Bảng 4.4 Vector đồng liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 30 - 32)

1 Phương trình đồng liên kết Log likelihood -377,5424

GDP FDI

1,000000 12,19635

(4,00407)

GDP là biến phụ thuộc, có thể suy ra phương trình đồng liên kết giữa GDP và FDI ở Việt Nam như sau:

GDP = 12,196 x FDI

Phương trình đồng liên kết nói lên rằng đầu tư trực tiếp nước ngồi tăng lên 1% thì tạo ra tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tăng lên 12,196% . Kết quả cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước cao hơn có thể đóng góp cho tổng sản phẩm quốc nội ở Việt Nam.

4.3 Mô hình VECM

Theo quan điểm của Granger (1983 và 1986) khái niệm cân bằng dài hạn chỉ định sự tương đương về mặt thống kê của đồng liên kết. Khi có đồng liên kết và khi có một cú sốc bất kỳ xảy ra gây ra sự mất cân bằng thì sẽ tồn tại quá trình điều chỉnh động ngắn hạn như cơ chế hiệu chỉnh sai số. Cơ chế này sẽ đưa hệ thống trở lại cân bằng dài hạn. Thực tế cho thấy, đồng liên kết hàm ý sự tồn tại dạng hàm hiệu chỉnh sai số động trong xem xét quan hệ giữa các biến, do vậy mơ hình VECM được sử dụng trong ước lượng sẽ cho phép xác định cân bằng dài hạn từ sự vận động ngắn hạn được xác định từ dữ liệu thực tế.

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy các biến là chuỗi dừng ở sai phân bậc một I(1), và có tồn tại sự đồng liên kết nên có thể sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai

số VECM, để tính tốn mức độ tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến biến động của tăng trưởng kinh tế và xác định mức chênh lệch trong ngắn hạn so với mức cân bằng dài hạn của chỉ số tăng trưởng kinh tế.

Do vậy, mơ hình vector hiệu chỉnh sai số là xem xét mối quan hệ ngắn hạn giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 30 - 32)