Nguyên nhân thay đổi việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 50)

9.1% 20.0% 5.5% 3.6% 30.9% 25.4% 5.5% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% Khơng cịn đất canh tác Vì nơi làm cũ quá xa Không muốn đi làm nữa Nghề nghiệp hiện nay có thu nhập cao hơn Khơng có mặt bằng Khơng có cơng việc như trước Khác

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Nguyên nhân thay đổi việc làm được chia thành 7 nhóm, kết quả cho thấy, nguyên nhân khơng có mặt bằng chiếm tỷ lệ cao nhất với 17 hộ (30.9%) bởi vì khi chuyển đến nơi ở mới họ khơng có mặt bằng để bn bán, kinh doanh. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc thay đổi về nghề nghiệp sau khi tái định cư của người dân thuộc dự án Khu công nghệ cao. Ngun nhân thứ hai là khơng có cơng việc như trước (25.4%) vì có rất nhiều thành viên trong hộ là công nhân làm việc trong các cơng ty – xí nghiệp trên địa bàn sinh sống nên khi nhà nước thực hiện dự án thì các cơng ty – xí nghiệp cũng bị di dời đến nơi mới xa hơn, người dân phải tìm việc mới gần nơi ở mới hơn nhưng khơng có cơng việc như trước, nơi làm quá xa chiếm tỷ lệ 20% là nguyên nhân thứ ba buộc người dân tái định cư phải thay đổi

nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nguyên nhân khơng cịn đất canh tác chiếm tỷ lệ 9.1% bởi vì cũng có nhiều hộ trước đây sống bằng nghề nơng nên khi nhà nước thu hồi đất họ khơng cịn đất để canh tác nữa. Ngồi ra, có những nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 14.6%.

* Gia đình có thành viên làm việc trong khu cơng nghệ cao thì có 09 hộ trong số 102 hộ được khảo sát, chiếm tỷ lệ có 8.8%. Đây là một vấn đề đặt ra đối với Chính quyền địa phương bởi vì với trình độ tương đối thấp như trên thì người lao động trong các hộ tái định cư không thể tham gia lao động trong Khu công nghệ cao do đa số các cơng ty, xí nghiệp trong khu cơng nghệ cao đều tuyển cơng nhân có tay nghề hoặc phải tốt nghiệp PTTH trở lên thì họ mới có thể đào tạo và tuyển dụng.

Thu nhập

Bảng 2.12: Thu nhập của hộ trước và sau thu hồi đất

Thu nhập hàng

tháng của hộ Trước thu hồi đất

Sau thu hồi đất So sánh

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % ±  %

Dưới 5 triệu 13 12.7 23 22.5 10 76.9

Từ 5 – 10 triệu 51 50.0 58 56.9 7 13.7

Trên 10 triệu 38 37.3 21 20.6 -17 -44.7

Tổng 102 100.0 102 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Qua kết quả khảo sát 102 hộ cho thấy, thu nhập của hộ gia đình thuộc 3 nhóm. Trước khi thu hồi đất, nhóm có thu nhập dưới 5 triệu là 12.7%, nhóm hộ có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng chiếm 50% và nhóm hộ có thu nhập trên 10 triệu là 37.3%. Trong khi đó, sau thu hồi đất, nhóm có thu nhập dưới 5 triệu là 22.5%, nhóm hộ có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng chiếm 56.9% và nhóm hộ có thu nhập trên 10 triệu là 20.6%. So sánh sự thay đổi về tổng thu nhập của hộ gia đình sau tái định cư cho thấy nhóm hộ có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng và từ 5-10

triệu đồng/tháng tăng lên, bên cạnh đó là sự giảm đi của những hộ gia đình ở nhóm thu nhập trên trên 10 triệu, điều này cho thấy có xu hướng giảm thu nhập sau tái định cư. Tuy nhiên, khi được hỏi về nhận định của người dân về thu nhập của hộ gia đình sau tái định cư so với trước, kết quả đạt được như sau:

Biểu đồ 2.4: Nhận định của hộ gia đình về thu nhập so với trước thu hồi đất

Tăng 36.30% Giảm 35.30% Không đổi 28.40% Tăng Không đổi Giảm

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Trong 102 hộ được khảo sát thì có 37 hộ chiếm tỷ lệ 36.3% số hộ trả lời thu nhập của hộ tăng lên so với trước khi thu hồi đất; có 29 hộ chiếm tỷ lệ 28.4% số hộ được khảo sát trả lời là thu nhập của hộ khơng đổi và có 36 hộ chiếm tỷ lệ 35.3% số hộ được khảo sát trả lời là thu nhập của hộ bị giảm sau khi thu hồi đất. Người dân cũng cho biết về những nguyên nhân tăng và giảm thu nhập như sau:

Trong 36.3% hộ nhận định thu nhập của hộ sau tái định cư tăng thì có 41.0% hộ trả lời cơng việc cũ nhưng lương tăng và 5.6% hộ thì cho biết lương tăng là nhờ có cơng việc mới với mức lương cao hơn, nhận định này hoàn toàn phù hợp vì lương tăng theo thâm niên làm việc, 17% nhóm hộ cho rằng thu nhập tăng là do có thêm tiền gửi ngân hàng từ tiền đền bù đất, đây là những hộ có nhiều đất đai nên họ nhận được nhiều tiền và gửi ngân hàng, có 13.1% hộ cho rằng thu nhập tăng hơn trước vì nhờ có tiền đền bù nên họ có thêm vốn để mở rộng sản xuất – kinh doanh nên lợi nhuận mang lại cũng nhiều hơn trước, 12.7% hộ thì cho rằng họ có địa điểm kinh doanh thuận lợi hơn trước và 5.7% hộ cho rằng nhờ chuyển đến nơi ở mới nên

họ có mặt bằng bn bán, kinh doanh tạo thu nhập thêm cho gia đình. Qua đó cho thấy một số hộ dân đã sử dụng tiền đền bù hiệu quả và họ đang cố gắng thích nghi và hịa nhập với cuộc sống mới.

Biểu đồ 2.5: Nguyên nhân thu nhập tăng sau tái định cư

41.0% 12.7% 13.1% 5.6% 5.7% 17.0% 4.9% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0%

Công việc như trước nhưng lương tăng

Địa điểm kinh doanh thuận lợi hơn Nhờ có tiền đền bù đất, mở rộng sản xuất kinh doanh

Công việc mới với thu nhập cao hơn Chuyển đến nơi ở mới, có mặt bằng kinh doanh Thu nhập từ lãi suất tiền gửi ngân hàng

Khác

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Tuy nhiên, trong số 102 hộ được phỏng vấn thì 63.7% hộ cịn lại chưa thích nghi được với cuộc sống mới, công việc mới nên thu nhập của họ không được cải thiện và giảm đi so với trước tái định cư. Phần lớn những nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc thu hồi đất nên họ khơng có địa điểm để kinh doanh hoặc tìm được địa điểm kinh doanh mới nhưng khơng thuận lợi như trước, có thành viên trong hộ bị mất việc làm và đến nay chưa tìm được việc mới hoặc tìm được việc mới nhưng lương thấp hơn trước, lý do nữa là họ bị thu hồi hết đất nên khơng cịn đất để canh tác ….

Qua đó, cho thấy một thực trạng là sau một vài năm nhận tiền đền bù đất thì có nhiều hộ rơi vào cuộc sống khó khăn hơn. Đây là vấn đề đáng lo ngại và nếu như nhà nước khơng có những chính sách định hướng, giúp đỡ thì một vài năm nữa, khi mà các hộ dân đã sử dụng hết tiền đền bù thì sẽ rơi vào hồn cảnh tuy sống trong

căn nhà khang trang tại khu tái định cư nhưng thu nhập không đủ chi tiêu, đời sống khó khăn và họ lại rơi vào diện hộ nghèo của địa phương, trở thành một gánh nặng cho địa phương, cho xã hội.

Biểu đồ 2.6: Nguyên nhân thu nhập giảm sau tái định cư

13.5% 9.6% 23.0% 7.7% 23.1% 21.2% 1.9% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% Công việc cũ nhưng lương giảm

Địa điểm kinh doanh mới không thuận lợi Có thành viên mất việc làm, chưa tìm được việc làm mới

Công việc mới với thu nhập thấp hơn Chuyển đến nơi ở mới, khơng có địa điểm kinh doanh Đất bị thu hồi, khơng cịn đất canh tác để tạo thu nhập Khác

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Để hiểu rõ hơn về thực trạng tăng và giảm thu nhập của các hộ gia đình sau thu hồi đất, đề tài sử dụng chỉ tiêu thu nhập bình quân của hộ sau khi đã qui đổi từ năm 2003 về năm 2011 để so sánh như sau:

Bảng 2.13: Thu nhập bình quân của hộ trước và sau thu hồi đất

Thu nhập bình quân Trước thu hồi đất (triệu đồng)

Sau thu hồi đất (triệu đồng)

So sánh

±  %

Nhóm hộ có thu nhập tăng 8.12 11.17 3.05 37.6%

Nhóm hộ có thu nhập khơng tăng 9.85 6.76 -3.09 -31.4%

Qua bảng số liệu cho thấy, nhóm hộ có thu nhập tăng có mức thu nhập bình quân đầu người là 11.17 triệu đồng/tháng so với mức 8.12 triệu đồng/tháng của thời điểm trước thu hồi đất, tức là đã tăng 3.05 triệu đồng/tháng (37.6%). Cịn nhóm hộ có thu nhập khơng tăng thì trên danh nghĩa sau khi thu hồi đất thu nhập của mỗi đầu người là 6.76 triệu đồng/tháng giảm 3.09 triệu đồng/tháng (31.4%) so với trước khi thu hồi đất. Qua phân tích trên cho thấy, nếu chính quyền địa phương khơng có giải pháp hợp lý để hỗ trợ người dân sau khi bị thu hồi đất thì nguyên tắc trong thu hồi đất là đảm bảo cuộc sống của người dân phải bằng hoặc cao hơn trước khi thu hồi đất là rất khó đảm bảo vì trong thực tế thu nhập của người dân bị giảm.

Ảnh hưởng của thay đổi việc làm đến tăng - giảm thu nhập, kết quả có

76% số người thay đổi việc làm thuộc nhóm khơng tăng và bị giảm thu nhập, chỉ có 24% người thay đổi việc làm thuộc nhóm có thu nhập tăng. Như vậy, để đảm bảo cho hộ dân tái định cư có thu nhập được cải thiện so với trước khi tái định cư thì khi thu hồi đất ngồi việc sắp xếp, bố trí nơi ở mới ngang bằng hoặc tốt hơn so với trước, nhà nước cịn phải có sự khảo sát, những tính tốn hợp lý sao cho người dân bị ảnh hưởng đến việc làm khi đến nơi ở mới có thể có được những điều kiện thuận lợi nhất để làm ăn, tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân sau tái định cư.

Bảng 2.14: Ảnh hưởng của thay đổi việc làm đến tăng – giảm thu nhập

Chênh lệch thu nhập sau tái định cư

Thay đổi việc làm

Khơng Tổng

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

Tăng 12 24.0 27 51.9 39 38.2

Không tăng 38 76.0 25 48.1 63 61.8

Tổng 50 100.0 52 100.0 102 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy, trước khi thu hồi đất thì thu nhập của gia đình chủ yếu do chủ hộ và vợ/chồng của chủ hộ tạo ra, chiếm tỷ lệ 61.5%, cụ thể hộ có thu nhập do chủ hộ tạo ra chiếm tỷ lệ 35.5%, do vợ/chồng chủ hộ tạo ra chiếm tỷ lệ 17.6% và hộ có thu nhập do cả hai vợ chồng tạo ra là 18.6%, như vậy sau thu hồi đất thì thu nhập của gia đình do ba đối tượng này mang lại đều giảm, cụ thể nhóm hộ có thu nhập do chủ hộ làm ra giảm 33.3%, nhóm hộ có thu nhập do vợ/chồng chủ hộ mang lại giảm 22.2% và nhóm thu nhập do cả hai vợ chồng làm ra cũng giảm 15.8%. Ngược lại, nhóm hộ có thu nhập từ con của chủ hộ thì tăng 50.0% so với trước tái định cư. Điều này cho thấy, trong một số gia đình sau tái định cư thì cha mẹ lớn tuổi nên khơng tham gia lao động nữa và thu nhập của gia đình chủ yếu do con cái tạo ra.

Bảng 2.15: Người tạo ra thu nhập cho hộ gia đình trước và sau thu hồi đất

Người tạo thu nhập Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất So sánh

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % ±  % Chủ hộ 36 35.3 24 23.5 -12 -33.3 Vợ/chồng của chủ hộ 18 17.6 14 13.7 -4 -22.2 Cả hai 19 18.6 16 15.7 -3 -15.8 Con của chủ hộ 26 25.5 39 38.2 13 50.0 Khác 3 2.9 9 8.8 6 200.0 Tổng 102 100.0 102 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

* Phân tích nguồn thu nhập của hộ tái định cư theo nhóm hộ có thu nhập tăng và thu nhập không tăng

Thu hồi đất dẫn đến mất việc làm, thay đổi việc làm đã ảnh hưởng thu nhập của các hộ gia đình tái định cư như sau:

Bảng 2.16: Nguồn thu nhập của hộ trước và sau thu hồi đất

Đvt:%

Nguồn tạo ra thu nhập

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất

Nhóm hộ có thu nhập tăng Nhóm hộ có thu nhập khơng tăng Tỷ lệ chung Nhóm hộ có thu nhập tăng Nhóm hộ có thu nhập khơng tăng Tỷ lệ chung

Sản xuất nông nghiệp 10.6 20.3 16.5 1.9 1.4 1.6

Lương 63.9 48.5 54.5 67.4 62.8 64.8

Lợi nhuận từ buôn bán, kinh

doanh 17.0 20.3 19.0 13.5 12.9 13.1

Lãi suất tiền gửi ngân hàng 4.3 .0 1.7 9.6 5.7 7.4

Người thân cho 2.1 .0 0.8 0.0 0.0 0.0

Cho thuê nhà trọ .0 1.4 0.9 3.8 2.9 3.3

Khác 2.1 9.5 6.6 3.8 14.3 9.8

Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Qua bảng số liệu cho thấy rõ hơn về cơ cấu thu nhập của những hộ bị thu hồi đất, trước thu hồi đất nguồn thu nhập của người dân chủ yếu là từ lương, buôn bán và sản xuất nông nghiệp, chiếm 90.0%, trong đó thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp chiếm 16.5%, lương là 54.5% và lợi nhuận từ buôn bán kinh doanh là 19.0%.

Sau thu hồi đất, cơ cấu thu nhập của hộ có sự thay đổi, do đất nơng nghiệp bị thu hồi nên thu nhập của người dân từ nguồn nông nghiệp bị giảm và chỉ còn chiếm 1.6% trong tổng thu nhập của hộ, trong đó thu nhập từ nguồn nơng nghiệp của cả 2 nhóm có thu nhập tăng và thu nhập khơng tăng đều giảm mạnh, nhóm hộ có thu nhập tăng giảm từ 10.6% xuống cịn 1.9% cịn nhóm hộ có thu nhập khơng tăng giảm từ 20.3% xuống còn 1.6% trong cơ cấu thu nhập. Nguồn thu nhập từ lợi nhuận buôn bán –

kinh doanh cũng giảm xuống cịn 13.1%, trong đó nhóm hộ có thu nhập tăng thì thu nhập từ bn bán kinh doanh đã giảm từ 17.0% xuống cịn 13.5%, cịn nhóm hộ có thu nhập khơng tăng thì giảm từ 20.3% xuống cịn 1.9% . Nguồn thu nhập chính của hộ sau thu hồi đất chủ yếu từ lương, chiếm tỷ lệ 64.8%, thêm vào đó là sự tăng lên của các nguồn như: thu nhập từ lãi suất ngân hàng đã tăng từ 1.7% lên 7.4%, thu nhập từ cho thuê nhà trọ tăng từ 0.8% lên 3.3% và thu nhập khác tăng từ 6.6% lên 9.8%. Từ đó cho thấy, người dân bị thu hồi đất khơng cịn đất để sản xuất nơng nghiệp, khơng cịn mặt bằng để buôn bán – kinh doanh nữa nên bắt buộc họ phải chuyển đổi ngành nghề, những người cịn trẻ thì xin vào làm tại các cơng ty – xí nghiệp gần địa bàn tái định cư, cịn những người lớn tuổi thì khó xin việc nên họ chọn cách gửi tiền ngân hàng để lấy lãi sinh sống, một số hộ được bố trí tái định cư với diện tích lớn thì đầu tư xây dựng nhà trọ cho thuê lấy tiền sinh sống, cụ thể như sau:

Bảng 2.17: So sánh nguồn thu nhập của hộ trước và sau thu hồi đất

Nguồn thu nhập từ Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất So sánh

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % ± %

Sản xuất nông nghiệp 20 16.5 2 1.6 -18 -90.0

Lương 66 54.5 79 64.8 13 19.7

Lợi nhuận từ buốn bán, kinh

doanh 23 19.0 16 13.1 -7 -30.4

Lãi suất tiền gửi ngân hàng 2 1.7 9 7.4 7 350.0

Người thân cho 1 0.9 0 .0 -1 -100.0

Cho thuê nhà trọ 1 0.8 4 3.3 3 300.0

Khác 8 6.6 12 9.8 4 50.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Trước thu hồi đất, có 20 hộ có thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp và 23 hộ có thu nhập từ lợi nhuận bn bán – kinh doanh nhưng sau thu hồi đất thì hộ có thu nhập từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)