Đánh giá sơ bộ thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến dự định nghỉ việc của nhân viên ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Đánh giá sơ bộ thang đo

4.3.1. Đánh giá sơ bộ thang đo sự hài lịng trong cơng việc

Việc đánh giá sơ bộ thang đo sẽ được đo lường bằng hệ số Cronbach alpha. Trong đó Cronbach alpha có giá trị từ 0-1 và hệ số Cronbach alpha nằm trong khoảng 0.6-0.7 là mức tối thiểu (Hair và cộng sự, 2010).

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì một thang đo có độ tin cậy tốt nếu Cronbach alpha nằm trong khoảng từ 0.70 đến 0.80. Nếu Cronbach alpha ≥0.60 thì thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy và hệ số tương quan của biến đo lường so với biến tổng ≥0.3 thì biến đó đạt u cầu.

Do vậy, trong nghiên cứu này thang đo phải có giá trị Cronbach alpha ≥0.6 và hệ số tương quan của biến đo lường so với biến tổng phải ≥0.3.

Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo đo lường sự hài lịng trong cơng việc được tổng hợp trong bảng 4.5. Trong đó biến Work4 bị loại khỏi thang đo vì hệ số tương quan của biến Work4 bằng 0.227<0.3, không thỏa điều kiện17.

Bảng 4.5 Kết quả hệ số Cronbach alpha của thang đo sự hài lịng trong cơng việc

Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach alpha nếu loại biến

Nhóm yếu tố bản chất cơng việc (Work) Cronbach alpha = .865

Work1 6.69 1.980 .802 .753

Work2 6.69 1.971 .757 .799

Work3 6.91 2.385 .680 .867

Nhóm yếu tố đào tạo và thăng tiến (Promotion) Cronbach alpha = .917

Pro1 21.01 20.853 .695 .909 Pro2 21.15 21.322 .748 .905 Pro3 21.16 20.368 .721 .907 Pro4 21.16 20.644 .802 .900 Pro5 21.55 21.931 .698 .909 Pro6 21.62 20.814 .696 .909 Pro7 21.53 21.907 .729 .907 Pro8 21.72 21.133 .747 .905

Nhóm yếu tố tiền lương (Pay) Cronbach alpha = .876

Pay1 8.85 6.003 .632 .880

Pay2 8.83 5.450 .803 .814

Pay3 8.95 5.542 .728 .844

Pay4 9.11 5.503 .779 .824

Nhóm yếu tố lãnh đạo (Supervisor) Cronbach alpha = .896

Sup1 20.65 16.338 .489 .902 Sup 2 20.38 15.432 .768 .875 Sup 3 20.72 14.179 .696 .881 Sup 4 20.55 15.621 .668 .884 Sup 5 20.75 13.630 .890 .856 Sup 6 20.65 13.736 .770 .872 Sup 7 20.90 14.939 .644 .887

Nhóm yếu tố đồng nghiệp (Co-workers) Cronbach alpha = .95

Co1 11.62 3.685 .885 .932

Co2 11.67 3.912 .857 .942

Co3 11.71 3.503 .903 .926

Co4 11.75 3.510 .877 .935

Nhóm yếu tố phúc lợi (Benefit) Cronbach alpha = .919

Ben1 6.65 2.029 .772 .940

Ben2 6.65 2.085 .864 .862

Ben3 6.68 2.045 .880 .849

Nhóm yếu tố áp lực thay đổi trong tổ chức (Pressure) Cronbach alpha = .761

Pre1 11.82 5.319 .476 .735

Pre2 11.80 5.014 .618 .691

Pre3 12.00 5.184 .428 .753

Pre4 12.28 4.614 .571 .702

Pre5 12.18 4.686 .570 .702

Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo sự hài lịng trong cơng việc cho thấy các thành phần để đo lường sự hài lịng trong cơng việc đều có hệ số tương quan ≥0.3 và hệ số Cronbach alpha ≥ 0.6. Như vậy thang đo sự hài lịng trong cơng việc đạt u cầu vì thỏa điều kiện về độ tin cậy, gồm 7 thành phần: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, tiền lương, lãnh đạo, đồng nghiệp, phúc lợi và áp lực do thay đổi trong tổ chức.

4.3.2. Đánh giá sơ bộ thang đo dự định nghỉ việc

Trước tiên, biến Ti4 trong thang đo dự định nghỉ việc phải được mã hóa lại cho phù hợp vì trong thang đo dự định nghỉ việc biến Ti4 có quan hệ nghịch biến với biến tổng trong khi 3 biến còn lại (Ti1, Ti2, và Ti3) có quan hệ đồng biến với biến tổng.

Đối với biến Ti4 với phát biểu “Anh/Chị muốn làm việc ở SCB cho đến khi nghỉ hưu”, khi nhân viên trả lời “hoàn toàn đồng ý” (mức 5 của thang đo 5 bậc Likert) thì có nghĩa là nhân viên đó khơng có dự định nghỉ việc, tương đương với mức “hồn tồn khơng đồng ý” (mức 1 của thang đo 5 bậc Likert) của phát biểu “Anh/Chị

KHÔNG muốn làm việc ở SCB cho đến khi nghỉ hưu” (được mã hóa lại thành biến Ti4#)

Như vậy, số liệu sẽ được xử lý lại đối với biến Ti4 cụ thể như sau:

+ Mức 5 trong câu trả lời của biến Ti4 sẽ tương đương với mức 1 Ti4#. + Mức 4 trong câu trả lời của biến Ti4 sẽ tương đương với mức 2 Ti4#. + Mức 3 trong câu trả lời của biến Ti4 sẽ tương đương với mức 3 Ti4#. + Mức 2 trong câu trả lời của biến Ti4 sẽ tương đương với mức 4 Ti4#. + Mức 1 trong câu trả lời của biến Ti4 sẽ tương đương với mức 5 Ti4#.

Sau khi mã hóa lại biến Ti4 thành biến Ti4#, thang đo dự định nghỉ việc bao gồm 4 biến Ti1, Ti2, Ti3 và Ti4# sẽ được tiến hành đánh giá sơ bộ.

Bảng 4.6 Kết quả hệ số Cronbach alpha của thang đo dự định nghỉ việc

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach alpha nếu loại biến

Nhóm dự định nghỉ việc(Ti) Cronbach alpha = .750

Ti1 8.84 3.264 .693 .613

Ti2 8.74 3.406 .663 .634

Ti3 8.78 3.620 .541 .696

Ti4# 8.44 3.494 .361 .820

Nguồn: xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả

Hệ số Cronbach alpha của thang đo dự định nghỉ việc bằng 0.750 ≥ 0.6 và tương quan với biến tổng của các biến đều ≥0.3 nên thang đo dự định nghỉ việc được xem là phù hợp.

Tóm lại, qua kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha thì các thang đo đo lường sự hài lịng trong cơng việc và dự định nghỉ việc đều đạt yêu cầu vì đảm bảo các giá trị và độ tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến dự định nghỉ việc của nhân viên ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)