Xây dựng tầm nhìn và năng lực lõi cho Cảng Bến Nghé:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cảng bến nghé giai đoạn 2011 2015 (Trang 72 - 75)

- Đầu tư cho phần mềm quản lý kha

8. Chiến lược hội nhập về phía sau: Khắc phục các điểm yếu và giảm thiểu

3.3.1 Xây dựng tầm nhìn và năng lực lõi cho Cảng Bến Nghé:

Các cấp quản lý của Cảng Bến Nghé cần phải nhận thấy được tầm quan trọng về tầm nhìn của một tổ chức. Nếu khơng có tầm nhìn chiến lược thì Cảng Bến Nghé sẽ khơng có được chỗ đứng vững chắc trong thị trường kinh doanh cảng biển cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Cảng Bến Nghé với tầm nhìn trong tương lai:

- Cảng Bến Nghé sẽ là cảng đa dụng của khu vực Tp. Hồ Chí Minh chuyên

khai thác hàng container, hàng bách hóa và hàng rời.

- Cảng Bến Nghé sẽ là cánh tay nối dài phục vụ cho việc lưu chuyển hàng hóa của khu vực phía Nam.

- Cảng Bến Nghé phấn đấu trở thành điểm giao hàng, trung tâm phân phối,

cung cấp dịch vụ logistics hoàn chỉnh, chuyên nghiệp cho khu vực từ 2016.

Với các tầm nhìn được xác định, Cảng Bến Nghé cũng cần xác định các giá

trị cốt lõi trong tương lai mà Cảng Bến Nghé cần hướng tới:

Ưu tiên chú trọng đến chất lượng dịch vụ.

Năng động và chuyên nghiệp.

Dự báo cho đến hết năm 2011 môi trường kinh doanh trong ngành chưa

có sự thay đổi lớn do đó Cảng Bến Nghé cần tận dụng khoảng thời gian này

củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc nâng cao hiệu quả quản lý, năng lực công tác, cải tiến chất lượng dịch vụ, đầu tư và ứng dụng

phần mềm phục vụ quản lý khai thác hiện đại, trong quá trình triển khai vào thực tế thường mất thời gian, tốn kém chi phí và địi hỏi cần phải có sự hợp

tác thực hiện của các thành viên trong tổ chức thì mới đem lại hiệu quả. Cảng Bến Nghé có thuận lợi là hầu hết nhân sự tham gia nghiên cứu đã thấy được

tính cấp thiết của vấn đề này, do đó BGĐ cần xúc tiến sớm công tác này cân đối về thời gian áp dụng cũng như tình hình tài chính để mang lại hiệu quả

cao nhất.

Khu vực hàng rời vẫn đem lại hiệu quả và có sự tăng trưởng nhất định. Mặt hàng phân bón được Cảng Bến Nghé đánh giá là có sản lượng ổn định

qua các năm, mặt hàng cement và clinker cũng sẽ có mức tăng trưởng ổn định. Trong thời gian qua do chỉ chú trọng khai thác hàng container nên hàng

phân bón, đường thơ, thức ăn gia súc đã do Cảng Tân Thuận Đông khai thác.

Tp. HCM vẫn là khu vực kinh tế năng động nhất trong cả nước, một số mặt

hàng truyền thống vẫn có lợi thế so với hàng container và sẽ tiếp tục phát triển như là mặt hàng gỗ, sắt thép. Tiếp tục đầu tư khai thác có hiệu quả khu vực

dịch vụ đối với hàng container.

Kiến nghị cụ thể đối với từng mặt hàng:

Đối với hàng rời (phân bón, thức ăn gia súc, đường thơ):

Đây là mặt hàng có sản lượng ổn định, đặc điểm của hàng phân bón

thường là hàng rời do nhập khẩu dưới dạng hàng rời sẽ có giá rẻ hơn so với hàng bao và được đóng bao ngay tại cầu cảng để giảm chi phí nên rất được

khách hàng ưa chuộng.

Hiện nay Cảng Bến Nghé đã trang bị 10 dây chuyền để khai thác hàng rời.

Kiến nghị:

Cảng sắp xếp bố trí kho chuyên dùng để chứa và đóng bao vì như hiện nay việc khai thác hàng rời chiếm nhiều thời gian đồng nghĩa với việc chiếm dụng cầu tàu, do đó cần phải bố trí khai thác cầu tàu hợp lý..

Trang bị bổ sung các gàu ngoạm, phễu đóng bao, các thiết bị ống hút và băng chuyền để tăng năng suất, giảm giá thành.

Đặc diểm của mặt hàng này là phải tránh mưa. Khách hàng thường yêu

cầu thuê kho dài hạn để phân phối trực tiếp cho các đại lý và các cơng trình

xây dựng.

Kiến nghị:

Thường xuyên kiểm tra hệ thống kho, chống dột, đặc biệt đối với kho

chứa hàng cement.

Nâng cao chất lượng làm hàng để hạn chế đỗ vỡ.

Đối với hàng clinker:

Mặt hàng này chủ yếu là nhập khẩu, bốc xếp sang mạn từ tàu qua xà lan.

Kiến nghị:

Trang bị thêm xà lan để vận chuyển theo đường sông, tiết kiệm chi phí. Khách hàng lớn của mặt hàng này là Nhà máy xi măng Hà Tiên 1, Cảng Bến Nghé nên phối hợp với Cảng Phú Hữu khai thác mặt hàng này, vì nếu khai thác từ Cảng Phú Hữu sẽ giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển.

Điều kiện: Cảng Phú Hữu phải trang bị cẩu ngoạm hiện đại, năng suất

cao.

Đối với hàng sắt thép:

Trong giai đoạn 2010-2012, mặt hàng sắt thép vẫn có sự tăng trưởng

nhất định. Tuy nhiên, sau 2012, khi nhiều nhà máy thép đầu tư mới ở Việt

Nam đi vào hoạt động ổn định, nhu cầu lưu chuyển mặt hàng này qua cảng sẽ giảm đi.

Kiến nghị:

Đây là mặt hàng cần có cơng tác nghiên cứu thị trường, đầu tư

marketing để thu hút khách hàng vì khai thác mặt hàng này không chiếm

nhiều thời gian nhưng doanh thu khá lớn, cảng có thiết bị chuyên dụng hiện

Đối với hàng bách hóa:

Đây khơng phải là mặt hàng khai thác chủ yếu của Cảng Bến Nghé, tuy

nhiên Bến Cảng Khánh Hội thuộc Cảng Sài Gòn chuyên khai thác mặt hàng này trong thời gian tới buộc phải di dời do đó Cảng Bến Nghé cần quan tâm

đầu tư trang thiết bị phù hợp và hệ thống kho bãi để chiếm giữ thị phần này vì đây là mặt hàng có sản lượng ổn định và ít bị cạnh tranh.

Đối với hàng container:

Áp lực cạnh tranh của thị trường đối với hàng container trong tương lai sẽ rất gay gắt do sự xuất hiện các cảng chuyên dụng container mới đưa vào

khai thác, nhu cầu dịch vụ logistics cho chuỗi cung sẽ có sự tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông tại khu vực TP.HCM, Bình Dương,

Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 2010 - 2015 chưa thực sự được

cải thiện nên cần cần tận dụng lợi thế vị trí địa lý để kinh doanh trong giai đoạn này và đồng thời phát triển hoàn chỉnh dịch vụ logistics để nâng cao sức

cạnh tranh trong giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cảng bến nghé giai đoạn 2011 2015 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)