KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 34 - 82)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Những năm qua, huyện Mường La luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từng bước trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn. Huyện Mường La cũng là huyện nằm trong tỉnh Sơn La, nên có nhiều tính tương đồng có thể học theo.

Về bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn

chỉ đạo phịng chun mơn và các xã, thị trấn tổ chức điều tra, thống kê nhu cầu học nghề của lao động trong độ tuổi, từ đó phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín trong và ngồi huyện triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với thực tế và nhu cầu của người lao động. Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường cơng tác tun truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo nghề để người lao động nông thôn, vùng đồng bào dân tộc tiếp cận với chính sách về đào tạo nghề, thường xuyên phối hợp với các trường; trung tâm và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tốt việc tư vấn học nghề qua nhiều hình thức.

Về lập kế hoạch đào tạo nghề

Chính quyền các xã, thị trấn khảo sát tình hình nhu cầu đầo tạo nghề, lập danh sách các lớp đào tạo nghề cho lao động trong đó chú trọng vào các lao động thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số. Huyện Mường La còn tổ chức nguồn kinh phí mời các đơn vị về hướng dẫn lao động nơng thơn trong phát triển cây trồng mang tính chất đặc trưng như cây hồi, cây quế, cách chăm sóc các con vật ni như trâu bị. Với mỗi một hộ đi đào tạo nghề, huyện miễn kinh phí. Nếu như hoạt động này được triển khai tại địa phương, huyện cịn gửi cơng văn sang ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn và Ngân hàng chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế. Đây là một trong những điểm sáng trong lập kế hoạch mà các huyện khác cần học theo: khi khơng có vốn thì cần tạo ra vốn để hỗ trợ. Ngồi ra, huyện cũng chủ động gửi công văn lên tỉnh để xin các chuyên gia về hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, nhất là đối với những vùng cây trong OCOP (mỗi xã 1 sản phẩm) trong phát triển nông thôn mới.

Về tổ chức thực hiện kế hoạch

Trong 5 năm (2016 - 2020), huyện phối hợp với các trường, trung tâm và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức 25 lớp dạy nghề miễn phí cho 875 lao động nơng thơn là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, tổng kinh phí hỗ trợ trên 1,7 tỷ đồng. Riêng năm 2019, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện tổ chức được 13 lớp đào tạo nghề về: Kỹ thuật chăn ni; chăm sóc, phịng bệnh cho cây trồng; may mặc; hàn xì; sửa chữa điện lạnh; kỹ thuật lễ tân; chế biến món ăn cho 450 lao động đến từ các xã cịn nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế cũng

như tư duy sản xuất.

Thông qua các lớp đào tạo đã trang bị cho người lao động kiến thức về khoa học, kỹ thuật, từ đó áp dụng vào sản xuất, chăn ni, trồng trọt phát triển kinh tế gia đình, từng bước thốt nghèo. Nhìn chung, các lớp đào tạo nghề đã được chú trọng nâng cao về chất lượng, nội dung đào tạo, với phương châm cầm tay, chỉ việc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động tiếp cận với kỹ thuật cơ bản, từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình.

Về kiểm sốt thực hiện kế hoạch

Qua kiểm tra, đánh giá hằng năm của Phòng Lao động - TB&XH huyện, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện đã thực hiện tốt chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, kết thúc các lớp học, 100% học viên nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản, từ đó áp dụng vào thực tiễn các mơ hình sản xuất của gia đình. Nhiều học viên mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh giúp tăng nguồn thu nhập chính đáng cho gia đình. Khơng chỉ vận dụng kiến thức có được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình, các học viên cịn là những tuyên truyền viên tích cực phổ biến kiến thức đã học, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất đến các gia đình hội viên, nơng dân khác; giúp họ nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn ni theo hướng an tồn sinh học.

Với những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề, trong năm 2021, huyện Mường La tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư, giải quyết việc làm; đồng thời tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Những năm gần đây, đời sống của nông dân huyện Bảo Thắng ngày càng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, thu nhập từ nơng nghiệp khơng mang tính ổn định. Trước tình hình đó, huyện Bảo Thắng đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lựa chọn ngành nghề đào tạo, đảm bảo sau đào tạo các học viên có thể vận dụng vào thực tiễn lao động sản xuất, nâng cao thu

nhập, cải thiện đời sống, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Về bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Thắng lần thứ V, nhiệm kỳ 2015- 2020 đã đặt ra mục tiêu hằng năm tạo việc làm mới cho 500 lao động trở lên, 600 lao động được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% trở lên. Sau nửa nhiệm kỳ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, huyện Bảo Thắng đã chỉ đạo cơ quan chức năng tích cực triển khai, xây dựng giải pháp thực hiện cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn với quyết tâm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đi vào cuộc sống. Theo đó, các chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã được cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng quan tâm thực hiện. Hằng năm, cơ quan chuyên môn đã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề tại địa phương; phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức đồn thể tư vấn tuyển sinh học nghề trong các cuộc họp của thơn, chi hội đồn thể, trên hệ thống loa truyền thanh của xã, mang lại hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cịn phối hợp với chính quyền các xã và các công ty tuyển dụng để tư vấn đưa người đi xuất khẩu lao động tại thị trường các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Về lập kế hoạch thực hiện

Huyện Bảo Thắng đã khơng ngừng xây dựng, hồn thiện cơ sở vật chất, vượt khó khăn, tạo điều kiện cho việc dạy nghề nông thôn ngày càng thuận lợi. Năm 2017, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã tích cực tham mưu, từng bước hồn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, đẩy mạnh liên kết đào tạo với các Trường nghề, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên khác, tổ chức tuyển sinh hơn 300 lao động nơng thơn, trong đó dạy nghề nơng nghiệp chiếm gần 60%, nghề phi nông nghiệp hơn 40%. Ngành, nghề đào tạo chủ yếu như: Nề xây dựng, nuôi thủy sản, trồng và khai thác rừng trồng, ni và phịng, trị bệnh cho gà…

nghĩa trong giải quyết bài tốn khó về lao động và việc làm. Chỉ tính riêng năm 2018, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã mở 02 lớp dạy nghề về trồng và khai thác rừng trồng cho nhân dân xã Thái Niên, trong đó 80% là người dân tộc thiểu số. Các lớp dạy nghề được mở tại xã rất phù hợp với lao động địa phương vì khơng cần trình độ cao, đi học có thêm phụ cấp. Sau đào tạo, các lao động đều có thể vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn, tạo cơ hội tăng thu nhập, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt Chương trình xây dựng nơng thơn mới.

Về kiểm soát thực hiện

Huyện Bảo Thắng đã tổ chức đánh giá tình hình thực hiện dựa theo khảo sát. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện thời gian qua vẫn cịn những hạn chế như: Cơng tác đào tạo mới chỉ tập trung vào các nghề sản xuất nông, lâm nghiệp, số lớp học nghề về lĩnh vực cơng nghiệp - dịch vụ cịn ít, khơng có nhiều học viên theo học; tâm lý ngại khó tìm kiếm việc làm sau khi học; việc khai thác trang thiết bị đào tạo một số nghề cịn hạn chế do tuyển khơng đủ số lượng học viên như nghề sửa chữa xe máy, nghề hàn, nghề may công nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo các năm cịn đạt thấp...

Những năm qua, cơng tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn của huyện có nhiều thuận lợi. Đó là sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, tăng cường kiểm tra của UBND huyện, Phòng Lao động - TB&XH huyện, bên cạnh đó phải kể đến ý thức học tập của các học viên tại các lớp dạy nghề rất tốt, dù nhiều học viên nhận thức còn hạn chế, nhưng họ luôn nỗ lực để tiếp thu kiến thức. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Bảo Thắng đã và đang khẳng định giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, góp phần tạo ra các mơ hình sản xuất hiệu quả, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Bảo Thắng.

1.3.2. Bài học cho chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Từ những thành quả đạt được của các địa phương trong nước về công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La như sau:

Bài học về bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn

Phải xác định rõ vai trò quan trọng của quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn. Để đạt được mục tiêu thì đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn, gắn với xây dựng nơng thơn mới.

Ngồi ra, có một vấn đề cần chú ý khi học tập từ huyện Mường La là việc phải kết hợp giữa các bộ máy quản lý. Chính quyền huyện có thể có kinh phí tốt hơn huyện Thuận Châu, nhưng bản thân Mường La đã đưa ra chính sách rất rõ ràng cho đào tạo nghề, hướng tới việc phát triển nông nghiệp nông thôn, hoặc xuất khẩu lao động (với huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai). Nhưng bản thân 2 huyện này cịn gửi cơng văn cho các ngân hàng đề nghị hỗ trợ cho người lao động được vay vốn để phát triển kinh tế thì sẽ là bài học cho chính quyền huyện Thuận Châu trong thời gian tới, nhất là trong thời kì ảnh hưởng của dịch bệnh.

Bài học về lập kế hoạch thực hiện

Thứ nhất, phải định hướng cho cơ sở dạy nghề quan tâm tuyển dụng đối tượng học nghề là lao động nông thôn, đặc biệt ưu tiên người học nghề thuộc hộ chính sách, gia đình khó khăn, người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa; lồng ghép với chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương.

Thứ hai, quản lý nhà nước về đào tạo nghề phải giúp cơ sở dạy nghề định hướng rõ hơn chương trình, kế hoạch đào tạo nghề, ưu tiên dạy các ngành nghề thiết thực theo quy hoạch của địa phương. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung, thay đổi các nghề đào tạo, chương trình, giáo trình phù hợp với người học nghề, đặc điểm của từng địa phương.

Bài học về tổ chức thực hiện kế hoạch

Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm chỉ đạo, đầu tư củng cố cơ sở vật chất đào tạo nghề đồng bộ, nhất là các trang thiết bị phục vụ cho dạy nghề và

thực hành nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thứ hai, quan tâm bổ sung đủ số lượng giáo viên cơ hữu đối với những nghề thuộc danh mục đào tạo theo quy hoạch của huyện. Đồng thời phải có chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề.

Bài học về kiểm soát thực hiện

Thứ sáu, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát đầy đủ, toàn diện các hoạt động quản lý, đào tạo nghề theo đúng quy định hiện hành của nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo đúng chế độ, chính sách đối với người học nghề, người dạy nghề và cơ sở đào tạo nghề.

Những kinh nghiệm này cần được chính quyền huyện Thuận Châu vận dụng linh hoạt nhằm giúp lực lượng lao động nông thôn của huyện được tiếp cận với các chương trình đào tạo nghề nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động để người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu ngay tại địa phương và góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Thuận Châu đã đem lại những hiệu quả bước đầu, làm thay đổi nhận thức cũng như tư duy sản xuất của một bộ phận người dân nông thôn. Hiện nay, Thuận Châu đang tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nông thơn, trong đó chú trọng phát triển mở mang các ngành nghề mới phù hợp với điều kiện phát triển của huyện để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương. Đây cũng là điều kiện quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NƠNG THƠN CỦA CHÍNH QUYỀN

HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thuận Châu và thực trạng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có ảnh hưởng tới đào tạo nghề cho lao động nơng thơn

Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 153.507,24 ha, nằm dọc trên quốc lộ 6 (Hà Nội - Hồ Bình - Sơn La - Điện Biên), cách Thành phố Sơn La 34 km, cách huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 52 km. Huyện gồm có 28 xã và 1 thị trấn (trong đó: 24 xã khu vực III, 02 xã khu vực

II, 03 xã, thị trấn khu vực I); dân số 175.800 người (ước năm 2020), gồm 06 dân tộc

chủ yếu, trong đó: Dân tộc Thái 73%, dân tộc Mơng 12%, dân tộc Kinh 9%, cón lại là các dân tộc khác như: La Ha, Khơ Mú, Kháng,...trình độ dân trí thấp, khơng đồng đều giữa các vùng, thu nhập của người dân chủ yếu là phát triển trồng trọt, chăn ni chính vì vậy dẫn đến đời sống của nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu cịn gặp nhiều khó khăn.

Trong giai đoạn 2018-2020, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2020 ước đạt 7.200,7 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2018. Giá trị sản xuất tồn ngành nơng nghiệp năm 2020 ước đạt 2.373,7 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2018. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2020 ước đạt 2.806,66 tỷ

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 34 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w