1.2. Các nhân tố thuộc đặc điểm ngành ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
1.2.3. Đặc điểm của nền kinh tế
Trong tình hình kinh tế tồn cầu hóa hiện nay tính biến động của nền kinh tế càng trở nên phức tạp. Mặc dù vậy vẫn có những dấu hiệu, những chỉ số kinh tế giúp cho nhà quản trị tài chính DN dự báo được triển vọng kinh tế trong tương lai. Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình hoạch định cấu trúc vốn.
Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế càng cao tạo điều
kiện cho sự gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN dẫn đến nhu cầu về vốn gia tăng, cấu trúc vốn lúc này sẽ nghiêng về nợ.
Triển vọng của thị trường vốn: Thay đổi của thị trường vốn ảnh hưởng quyết định lựa chọn nguồn vốn của DN. Một dự kiến lãi suất vay sụt giảm sẽ khuyến khích DN sử dụng vốn vay. Một dự kiến thị trường chứng khoán tăng trưởng thuận lợi sẽ khuyến khích DN huy động vốn cổ phần.
Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước: Trong xu thế hội nhập kinh
tế toàn cầu, chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia phải đảm bảo tuân thủ các luật lệ quốc tế, đồng thời phải khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh trong nước nhằm ổn định và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Dưới tác động của các chính sách kinh tế nhà nước, DN sẽ lựa chọn nguồn vốn phù hợp với lợi ích củ , chính sách hỗ trợ lãi suất vay khuyến khích DN gia tăng địn bẩy tài chính để hưởng lợi từ lãi suất thấp).
Chính sách thuế thu nhập: Do lãi vay là một chi phí được hạch tốn vào
chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, việc gia tăng thuế suất làm cho DN gia tăng sử dụng nợ so với vốn chủ sở hữu để khai thác tối đa lợi ích tấm chắn thuế. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân tác động đến việc chi trả cổ tức của các DN. Vì vậy, gia tăng thuế suất thuế thu nhập cá nhân có xu hướng khuyến
khích DN giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng hoặc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.