Chương 1 : Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh
2.3 Những tác động từ các yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh
2.3.1.1 Yếu tố kinh tế
Theo đánh giá chung, trong những năm gần đây, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam được thực hiện trong bối cảnh đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh. Nhưng với nỗ lực của cả hệ thống, kinh tế Việt Nam đã ngăn chặn được đà suy giảm, phục hồi và tăng trưởng khá tốt. GDP cả năm 2010 tăng gần 6,8%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (riêng Thành phố Hồ Chí
Minh tăng 11,8% so với năm 2009). Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân
giai đoạn 5 năm 2006-2010 đạt khoảng 7%/năm (tăng trưởng GDP của TP.HCM
trong 5 năm 2006 - 2010 tăng bình quân 11,2%/năm). GDP bình quân đầu người
năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD (TP.HCM đạt 2.855 USD, bằng 1,7 lần so với
năm 2005 (1.660 USD); quy mô kinh tế năm 2010 bằng 1,7 lần năm 2005).
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã xác định, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu:“Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015: 7,0 -
7,5%/năm. ......... Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX cũng xác định một số chỉ
tiêu Thành phố đề ra cho giai đoạn 2011 – 2015 bao gồm: “Phấn đấu đạt tốc độ
tăng trưởng GDP trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 12% và cao hơn 1,5 lần
mức tăng trưởng bình quân của cả nước; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 4.800 USD”.
Năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng GDP là 11,8%, thành phố Hồ Chí Minh hướng đến phát triển bền vững và giữ vững ổn định chính trị - xã hội; làm tốt vai trị đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đóng góp ngày càng lớn cho cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của khu vực Đơng Nam Á.
Đơn vị tính: Nghìn tỉ đồng 228.795 289.550 332.076 414.068 1,143.700 1,485.000 1,658.400 1,980.900 0 500 1,000 1,500 2,000 2007 2008 2009 2010 GDP - TP.HCM GDP-Cả nước
Hình 2.2: GDP TP.HCM so với GDP cả nước giai đoạn 2007-2010.
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết: “Việc cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh được các bộ, ngành, địa phương quan tâm. Chỉ số
năng lực cạnh tranh của Việt Nam được nâng lên 10 bậc. Trong khó khăn chung nhưng khả năng huy động và thu hút vốn đầu tư bên ngồi của Việt Nam khá lớn. Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) đánh giá tốt việc cải thiện mơi trường,
đầu tư kinh doanh và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam”.
đóng góp ngày càng tích cực vào
của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải ngân thấp hơn nhiều so với giá trị đăng ký. Tính theo giá trị lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2007, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiều ất – 67% số dự án và 60% tổng giá trị FDI đăng ký. Sau đó đến khu vực dịch vụ - 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị. Trong 82 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nước
đầu tư nhiều nhất tính theo giá trị FDI đăng ký lần lượ ị FDI thực hiện thì Nhật Bản giữ vị trí số
một. Các tỉnh, thành thu hút được nhiều FDI (đăng ký) nhất lần lượt là thành phố
2008, số FDI mới đăng ký (nghĩa là khơng tính số xin phép tăng vốn phát sinh trong năm) đạt 32,62 tỷ đô la Mỹ.
Bảng 2.4: Số liệu FDI từ năm 2007-2010 của Việt Nam
STT Năm FDI đăng ký (tỷ USD) FDI giải ngân (tỷ USD)
1 2007 8
2 2008 71,7 11,5
3 2009 21,48 10
4 2010 22 - 25 11
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Làn sóng đầu tư mới từ các châu lục đang ào ạt hướng vào Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt được sự vượt trội về nhiều mặt. Trong năm 2010 cả nước đã có 1.045 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đạt 8,29 tỷ USD, lớn nhất trong cùng kỳ từ trước đến nay. Về vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi (FDI), tính đến hết tháng 11, cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, tăng 9,9%. Mặc dù vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều. Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010 (Nguồn:
Theo bài viết “Tổng Quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị cho năm 2011 của tác giả TS. Lê Quốc Hội).
205.4 1,143.7 273.7 1,485.0 304.0 1,658.4 370.8 1,980.9 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 Nghìn tỉ đồng 2007 2008 2009 2010 GDP Khu vực FDI
Hình 2.3: Đóng góp của khu vực FDI vào GDP cả nước
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh ln là địa phương có sức thu hút lớn đối với nguồn vốn FDI, với 3.876 dự án và tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ USD vẫn còn hiệu lực hoạt
động trên địa bàn Thành phố tính đến ngày 31/12/2010. Hiện có 29 quốc gia và
vùng lãnh thổ đầu tư vào Thành phố.
Bảng 2.5: Vốn FDI vào TPHCM giai đoạn 2006 - 2010
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM)
Xét về số dự án và vốn đăng ký, giai đoạn 2006-2007 với số dự án 781, đầu tư nước ngoài thực sự phát triển một cách mạnh mẽ nhất, kể từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Năm 2008, thành phố đạt kỷ lục về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 542 dự án, tổng số vốn đăng ký 8.456 tỷ USD. Năm 2009, tuy đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đối phó với khủng hoảng tài chính thế
giới nhưng nguồn vốn FDI vào thành phố Hồ Chí Minh giảm khá mạnh, tính cả dự án được cấp phép mới và dự án tăng vốn chỉ đạt 1,4 tỷ USD, giảm 84% so với năm 2008. Dù vốn của các dự án mới đổ vào thành phố Hồ Chí Minh giảm nhưng các doanh nghiệp FDI đang hoạt động vẫn tiếp tục tăng vốn mở rộng đầu tư, thể hiện
qua 114 dự án với tổng vốn tăng thêm đạt trên 370 triệu USD, tăng 3,4% so với năm 2008. Năm 2010 tình hình khả quan hơn năm 2009, số dự án cấp mới giảm nhưng số vốn đăng ký tăng 82% so với năm 2009. Thêm vào đó, số dự án bổ sung vốn cùng số vốn bổ sung cũng tăng đáng kể. Đây là một tín hiệu vui cho thấy mơi
trường đầu tư và kinh doanh của thành phố Hồ Chí Minh vẫn được nhiều nhà đầu tư tin tưởng và quyết định lựa chọn trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn
Dự án cấp mới Dự án tăng vốn Năm Số dự án Vốn ĐK (triệu USD) Vốn BQ 1 dự án (triệu USD) Số dự án Vốn BS (triệu USD) Tổng vốn (triệu USD) Tốc độ phát triển vốn (%) 2006 288 1.646 5,71 123 715 2.361 100 2007 493 2.480 5,03 213 428 2.908 123,17 2008 542 8.456 15,6 184 364,63 8.820,63 303,32 2009 389 1.035 2,66 114 371,2 1.406,2 15,94 2010 375 1.883 5,02 128 421,017 2.304.017 163,85 Tổng 2.087 15.500 7,427 762 2.299,847 17.799,847
hiện nay. Tuy nhiên con số giải ngân hàng năm chịu chung hồn cảnh với tình hình vốn giải ngân của cả nước, tỷ lệ vốn giải ngân được chỉ đạt 1/4 - 1/6 số vốn đăng ký. Nguyên nhân: do biến động giá cả, tỷ giá bất ổn trên thị trường gây bất lợi cho
nhà đầu tư nước ngồi; trình độ lực lượng lao động khơng đáp ứng được nhu cầu
của các nhà đầu tư; một phần cũng do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu nội bộ công ty dẫn đến việc giải ngân cho các dự án cũng gặp khó khăn.
Cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh những năm qua đang dần tăng tỷ lệ của ngành dịch vụ so với ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Năm 2007: Ngành nông lâm thủy sản chiếm 1,3% GDP của thành phố, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 46,4% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 52,3%.
Năm 2008: Ngành nông lâm thủy sản chiếm 1,4% GDP của thành phố, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 44,1% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 54,4%.
Năm 2009: Ngành nông lâm thủy sản chiếm 1,3% GDP của thành phố, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 43,9% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 54,8%.
Năm 2010: Ngành nông lâm thủy sản chiếm 1,1% GDP của thành phố, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 45,3% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 53,6%.
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, xác định chỉ tiêu phấn đấu: ”Cơ cấu kinh tế năm 2015 (% trong GDP): dịch vụ: 57%,
công nghiệp: 42%, nông nghiệp: 1%”.
Công nghiệp, xây dựng, 45.3%
Nông lâm thủy sản, 1.1%
Dịch vụ, 53.6%
Hình 2.4: Cơ cấu kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2010
Lãi suất: Trong những năm trở lại đây, dưới tác động của khủng hoảng kinh
tế thế giới cũng như những yếu kém nội tại của nền kinh tế, kinh tế Việt Nam xuất hiện những dấu hiệu thiếu ổn định, nổi bật là lạm phát, tỷ giá và lãi suất, gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường đầu tư và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lạm phát trên hai con số diễn ra gần như liên tục từ năm 2007 trở lại đây. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lạm phát năm 2007 ở mức 12,63%, năm 2008 lên đến 19,89%. Lạm phát có giảm xuống ở năm 2009 với mức 6,88% nhưng sau đó lại
bùng phát mạnh ở mức 11,75% vào năm 2010 và đã lên đến 13,39% sau 6 tháng
đầu năm 2011. Tỷ giá diễn biến phức tạp, tại một số thời điểm tồn tại tình trạng hai
giá khiến cho ngân hàng khó khăn trong đáp ứng nhu cầu ngoại tệ, doanh nghiệp
phải hạch toán khống khi mua ngoại tệ. Lạm phát cao, mơ hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào thâm dụng vốn nhưng hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm (hệ số ICOR tăng liên tục và trên 5), cơ cấu kinh tế vẫn duy trì theo mơ hình tập trung về số lượng, chưa tăng trưởng theo chiều sâu và chất lượng, chi tiêu công cao và một chính sách tiền tệ thiếu nhất quán đã dẫn đến một mức lãi suất cao trong nền kinh tế. So với các nước trong khu vực, lãi suất của Việt Nam ở mức khá cao và có tính biến động lớn. Vào năm 2008 và trong những tháng đầu năm 2011, lãi suất huy động của các ngân hàng lên đến 17-19%/năm, lãi suất cho vay cũng lên đến 20-
23%, một mức lãi suất quá khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp.
Hình 2.5: Lãi suất huy động bình quân giai đoạn 2000 – 2009 của Việt Nam so với các nước.
Nguồn: International Monetary Fund, International Financial Statistics and data files
Cơ hội: Sự tăng trưởng nhanh của kinh tế Việt Nam và đặc biệt là thành phố
Hồ Chí Minh là nhân tố hết sức quan trọng để thu hút các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức quốc tế đầu tư vào Việt Nam và thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một cơ hội hết sức thuận lợi cho lĩnh vực kinh doanh chính của Cơng ty An Phú (khách hàng chủ yếu của công ty là những chuyên gia, tổ chức kinh tế, lãnh sự các nước đến làm việc tại Việt Nam và chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.
Nguy cơ: Tình hình lạm phát, lãi suất ngân hàng cao gây khó khăn cho việc
huy động vốn vào các dự án để mở rộng hoạt động kinh doanh.