Kiến nghị chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các trường đại học ngoài công lập (Trang 41 - 43)

5.2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo

Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề chung cho tồn hệ thống GDĐH Việt Nam, khơng riêng gì đối với các trường NCL. Đây là một vấn đề lớn, không thể giải quyết bằng những biện pháp riêng lẻ, mà cần có sự kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp, cũng như cần có quyết tâm cao độ của cơ quan quản lý, đặc biệt là Bộ GD&ĐT.

Đối với các cơ sở GDĐH: Cần cải thiện chính sách sử dụng giảng viên

Các trường đại học NCL cần xem xét tăng/giảm số lượng giảng viên đảm tỉ lệ giảng viên/sinh viên một cách hợp lý theo quy định, bên cạnh đó cũng cần xem xét kỹ lưỡng hơn nữa việc nâng cao chất lượng giảng viên. “Chất lượng” ở đây không chỉ là trình độ chuyên mơn, mà phải là sự kết hợp của Trình độ chun mơn, Năng lực giảng dạy và Khả năng nghiên cứu để thu hút được sinh viên đăng ký ghi danh như là nguyện vọng của họ chứ không phải do khơng cịn khả năng vào các trường cơng lập.

Hình 5.1 Năng lực của một giảng viên đại học

Nguồn: Nguyễn Hữu Lam (2012)

Đối với các cơ quan nhà nước

Như đã đề cập, để nâng cao chất lượng đào tạo cần phải cải tổ một cách toàn diện trên mọi mặt. Tuy nhiên, việc trước tiên cần làm ngay là xây dựng lại hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng. Các tiêu chuẩn này cần được quy định càng cụ thể càng tốt. Bộ GD&ĐT cũng

cần tham khảo những tiêu chuẩn có tính quốc tế để nâng tầm tiêu chuẩn GDĐH lên một tầm cao hơn.

Theo những tiêu chuẩn đã xây dựng, những trường đại học cả công lập và NCL cần được đánh giá và xếp loại (chẳng hạn như A, B, C hay Xuất sắc, Tốt, Trung bình, Xấu,…) để những trường có thứ hạng thấp hơn có cơ sở để phấn đấu và đạt được vị trí tốt hơn để cạnh tranh với các trường khác. Sinh viên và phụ huynh cũng có cơ sở để quyết định lựa chọn của mình.

5.2.2 Nới lỏng nguồn tuyển sinh đầu vào cho các trường ĐHTT

Việc tự xác định chỉ tiêu của các trường đại học là một bước tiến mới trong việc giao quyền tự chủ, tự quyết định cho các trường này. Tuy nhiên, việc tự xác định chỉ tiêu, như đã phân tích, tạo điều kiện cho các trường cơng lập nhiều hơn là các trường NCL. Do đó, nhà nước cần tăng cường thanh tra kiểm soát, cần làm rõ trường có đặt chỉ tiêu đúng như năng lực của mình hay không. Việc này cần làm trước khi diễn ra kỳ thi tuyển sinh, khơng thể để sau đó mới phát hiện và xử phạt.

Bộ GD&ĐT cần phối hợp với các Bộ và Ban ngành khác để tiến hành thăm dò nhu cầu của thị trường lao động. Bộ không đặt chỉ tiêu cho các trường, mà nên kiểm soát chỉ tiêu theo ngành của từng trường. Các ngành đang thừa lao động cần hạn chế đào tạo một cách tràn lan, những ngành đang thiếu thì cần có sự khuyến khích trong cơ chế để các trường mở rộng đào tạo. Điều này góp phần làm cho sinh viên ra trường có cơ hội tìm được việc làm cao hơn, cũng như làm việc đúng ngành nghề đào tạo.

Một giải pháp cho vấn đề tuyển sinh đầu vào đó là tạo điều kiện cho các trường NCL được thực hiện tuyển sinh riêng, các trường sẽ đề ra tiêu chí tuyển sinh phù hợp nhất theo điều kiện của mình. Biện pháp này có thể được gọi là tuyển sinh đa tiêu chí, chứ khơng chỉ căn cứ vào một tiêu chí là kết quả thi đại học như trước đây. Có thể lấy ĐH Phan Chu Trinh là một ví dụ, trường tuyển sinh theo 5 tiêu chí: điểm thi đại học chiếm 20% tổng điểm tuyển; điểm thi tốt nghiệp: 20%; điểm tổng kết 3 năm học cấp 3: 20%; điểm kiểm tra năng lực tư duy: 20%; điểm phỏng vấn vào trường: 20%.

5.2.3 Vấn đề bảo tồn vốn khi chuyển từ loại hình dân lập sang loại hình tư thục

Những rắc rối liên quan đến vấn đề sở hữu của các trường ĐHTT là do nhà nước ta chưa phân biệt rõ ràng các loại hình của ĐHTT. Để giải quyết vấn đề này, trước tiên nhà nước cần quy định một cách rõ ràng bằng văn bản, cụ thể là quy định bằng Luật hoặc tại Quy chế hoạt động các trường ĐHTT về loại hình, chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của ĐHTT: trường đó đang hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Từ đó áp dụng từng trường hợp cụ thể trong vấn đề quyền sở hữu. Những trường có mục tiêu phi lợi nhuận sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế, CSVC, đào tạo giảng viên,…

Riêng đối với các trường vì mục tiêu lợi nhuận, việc bảo tồn vốn (Bộ GD&ĐT, 2012) khi chuyển từ trường đại học dân lập sang ĐHTT là một vấn đề cần thiết vì đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Khối tài sản tăng thêm cần được giải quyết một cách minh bạch để trường có thể ổn định và phát triển mạnh mẽ. Giải pháp cho vấn đề này là cổ phần hóa tồn bộ giá trị tài sản. Việc cổ phần hóa sẽ có một số lợi ích sau:

Thứ nhất, Luật Giáo dục 2005 quy định: “tài sản, tài chính của trường tư thục thuộc sở hữu

của các thành viên góp vốn.” Việc cổ phần hóa sẽ khơng đi ngược lại quy định này.

Thứ hai, khi phát hành cổ phần, giá bán của cổ phần có thể cao hơn mệnh giá, trường tận

dụng được nguồn vốn tăng thêm để đầu tư phát triển.

Thứ ba, những rắc rối về khối tài sản chung được giảm bớt hoặc triệt tiêu. Các cơ quan

quản lý nhà nước cũng tránh được những vấn đề phát sinh trong việc xử lý quyền sở hữu cho khối tài sản chung.

Thứ tư, tạo sự bảo đảm và yên tâm cho các nhà đầu tư, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa

giáo dục của nhà nước.

Khi thừa nhận đó là một trường hoạt động vì lợi nhuận, những điều khoản của Luật doanh nghiệp có thể được dùng để giải quyết vấn đề sở hữu, trao quyền tự chủ cho họ trong việc định đoạt tài sản, để dung hịa lợi ích giữa nhà đầu tư và lãnh đạo trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các trường đại học ngoài công lập (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)