Quy chế công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005
Quy chế trường ĐHTT theo QĐ 61 và QĐ 63 Góp vốn Là việc đưa tài sản vào công ty để trở
thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty (Điều 4.3)
Là việc đưa tài sản vào nhà trường để trở thành chủ sở hữu của nhà trường (Điều 3.1)
Vốn điều lệ Là số vốn do các thành viên, cổ đơng góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty (Điều 4.6).
Là tổng giá trị số vốn góp bằng đồng Việt Nam của tất cả các thành viên góp vốn, được ghi vào Quy chế tổ chức và hoạt động của trường (Điều 3.3).
Phần góp vốn Là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của cơng ty góp vào vốn điều lệ (Điều 4.5).
Là tỷ lệ tính bằng phần trăm của phần vốn mà từng chủ sở hữu đóng góp so với vốn điều lệ (Điều 3.4).
Vốn có quyền biểu quyết
Là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông (Điều 4.8).
Là phần vốn góp, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quyết định (Điều 3.8).
Cổ đơng Là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần (Điều 4.11).
Là người sở hữu ít nhất một cổ phần (Điều 3.8).
Cơ cấu tổ chức - Đại hội đồng cổ đông; - HĐQT;
- Giám đốc/Tổng giám đốc. - Ban kiểm soát.
(Điều 95)
- Đại hội đồng cổ đông; - HĐQT;
- Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; - Ban kiểm soát. (Điều 8, Điều 9)
Số lượng cổ
đông/thành viên tối
Quy chế công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005
Quy chế trường ĐHTT theo QĐ 61 và QĐ 63 thiểu
Chuyển nhượng phần vốn góp
Tự do Các cổ đơng có quyền chuyển nhượng, rút vốn một phần hoặc toàn bộ số vốn góp theo quy định do Đại hội đồng cổ đông thông qua. Việc quy định cụ thể việc chuyển nhượng quyền sở hữu và rút vốn của trường dựa trên Luật Doanh nghiệp (Điều 31.1)
Giải thể Theo quy định của giải thể doanh nghiệp Trong trường hợp nhà trường bị giải thể, việc xử lý về tài chính, tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp (Điều 31.3).
Sử dụng thu nhập Được quyền chi trả cổ tức sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và tài chính (Điều 93.2).
Tổng thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí, được phân chia cho các cổ đơng theo tỷ lệ góp vốn (Điều 30.3).
Các chính sách của nhà nước liên quan tới quyền sở hữu tại các trường ĐHTT được đặt trên một nền tảng pháp lý tuy rõ ràng về hệ thống các văn bản nhưng lại khơng có sự hợp lý trong việc xác định mục tiêu hoạt động của các trường ĐHTT, gây ra những hệ quả trong thực hiện chính sách.
4.5 Tiêu chí “Lợi ích – chi phí và phân bổ tác động”
Trong 10 năm qua, Nhà nước chi ngân sách cho GDĐH luôn đảm bảo năm sau tăng cao hơn năm trước, như giai đoạn 1998 – 2004 tăng bình quân 17%/năm; giai đoạn 2005 – 2009 tăng bình quân 18%/năm. Đến năm 1999, ngân sách nhà nước chi cho GDĐH chiếm 0.36% GDP, đến năm 2009 là 0.66% GDP (Tổng cục thống kê, 2011). So với tổng chi ngân sách cho giáo dục, chi cho giáo dục đại học còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học (chưa nói đến khu vực đại học dân lập và tư thục). Trong khi đó, các trường ĐHTT hoạt động bằng kinh phí ngồi ngân sách, do đó việc thực hiện chính sách này chỉ tiêu tốn ngân sách nhà nước về quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát. Phần chi phí này nằm trong mục “Chi thường xuyên” trong ngân sách dành cho giáo dục và đào
tạo, chung cho cả khối đại học cơng lập và NCL. Do đó, việc tính tốn lợi ích – chi phí và phân bổ tác động rất khó thực hiện.
Tuy nhiên, xét trên quan điểm của các nhà khoa học và nhà sáng lập trường, việc mâu thuẫn lợi ích giữa quyền lãnh đạo, điều hành và quyền sở hữu làm cho những người này giảm bớt sự nhiệt tình đóng góp về khả năng nghiên cứu, năng lực điều hành nhà trường. Bên cạnh đó, việc các trường đại học khơng thể tuyển sinh trong vài năm gần đây gây ra chi phí khơng nhỏ cho các trường ĐHTT.
Xét trên quan điểm học sinh, sinh viên và phụ huynh, chính sách này ảnh hưởng đến uy tín của trường cũng như lòng tin của phụ huynh đối với chất lượng đào tạo tại các ĐHTT. Người học có xu hướng theo học tại các trường quốc tế 100% vốn nước ngoài hoặc bỏ học. Việc này gây ra một thiệt hại nhất định cho giáo dục Việt Nam.
4.6 Tiêu chí “Giảm thiểu tối đa chi phí và biến dạng thị trường”
Về vấn đề tuyển sinh ồ ạt vượt chỉ tiêu tại các trường đại học NCL, nhà nước đã cho ra đời Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT (TT 57) của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT “Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp” nhằm hợp lý hóa chỉ tiêu tuyển sinh cũng như trao quyền tự chủ cho các trường đại học. Tuy nhiên, quy định này làm cho hầu hết các trường ĐHTT khơng tìm ra được nguồn đầu vào. Việc không tuyển sinh được đặt các trường ĐHTT trước nguy cơ tan rã.
Bảng 3.3 Thực tế tuyển sinh tại một số trường đại học NCL
Trường đại học Tổng chỉ tiêu Thực tế tuyển sinh
Lương Thế Vinh 1000 0%
Phan Châu Trinh 800 4%
Công nghệ Đông Á 500 5.2%
Tân Tạo 500 5.8%
Yersin 700 19.5%
Cửu Long 1800 20.9%
Nguyễn Trãi 800 36.6%
Kinh tế Công nghiệp Long An 1300 50% Kiến trúc Đà Nẵng 1200 75%
Nguyên nhân dẫn đến là: Thứ nhất, trường cơng lập có cơ hội mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh nhiều hơn so với năm trước do có lợi thế về diện tích CSVC. Thực tế, kỳ tuyển sinh 2012, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của tất cả các trường công lập là 504,000, vượt tổng chỉ tiêu tuyển sinh của tồn ngành trước đó 3 năm là 502,000. Với tâm lý đánh giá cao các trường công lập và trường cơng lập có mức học phí thấp hơn trường ĐHTT, cộng với chỉ tiêu tuyển sinh được mở rộng, nguồn đầu vào cho các trường ĐHTT gần như cạn kiệt. Phần lớn các trường ĐHTT chỉ tuyển được 30-60% chỉ tiêu, một số trường chỉ tuyển được 20-30%, có trường chỉ tuyển được một lượng nhỏ không đáng kể (Tuệ Nguyễn & Vũ Thơ, 2013).
Thứ hai, quy định "điểm sàn" của Bộ GD&ĐT gây khó khăn cho các trường ĐHTT vì
lượng thí sinh bị giới hạn. “Điểm sàn” là một chính sách khơng hợp lý vì nó phụ thuộc nhiều vào đề thi tuyển sinh, trong khi đề thi khơng có tiêu chuẩn nào về độ khó và phổ điểm.
Về vấn đề giải quyết quyền sở hữu tại các trường tư ĐHTT, quy chế về trường ĐHTT chỉ nói đến quyền lực của người sở hữu mà khơng thấy được vị trí của các nhà khoa học, giáo dục, cộng thêm mâu thuẫn về quyền sở hữu, từ đó kéo theo sự bất phục, thậm chí là lơi kéo thành phe nhóm chống đối lẫn nhau giữa những người lãnh đạo nhà trường và các nhà đầu tư. Điều này hiển nhiên làm tăng chi phí cho trường, tăng chi phí quản lý nhà nước để giàn xếp, thanh tra, kiểm tra, cho học sinh sinh viên, cũng như chi phí chung cho tồn xã hội. Những trường mà quyền lực lãnh đạo và quyền sở hữu nằm ở hai đối tượng khác nhau còn phát sinh chi phí đại diện do mâu thuẫn quyền lợi gây ra.
Từ những điều trên cho thấy, chính sách này chưa đạt được tiêu chí giảm thiểu tối đa chi phí và biến dạng thị trường.
4.7 Tiêu chí “Rõ ràng, đơn giản và thực tế với người sử dụng”
Theo QĐ 63 thì tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường đại học dân lập chuyển sang trường ĐHTT được giao cho HĐQT trường ĐHTT, đại diện tập thể người góp vốn và thành viên cơ hữu của trường quản lý, điều hành theo nguyên tắc bảo
tồn và phát triển. Tài sản này sẽ được chuyển thành vốn góp, được chia thành cổ phần để tính cổ tức, cổ tức lại được bổ sung vào vốn sở hữu chung. Tài sản này được đại diện bởi người do tập thể người góp vốn và thành viên cơ hữu của trường đại học dân lập bầu ra.
Về quản lý: Điều 10 khẳng định “HĐQT là cơ quan quản lý và là tổ chức đại diện duy nhất
cho quyền sở hữu của trường ĐHTT.” Nếu người đại diện vốn sở hữu chung được xem như là một cổ đơng, thì cổ đơng này chỉ có quyền tham gia quản lý và điều hành khi được bầu vào HĐQT, và khi đó chỉ có một cơ quan quản lý cao nhất của trường là HĐQT. QĐ 63 lại quy định hai chủ thể quản lý song song mà quyền hạn và nhiệm vụ không được phân định rõ ràng, tự mâu thuẫn nhau trong cùng một quyết định.
Về việc góp vốn: Tài sản chung được đưa vào vốn góp, tính cổ tức và bổ sung vốn góp
hàng năm. QĐ 63 có quy định một trong những quyền của Đại hội đồng cổ đông là “Thông qua quyết định về tăng, giảm vốn điều lệ” (Điều 9, Khoản 2, Mục e). Tuy nhiên, cũng ngay trong QĐ 63, quyền này đã bị vi phạm khi quy định vốn sở hữu chung được chia thành cổ phần và tính cổ tức, nghĩa là đưa vào vốn góp, mà thực chất là tự động làm tăng vốn điều lệ, nghĩa là Đại hội đồng cổ đơng khơng thực hiện được quyền quyết định của mình trên vốn điều lệ như Điều 9 đã quy định.
Theo QĐ 63 thì vốn sở hữu chung được chia thành cổ phần, nghĩa là chia theo mệnh giá. Cổ phần đó được chia cổ tức và nhập vào vốn, nghĩa là tiếp tục làm tăng vốn theo đúng mệnh giá ban đầu. Giả sử lúc chuyển từ dân lập sang tư thục, vốn cổ đông và vốn sở hữu chung chiếm tỷ lệ ngang nhau là 50-50. Nếu tỷ suất lợi nhuận/vốn đạt được đều đặn mỗi năm là 15% và được chia hết thì sau 3 năm chuyển đổi, vốn sở hữu chung sẽ gấp 1,5 lần vốn cổ đông; sau 5 năm sẽ gấp 2 lần (chiếm tỷ lệ 67% tổng vốn). Theo QĐ 63 thì “Đại diện phần vốn thuộc sở hữu chung do tập thể người góp vốn và thành viên cơ hữu của trường đại học dân lập bầu ra”, vậy ai là người nắm quyền quyết định sau khi chuyển đổi sang tư thục? Với ví dụ trên, chỉ cần sau 5 năm chuyển đổi sang tư thục, người đại diện này đã nắm 67% cổ phần. Theo Điều 9 QĐ 61 đã được chỉnh sửa bằng QĐ 63 thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đơng đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đơng dự họp chấp thuận. Điều đó nghĩa là chỉ sau 5 năm chuyển đổi (theo ví dụ trên) thì người đại diện đã nắm trọn quyền quyết định đối với trường. Ở những trường có số tài sản chung lớn hơn thì điều này có thể xảy ra ngay sau khi chuyển đổi.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 7 thì mỗi cổ đơng chỉ được sở hữu phần vốn góp đối đa là 51%, nhưng với quy định tại Khoản 6 được bổ sung vào Điều 29 (theo QĐ 63) thì cổ đơng đại diện vốn sở hữu chung chiếm tỷ lệ cao hơn 51%, thậm chí có thể đến 99% vốn điều lệ.
Về xây dựng tiêu chuẩn và nâng cao chất lượng đào tạo, theo tinh thần của thông tư 09, tất cả các trường đại học trong cả nước đều phải xác định chuẩn đầu vào, đầu ra và thực hiện công khai tài chính. Trong khi chuẩn đầu vào được xác định và thực thi một cách khá dễ dàng (thơng qua tiêu chí tuyển sinh), chuẩn đầu ra khơng được rõ ràng như vậy. Các tiêu chuẩn này được các trường thiết lập một cách cảm tính và có sự sao chép lẫn nhau giữa trường này và trường khác. Trong khi đó, vấn đề kiểm tra và thẩm định chất lượng đào tạo cũng như bằng cấp gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi ra, các tiêu chuẩn quy định về chất lượng đào tạo không cụ
thể. Khơng có một tiêu chuẩn nào trong 10 tiêu chuẩn ban hành có thể xem là cụ thể. Trong tiêu chuẩn về “Chương trình giáo dục”, có quy định "Chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo", qui định nói về tiêu chuẩn chất lượng, nhưng lại không đề ra tiêu chuẩn cụ
thể mà yêu cầu phải đảm bảo chất lượng.
Từ những điểm bất hợp lý trên, có thể nói chính sách khơng đáp ứng được tiêu chí “Rõ ràng, đơn giản và thực tế với người sử dụng.”
4.8 Tiêu chí “Khuyến khích đổi mới”
Các trường ĐHTT chưa thu hút được sự đầu tư từ các nhà đầu tư bên ngoài ngành giáo dục. Khi các nhà đầu tư quyết định góp vốn vào lĩnh vực giáo dục, điều họ quan tâm là sự đóng góp của mình cho cộng đồng thông qua hệ thống giáo dục đại học và/hoặc lợi nhuận thu được từ hoạt đồng đầu tư. Hiện nay, chất lượng đào tạo của các trường ĐHTT chưa cao
Hộp 4.1. Mười tiêu chuẩn GDĐH (theo Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học 65/2007/QĐ- BGDĐT)
1. Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học 2. Tổ chức và quản lý
3. Chương trình giáo dục 4. Hoạt động đào tạo
5. Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên 6. Người học
7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ
8. Hoạt động hợp tác quốc tế
9. Thư viện, trang thiết bị học tập và CSVC khác 10. Tài chính và quản lý tài chính
như các trường cơng lập, do đó các nhà đầu tư chưa nhận thấy được lợi ích rõ ràng khi quyết định đầu tư vào các trường đại học tư trong cả hai khía cạnh trên.
Sự mâu thuẫn về quyền sở hữu và quyền lãnh đạo, làm cho nội bộ của các ĐHTT chưa tìm ra được hướng đi để cải cách, đổi mới công tác quản lý cho tổ chức. Điều cần giải quyết trước mắt đối với hầu hết trường đại học là mâu thuẫn nội tại, chưa bàn tới việc đổi mới.
Hộp 4.2 Mâu thuẫn nội bộ tại trường ĐH Hùng Vương
[…] Chủ tịch Tập đồn đầu tư Sài Gịn Đặng Thành Tâm được Thành ủy TPHCM mời làm nhà bảo trợ cho trường Đại học Hùng Vương từ năm 2004. Từ khi trường chuyển từ dân lập sang tư thục, tổng số tiền góp vốn bất vụ lợi (tiền lãi phát sinh sẽ dùng để tái đầu tư) của ông Tâm cùng bạn bè là 50 tỷ đồng. Với sự hỗ trợ này, trường đã nhiều lần vượt qua khó khăn.
Tuy nhiên, sự đồng thuận giữa các thành viên Hội đồng quản trị duy trì khơng bao lâu đã phát sinh mâu thuẫn, đặc biệt từ khi trường chuyển sang tư thục, cơ chế quản lý, điều hành cũng khác biệt so với khi còn là dân lập.
Đỉnh điểm của những bất ổn là vụ tranh chấp con dấu. Ông Đặng Thành Tâm cho rằng Hội đồng quản trị đang bị hiệu trưởng Lê Văn Lý vơ hiệu hóa và đại hội cổ đơng tới nay chưa thể triệu tập là do khơng có con dấu để đóng vào hồ sơ.
[…] Trong khi đó, Hiệu trưởng trường Đại học Hùng Vương TPHCM Lê Văn Lý lại cho rằng mình bị ép đóng dấu vào những văn bản sai quy định. […]
Nguồn: Tùng Linh (2012)
Nhìn chung, QĐ 63 chưa thỏa mãn tiêu chí “khuyến khích đổi mới” theo yêu cầu của OECD.
4.9 Tiêu chí “Phù hợp với các quy định và chính sách khác”
Theo phân tích ở trên, QĐ 63 ra đời để bổ sung những quy định còn bất cập trong việc thực thi QĐ 61, trên nền tảng của sự tồn tại các văn bản pháp luật trước đó (Bảng 4.1). Rất