Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng nợ cho các doanh nghiệp Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 66 - 70)

nghiệp Việt Nam

Vốn là một trong những yếu tố tiền đề để hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Trong điều kiện giới hạn các nguồn lực sản xuất thì việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả đã trở thành một vấn đề quan tâm không nhỏ của các

nhà quản lý. Nếu vốn tự có khơng đủ để bù đắp các khoản chi phí cũng như mở rộng sản xuất thì việc huy động vốn từ các nguồn lực bên ngồi trở nên vơ cùng hữu ích nhưng cũng tiềm ẩn khơng ít những nguy cơ trong đó có các khoản nợ.

Cân đối, tái cơ cấu nợ và cấu trúc tài chính thường được xem là khơng dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp Việt. Một tỷ suất nợ quá cao sẽ tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán nhưng nếu quá thấp cũng cho thấy doanh nghiệp chưa biết tận dụng nguồn lực bên ngoài từ hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính. Thực trạng ở Việt Nam

cho thấy để tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng, ngoài việc cung cấp một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và cụ thể, doanh nghiệp còn phải phải đảm bảo bởi tài sản thế chấp có giá trị lớn như đất đai, nhà cửa hay các khoản hàng tồn kho của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi thị trường bất động sản bị đóng băng , chứng khốn và tồn bộ thị trường hàng hóa bị đình đốn nghiêm trọng thì các nguồn thế chấp này khơng cịn là cơ sở đáng tin cậy vì tính thanh khoản của nó thấp. Ngân hàng thừa vốn nhưng không dám

cho vay trong khi doanh nghiệp khát vốn lại khơng có khả năng tiếp cận vốn. Bài toán làm sao để lưu thơng dịng vốn giữa doanh nghiệp và ngân hàng đang là một vấn đề dành cho các nhà quản lý. Trên góc độ nghiên cứu của đề tài , tác giả cho rằng niềm tin lẫn nhau có thể được xem là cơ sở. Để xây dựng được lịng tin doanh nghiệp cần

phải có một tỷ suất nợ hợp lý. Tỷ suất nợ quá cao sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro .

Qua thực tế và kiểm nghiệm cho thấy nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng

đến tỷ suất nợ hiện tại của doanh nghiệp chính là các khoản nợ cũ chưa thanh toán.

Các khoản nợ này được cộng dồn lũy kế cho kì sau , đẩy chi phí lãi vay tăng lên và cứ thế lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra vưa đủ để thanh toán một phần lãi vay mới , doanh

nghiệp mãi vẫn chưa thanh toán được các khoản nợ gốc. Đây cũng chính là yếu tố đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ xấu ngày càng tăng khiến nguồn vốn cho vay bị ngân hàng từ chối . Từ lý do đó cho thấy giải pháp giảm tỷ suất nợ chính là làm giảm

đi các khoản nợ cũ hoặc tăng nguồn vốn chủ sở hữu và cần chú trọng những vấn đề

sau:

Đối với các khoản nợ cũ

Nợ doanh nghiệp được hình thành bởi các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tỷ trọng nợ ngắn hạn này lớn hơn rất nhiều so với nợ dài hạn bao gồm các khoản phải trả cho các tổ chức, cho người lao động , thực hiện nghĩa vụ thuế ( mà không phải chịu áp lực trả lãi) và các khoản vay ngắn hạn khác.

Xét từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán, đối với các khoản vay ngắn hạn cũ mà thường tài trợ cho vốn lưu động hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp

cần có chính sách thanh tốn chi trả ngay khi có thể và phải sử dụng nguồn vốn này

đúng mục đích cho những hoạt động sinh lợi trong ngắn hạn. Các khoản vay nợ này

thường chịu ảnh hưởng của lãi suất nên việc chậm thanh toán sẽ đẩy chi phí vốn tăng lên. Ngồi ra doanh nghiệp cần có chính sách cân đối các khoản phải trả khác. Trong

đó các khoản phải trả người bán và người lao động nhìn chung là cố định khó điều

chỉnh chỉ có khoản thuế phải trả nhà nước là điều chỉnh giảm bằng cách sử dụng lợi ích của địn bẩy tài chính và nhiều chính sách hỗ trợ khác.

Vốn dài hạn thường được tài trợ mua sắm tài sản có giá trị lớn hay các dự án đầu tư. Nếu lấy nguồn vay dài hạn làm vốn lưu động (chi tiêu cho các tài sản ngắn

hạn) thì chi phí vốn có thể sẽ rất cao, khơng mang tính hiệu quả. Nghịch lại, đem vốn ngắn hạn làm vốn cố định (chi tiêu cho các tài sản dài hạn) thì rủi ro rất lớn .Vốn vay ngắn hạn có thể bị triệu hồi trong thời hạn ngắn, không đáo hạn được nữa, trong khi tài sản dài hạn chưa sinh lợi ngay mà lại phải chia vốn ra trả dần. Vốn vay ngắn hạn cũng có lãi suất không ổn định, ảnh hưởng hiệu quả trong đầu tư dài hạn. Do đó việc sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi nhuận và khả năng thanh

tóan của doanh nghiệp. Vay vốn ngân hàng bao nhiêu là phù hợp cần xem xét tỷ suất nợ cũ. Nếu vay nợ nhiều hơn năm cũ sẽ làm tăng tỷ suất nợ mới tăng lên . Đối với các khoản nợ dài hạn, nếu lợi nhuận khơng đủ chi trả tồn bộ nợ, doanh nghiệp có thể thanh tốn làm nhiều kì với tỷ trọng nợ tương ứng với lợi nhuận thu được của kì đó.

Điều này nhằm tránh các khoản nợ xấu tồn đọng quá lâu làm phát sinh thêm chi phí

lãi.

Cơ cấu lại nợ doanh nghiệp nghĩa là cân đối chi tiết lại các khoản mục vay nợ ngắn hạn và dài hạn sao cho vừa đạt được hiệu quả và nhu cầu vốn của doanh nghiệp

đồng thời đảm bảo được khả năng thanh toán ngân hàng , tạo niềm tin để vay vốn cho

những kì sau.

Đối với các nhân tố khác ngồi yếu tố nợ cũ

Dựa trên nghiên cứu cho thấy tỷ suất nợ hiện tại, ngoài chịu sự ảnh hưởng của tỷ suất nợ cũ còn chịu sự ảnh hưởng của vài nhân tố khác trong đó thu nhập khơng

chịu thuế cũng ảnh hưởng khá lớn. Các nhân tố này có sự khác nhau tùy theo doanh

nghiệp kinh doanh vay ngắn hạn hay dài hạn . Trong đó tỷ suất nợ ngắn hạn lại chịu thêm sự ảnh hưởng của tài sản cố định và hàng tồn kho của doanh nghiệp.Từ cơ sở đó, dựa trên kì kinh doanh cũ, doanh nghiệp cần có kế hoạch cho kì tới .Cân đối và điều chỉnh các nhân tố này cũng chính là làm thay đổi cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Như vậy nếu so với điều kiện và tình hình kinh tế năm cũ, dựa trên mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng là thuận hay nghịch, nhiều hay ít ( dựa trên hệ số beta) ,

tùy theo điều kiện thuận lợi của doanh nghiệp mà sẽ điều chỉnh tăng mức vay nợ ngắn hạn bằng cách như như giảm tài sản, hoặc tăng lượng hàng tồn kho hoặc tăng doanh thu.

Đối với yếu tố ngành nghề hoạt động

Lựa chọn tỷ suất nợ dài hạn, mà có thể được xem là đồng nhất với cấu trúc vốn của doanh nghiệp cũng đang là một yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bất kì một doanh nghiệp nào cũng có một tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhất định dù

doanh nghiệp đó có ý thức xây dựng nó hay khơng. Một cách tổng quan, nghiên cứu

và kiểm định cho thấy nhìn chung tỷ lệ này chịu ảnh hưởng của nhân tố ngành và

giai đoạn phát triển của doanh nghiệp (thông qua nhân tố tốc độ tăng trưởng của

doanh nghiệp). Tùy thuộc doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề nào, ngành có sử dụng tài sản cố định nhiều và các dự án lớn thì sẽ vay nợ nhiều hơn và ngược lại. Xác

định ngành nghề kinh doanh và chiến lược đầu tư cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có

chính sách vay nợ hiệu quả hơn.

Đối với từng giai đoạn và chu kì hoạt động

Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến mức nợ của

doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang trong giai đoạn mới thành lập hoặc doanh nghiệp

nhỏ sử dụng nợ rất ít, hoặc là khơng sử dụng nợ. Thường thì hoạt động của chúng hầu hết được tài trợ bằng vốn cổ phần , cổ đơng kì vọng vào tương lai chia cổ tức bằng cổ phần nhiều hơn tiền mặt. Lượng tiền mặt nhiều sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ thanh tốn và ít vay nợ hơn. Còn nếu doanh nghiệp đang ở thời kỳ hưng thịnh, lượng tiền mặt nhiều sẽ giúp doanh nghiệp đầu tư vào dự án nhiều hơn vay nợ

cũng sẽ nhiều hơn do hưởng lợi từ tấm chắn thuế. Xác định doanh nghiệp đang ở giai

đoạn và thời kì nào: khởi động, phát triển, ổn định hay suy thối ? sẽ giúp doanh

nghiệp có chính sách vay nợ hợp lý.

Để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn cần có rất nhiều giải pháp thực hiện một cách đồng bộ không chỉ bản thân doanh nghiệp mà còn cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức tín dụng khác trên các lĩnh vực từ vấn đề tiền tệ, yếu tố lạm phát, giảm phát(Giảm phát kéo dài doanh nghiệp khơng giảm giá thì khơng bán được hàng, tiếp tục giảm giá thì thua lỗ và làm tăng thêm gánh nặng nợ ) cho đến chính sách thuế và những giải pháp cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)