng bộ phận nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực quản lý NCKH của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp thực chất là nâng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc của Sở Khoa học để thực hiện nhiệm vụ huy động mọi nguồn lực về KHCN trong và ngoài Tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động NCKH, gia tăng hàm lƣợng khoa học và công nghệ, thúc đẩy và đảm bảo tốc độ tăng trƣởng bền vững kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp, rút ngắn khoảng khoảng cách tụt hậu so với mặt bằng chung trong khu vực và cả nƣớc.

Nâng cao năng lực quản lý hoạt động NCKH của tổ chức quản lý Cơng, ngồi tác động gia tăng các yếu tố khoa học và công nghệ, tác động đối với tăng trƣởng kinh tế cịn có các tác động tổng hợp nhƣ hỗ trợ cơ sở khoa học và lý luận cho phát triển quản lý nhà nƣớc để chỉ đạo phát triển và hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển thông qua việc tạo ra các sản phẩm mới và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sản xuất, góp phần tạo việc làm và đóng góp tích cực vào q trình cải thiện nguồn nhân lực, hỗ trợ bảo vệ môi trƣờng sinh thái và khắc phục các tác động xã hội trong quá trình tăng trƣởng kinh tế nhanh.

Nâng cao năng lực quản lý hoạt động NCKH của Sở Khoa học và Công nghệ gắn liền với việc mở rộng các nhu cầu về NCKH, các đề tài, dự án KHCN hàng năm và những năm tới nhằm ngày càng nâng cao hàm lƣợng khoa học và cơng nghệ trong phát triển, góp phần cải thiện chất lƣợng tăng trƣởng và đảm bảo phát triển bền vững kinh tế xã hội của Tỉnh, đồng thời chú trọng phát huy các nguồn lực trong khu vực dân doanh đồng bộ với những hoạt động nghiên cứu khoa học trong khu vực công.

Đề tài đã đƣa ra giải pháp thực hiện chiến lƣợc cốt lõi liên minh hợp tác ở cấp chuyên viên chuyên nghiệp mà phòng Quản lý Khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là hạt nhân trung tâm, nhằm huy động và phát triển tiềm lực KHCN của Tỉnh bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn kinh phí và tiềm lực cơ sở vật chất KHCN và các tổ chức KHCN trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Ý nghĩa của việc thực hiện giải pháp liên minh ở cấp chuyên viên chuyên nghiệp đƣợc trình bày trên khơng những chỉ tác động về huy động và phát triển tiềm lực KHCN ở thực hiện thành công chức năng nhiệm vụ cả tổ chức quản lý công Sở Khoa học và Cơng nghệ mà cịn mở ra một cách thức hoạt động mới hiệu quả của nhóm, xóa bỏ đi ranh giới và rào cản ngăn cách tiềm ẩn theo lối mịn cũ, cá nhân riêng lẻ, từ đó hạn chế sự lãng phí về nguồn lực do sự chồng chéo về thông tin, về dữ liệu để từng bƣớc tiến tới giải pháp tích hợp hiệu quả liên ngành ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính (2007), Thơng tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự tốn kinh phí đối với đề tài, dự án khoa học và cơng nghệ có sử dụng NSNN.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11 tháng 5 năm 2007 về Quy định các thủ tục đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

3. Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2010), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2010. 4. Chính phủ (2003), Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2003 về

Thành lập Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

5. Nguyễn Hữu Lam (2010), Bài giảng lý thuyết môn học quản lý công và lãnh đạo,

Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. HCM.

6. Quốc hội (2000), Luật về Khoa học Công nghệ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp (2009), Khảo sát tình hình

ứng dụng kết quả các đề tài khoa học và công nghệ vào thực tiễn ở tỉnh Đồng Tháp.

Báo cáo tổng kết tháng 12 năm 2009.

8. Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp (2010), Tập huấn “Nâng

cao kỹ năng xây dựng đề tài, dự án”, Tài liệu hội thảo ngày 15 tháng 9 năm 2010.

9. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp (2009), Về hoạt động khoa học công nghệ

giai đoạn 2011-2011. Kế hoạch số 269/KH-KHCN-VP ngày 3 tháng 8 năm 2009.

10. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp (2009), Quy hoạch phát triển Khoa học

và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Báo cáo tóm tắt tháng 12 năm 2009.

13. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2005), Quyết định 59 Qui định về việc tuyển chọn

tổ chức, cá nhân chủ trì, thực hiện đề tài KHCN và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Tỉnh.

14. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2005), Quyết định 61 Qui định về việc nghiệm thu

đề tài KHCN và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Tỉnh.

15. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2006), Quyết định 1339 về Qui chế tổ chức thực

hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở.

16. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2007), Quyết định 26 Qui định về việc đánh giá

nghiệm thu đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp Tỉnh.

17. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, Báo cáo tóm tắt tháng 11 năm 2010.

18. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2008), Quyết định số 1097/QĐ-UBND-HC ngày 7

tháng 10 năm 2008 về Quy định chức năng nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp.

19. Ủy ban Nhân tỉnh Đồng Tháp (2008), Quyết định 11 ban hành một số chính sách và

cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư vào hoạt động Khoa học và Công nghệ.

20. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng (1989), Kinh tế của sự phát triển.

Tiếng Anh

21. Mintzberg, Henry (1983), “The Case for Corporate Social Responsibility”, Journal of

Business Strategy, Fall 1983, pp. 3-15.

22. Mintzberg, Henry (1983), Structure in Fives: Designing Effective Organizations, NXB Prentice Hall, USA.

23. Ronald Lippitt (1947), Training in Community Relations: A Research Exploration Toward New Group Skills, NXB Harper, USA.

PHỤ LỤC 1: Phân tích Trƣờng lực và Nhân vật (Force Field Analysis – FFA) 3

Lập kế hoạch quản lý hoạt động NCKH

I. PHÂN TÍCH TRƢỜNG LỰC

Lực ỦNG HỘ sự thay đổi Điểm

- Đáp ứng xu hƣớng phát triển KT-XH, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế 3 - Áp lực gia tăng nguồn lực khoa học và công

nghệ 3

- Áp lực tránh sự tụt hậu so với mặt bằng chung trong khu vực và cả nƣớc

5

- Áp lực của dƣ luận do việc sử dụng khơng hết nguồn kinh phí NCKH hàng năm 5 - Áp lực bởi thực tế số lƣợng đề tài NCKH ít, hiệu quả ứng dụng khơng cao 4

TỔNG ĐIỂM 20 II. PHÂN TÍCH NHÂN VẬT

Nhân vật ỦNG HỘ sự thay đổi Điểm 1. Chuyên viên, cán bộ quản lý của Sở

KH&CN 15

- Mong muốn có sự phối hợp tổ chức liên minh hợp tác, hoạt động nhóm và học tập nhóm.

5

- Có trình độ, nhiệt tình mong muốn có nhiều ngƣời tham gia NCKH 3 - Động cơ phấn đấu cho sự thăng tiến và địa vị trong tổ chức 3 - Mong muốn đƣợc thể hiện quan điểm cá nhân trong công việc 3

2. Quản lý cấp trên của Sở KHCN 7

- Ln ủng hộ, địi hỏi có những chuyển biến thay đổi trong quản lý NCKH để KHCN thật sự là động lực của sự phát triển.

4

- Hoàn thiện bộ máy cấp Sở KH đến hệ

thống chân rết cấp huyện, thị, thành. 3

3. Các cơ quan QLNN khác 6

- Mong muốn có sự hợp tác tốt tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động NCKH ở cấp ngành và cấp cơ sở.

3

- Mong muốn tham gia nhiều đề tài NCKH để khơng ngừng hồn thiện, cải tiến và đổi mới ở ngành mình

3

4. Ngƣời dân 9

- Mong muốn sự hoàn thiện bộ máy quản lý NCKH để thực thi các chính sách hỗ trợ cho khu vực tƣ

5

- Mong muốn thái độ phục vụ nhiệt tình,

đƣợc tơn trọng, đƣợc lắng nghe 4

TỔNG ĐIỂM 37

Lực CẢN TRỞ sự thay đổi Điểm

- Ý chí phịng thủ, lập kế hoạch vừ a chừng để dễ dàng thực hiện 4 - Mức lƣơng thấp nhƣng phải làm việc nhiều,

ảnh hƣởng bởi thời gian làm thêm bên ngoài 2 - Cách làm việc sơ cứng, thủ tục cứng nhắc, đòi hỏi thủ tục rƣờm rà làm ngƣời khác ngại tiếp xúc.

4

- Phƣơng thức làm việc theo lối mịn cũ, khơng muốn tiếp cận những cái mới, tiến bộ 3 - Sự thu hút nhân lực mạnh mẽ với mức lƣơng cao, nhiều cơ hội từ khu vực tƣ nhân 2

TỔNG ĐIỂM 15 Nhân vật CẢN TRỞ sự thay đổi Điểm 1. Cán bộ lớn tuổi tại Sở KHCN 11

- Tính kém năng động của lớp cán bộ lớn tuổi trong tổ chức, tƣ duy “lối mòn” 4 - Tâm ý “an nhàn”, ngại thay đổi, ngại va chạm khi có những thách thức chuyển đổi 4 - Tinh cảm cá nhân xen lẫn vào cơng việc,

thƣơng thì ủng hộ, ghét thì khơng hỗ trợ. 3

2. Ngƣời đang có chức vụ tại Sở KHCN 8

- Sự lo ngại về lợi ích (địa vị) giữa những ngƣời đƣơng chức và những ngƣời phấn đấu 3 - Ngại chịu trách nhiệm, quan điểm bảo thủ,

“nguyên tắc thủ trƣởng” 5

3. Những nhóm lợi ích liên quan 8

- Sợ mất lợi ích khi SKH có thay đổi nhân sự

quản lý lĩnh vực kinh doanh của mình 4 - Sợ tốn thêm “chi phí giao dịch” để thiết lập

những mối quan hệ mới 4

4. Những ngƣời quản lý tài chính 9

- Ngại tốn kém ngân sách của tổ chức 4

- Ngại những khoản chi phí chƣa có quy định 5

TỔNG ĐIỂM 36 MỤC TIÊU THAY ĐỔI

NÂNG CAO NĂNG LỰC NCKH VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH - Gia tăng số lƣợng đề tài NCKH kể cả chất lƣợng đƣợc đảm bảo. - Gia tăng mức dự tốn kinh phí NCKH hàng năm theo mức phát triển NCKH. - Gia tăng nguồn nhân lực tham gia NCKH.

- Gia tăng đầu tƣ tiềm lực KHCN tạo môi tƣờng thuận lợi cho hoạt động NCKH CHIẾN LƢỢC LIÊN MINH HỢP TÁC VỚI HẠT NHÂN LÀ PHÕNG QUẢN LÝ KHOA HỌC, SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH ĐỒNG THÁP

PHỤ LỤC 2: MƠ HÌNH SẢN XUẤT TÍNH TỔNG NĂNG SUẤT NHÂN TỐ (TFP) 4

Một phƣơng pháp phổ biến dung để đánh giá hiệu quả của nền kinh tế hay của các ngành kinh tế là sử dụng hàm sản xuất với hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn và lao động. Sự tăng sản lƣợng trong nền kinh tế chủ yếu là do hai phần chính:

1) Sự gia tăng của các yếu tố đầu vào

2) Sự gia tăng về năng suất bằng hệ số tổng năng suất nhân tố

Hàm sản xuất thể hiện sự đóng góp của vốn, lao động và tổng năng suất các nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nghiên cứu khoa học của sở khoa học và công nghệ tỉnh đồng tháp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)