Mơ hình vector hiệu chỉnh sai số Hệ số Sai số chuẩn t-value
EC(-1) -0,020198 (0,07285) [-0,27724]
rGDP(-1) 0,530413 (0,20206) [ 2,62507]
rFDI(-1) 0,756914 (1,23484) [ 0,61296]
C 2271,183 (1347,76) [ 1,68515]
(Nguồn: kết quả tổng hợp từ Eview 6.0)
Mơ hình VECM là cho mối quan hệ ngắn hạn giữa FDI và GDP thực. Bảng 4.5 cho thấy số hạng hiệu chỉnh sai số EC(-1) có giá trị tuyệt đối rất nhỏ, mang dấu âm và có ý nghĩa. Hệ số này mang giá trị âm nhỏ hàm ý rằng khi để mất cân bằng thì quá trình điều chỉnh giảm để trở về cân bằng ngắn hạn là rất chậm. Nghĩa là nên quan tâm đến việc giữ mối cân bằng hơn việc để xảy ra cú sốc và thực hiện các biện pháp để đưa chúng về trạng thái ban đầu vì điều này mất rất nhiều thời gian. Đối với mơ hình khi tổng sản phẩm quốc nội là biến phụ thuộc, kết quả cho thấy rằng tổng sản phẩm quốc nội có một cơ chế tự động điều chỉnh và đáp ứng độ lệch hiệu chỉnh từ trạng thái cân bằng một cách cân bằng. Hệ số hiệu chỉnh sai số -0.02 có nghĩa tổng sản phẩm quốc nội sẽ hội tụ hướng về cân bằng dài hạn sau khi có sự thay đổi trong đầu tư.
Dựa vào sự phân tích ngắn hạn của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa ra ảnh hưởng tích cực đến tổng sản phẩm quốc nội. Ví dụ như đầu tự trực tiếp nước ngồi tăng 1% thì tổng sản phẩm quốc nội tăng 0,75%.
4.4 Kiểm định nhân quả Granger
Kiểm định quan hệ nhân quả Granger là để xác định các cặp dữ liệu chuỗi thời gian có một mối tương quan hay không (quan hệ nhân quả giữa 2 biến). Sự tương quan để kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger áp dụng cho 2 biến là đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội GDP. Nếu các giá trị thống kê F là nhỏ hơn so với F-critical, điều đó có nghĩa chấp nhận giả thuyết H0, khơng có nhân quả Granger
giữa hai biến. Các dữ liệu chuỗi thời gian đã được kiểm tra bằng cách áp dụng kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết trước khi chạy kiểm định quan hệ nhân quả.
Kết quả kiểm định của quan hệ nhân quả Granger: