Đối với chính quyền địa phương:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tăng chi tiêu của các hộ nông dân nghèo thuộc các tỉnh tỉnh tư giác long xuyên đồng bằng sông cửu long (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

4.1 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ

4.1.1 Đối với chính quyền địa phương:

4.1.1.1: Tạo quỹ đất từ đất bỏ hoang không người canh tác để cho nông dân thuê lại đất canh tác với giá hợp lý.

Khơng có đất để sản xuất nông dân phải đi làm thuê để kiếm sống là Vùng

TGLX cịn có rất nhiều vùng đất, trang trại đã được nhà nước giao hoặc cho thuê nhưng đã bị bỏ hoang không người canh tác trong thời gian dài, do đó chính quyền

địa phương cần mạnh dạn ra quyết định thu hồi để cho người nông dân nghèo không đất canh tác thuê lại theo giá hợp lý nhằm tạo điều kiện cho người nơng dân thật sự

có ruộng cày ( Kiên Giang, An Giang đã thu hồi hơn 1.000 ha để tạo quỹ đất) cần có sự hổ trợ và phối hợp thực hiện của các cấp chính quyền để tránh xãy ra tiêu cực trong việc giao đất.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người nông dân sử dụng hiệu quả đất

canh tác thông qua các chương trình khuyến nơng cũng như các chương trình hỗ trợ tài chính của NH Chính sách kết hợp với chính quyền địa phương cho nơng dân vay

để chuộc đất cầm cố, giảm thiểu tình trạng cố đất , bán đất canh tác khi gặp hồn

cảnh khó khăn.

4.1.1.2 Tạo việc làm phi nơng nghiệp

Đa dạng hóa ngành nghề phi nơng nghiệp ở nơng thơn nhằm đa dạng hố

nguồn thu nhập và tăng chi tiêu:

Chính quyền địa phương cần chú trọng phát triển ngành nghề phi nông

nghiệp của làng nghề ở nông thôn như chế biến nơng sản, thủ cơng mỹ nghệ, đồng thời có chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Tất cả nhằm

tạo ra ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở nông thơn, đặc biệt là

người nghèo khơng có đất sản xuất.

Hội nông dân cần đẩy mạnh công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho nông dân để tăng thu nhập.

Để thực sự thích hợp với sự phát triển của thời đại khoa học kỹ thuật cho

những nông dân chân lắm tay bùn quen cày cấy trên đồng ruộng hơn việc tiếp xúc với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cũng như cơng nghiệp cơ khí máy nơng nghiệp, chính quyền địa phương cần kết hợp với Hội nông dân thành lập trung tâm dạy nghề của Hội thường xuyên mở các lớp dạy nghề mang tính thực tiễn cao và tạo việc làm cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả và thu nhập từ việc làm nông nghiệp thông qua hệ thống khuyến nông.

Bên cạnh việc đào tạo nghề và tìm việc làm phi nơng nghiệp cho các hộ nơng dân nghèo khơng có đất canh tác thì việc nâng cao thu nhập thơng qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đối với các hộ nơng dân nghèo có ít đất canh tác là vấn đề quan trọng cần giải quyết của chính quyền địa phương của vùng TGLX.

Phân tích mơ hình cho thấy diện tích đất canh tác có tác động mạnh đến

mức chi tiêu cũng như khả năng nghèo của một hộ nông dân. Nơng dân càng ít đất thì càng nghèo, tác động vào biến đất đai cho người dân nghèo thông qua việc cấp

đất cho dân nghèo là điều khó thực hiện được, ở vùng TGLX điều cần làm nhất là

tìm hiểu những khó khăn nào khiến những hộ làm việc trong nơng nghiệp khơng thể thốt nghèo.

Nên có cán bộ khuyến nơng tại xã để có thể kịp thời giúp nông dân giải quyết những vấn đề kỹ thuật (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, dịch hại) một cách hiệu quả và bám sát nhu cầu sản xuất tại chỗ. Khuyến khích những hộ nơng dân giỏi, thành đạt giúp đỡ, truyền thụ kinh nghiệm cho bà con khác trong cộng đồng. Ngồi ra, khuyến nơng cũng cần có những hướng dẫn trong việc bán hay tiếp thị sản phẩm ra thị trường.

4.1.1.3 Hỗ trợ giáo dục cho người nghèo bằng cách nâng cao trình độ dân trí, kiến thức nơng nghiệp cho người dân.

Qua mơ hình phân tích trên, có thể thấy chi tiêu của các hộ trong mẫu điều tra

ở các tỉnh vùng TGLX biến đổi nhiều theo trình độ học vấn. Trình độ học vấn trung

bình của các hộ trong mẫu rất thấp cho thấy giáo dục ln có ảnh hưởng quan trọng trong tương lai cho bất kỳ một vùng đất nào, nhất là vùng ĐBSCL là nơi mà người

dân có tỷ lệ học vấn thấp trong cả nước, đặc biệt là vùng TGLX một vùng đất mới

được khai hoang đòi hỏi người canh tác phải có kiến thức nhất định về nơng nghiệp để có thể áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc canh tác nhằm tăng

năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu hàng hóa.

4.1.1.4 Giảm quy mô hộ và số người phụ thuộc thơng qua các chương trình kế hoạch hóa gia đình.

Qua phân tích cho thấy việc hộ có thêm một nhân khẩu sẽ làm cho xác suất nghèo của hộ tăng lên. Do sinh đẻ khơng có kế hoạch, do thiếu hiểu biết, quan niệm không đúng về việc sinh đẻ, muốn sinh con để có thêm lao động hoặc chạy theo sở

thích có con trai nên các hộ nghèo thường có số nhân khẩu cao. Với những gia đình

đơng con, trẻ thường bị ốm đau và suy dinh dưỡng do thiếu điều kiện chăm sóc nên

phải tốn nhiều tiền thuốc. Người mẹ thì sức khỏe giảm, khơng có điều kiện lao động, sản xuất kém nên đời sống ngày càng khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tăng chi tiêu của các hộ nông dân nghèo thuộc các tỉnh tỉnh tư giác long xuyên đồng bằng sông cửu long (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)