TƯ TƯỞNG CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng triết học phương đông (Trang 63 - 70)

I. Những điều kiện kinh tế , chính trị , văn hoá xã hộ

3. Các tác phẩm kinh điển của Nho giáo

TƯ TƯỞNG CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA

• Người tập đại thành trường phái pháp gia : • Hàn Phi tử ( 280 - 233 tr.cn )

• 1. Lịch sử tư tưởng hình pháp

• + Quản Trọng ( khoảng thế kỷ VI tr .cn )

• đề cao: luật, hình , lệnh , chính , luật phải công khai .

• + Thân Bất Hại ( 401 - 337 tr .cn )

• đề cao thuật để trị nước . Thuật là phương pháp thủ đoạntrị nước của người cầm quyền .

+ Thận Đáo ( 370 - 290 tr.cn )

- đề cao tính khách quan của luật pháp .

- đề cao “ Thế “ trong phép trị nước . Thế là địa vị , quyền hành của người cai trị , là sức mạnh của xã hội , nó có thể thay thế được bậc hiền trí mà “ trị quốc , bình thiên hạ “.

- chủ trương tập quyền , chống bè đảng .

+ Thương Ưởng ( khoảng thế kỷ thứ IV tr.cn ) - đề cao “ Pháp “ . Pháp là phải nghiêm minh , công khai và phạt phải nghiêm khắc , đúng tội - Chủ trương biến pháp , bằng nhiều cải cách về luật pháp để phát triển kinh tế , ổn định chính

2. Tư tưởng của Hàn Phi Tử . + Quan điểm về thế giới

- giải thích thế giới dựa vào quan điểm duy vật của Lão Tử , Tuân Tử . Vạn vật vận

động phát triển theo qui luật của Đạo , biểu hiện ra vật cá biệt bằng “ Lý “. Đạo thì bất biến còn lý thì thường xuyên thay đổi

- Cơ sở của biến pháp là “ Lý “

- Phản đối mê tín , bói toán , phê phán sự tin vào quỷ thần .

+ Quan điểm về sự tiến hoá trong lịch sử

- khẳng định xã hội luôn là qúa trình tiến hoá không ngừng, mà dân số , của cải là nguồn gốc, động lực của mọi biến cố lịch sử xã hội

+ Quan điểm về bản chất của con người

- Kế thừa và phát triển học thuyết tính ác của Tuân Tử

- luận điểm : “ lợi ích vật chất là cơ sở của tất cả quan hệ xã hội và hành vi con người

- Bản tính con người tự nhiên là “ ác “ vì con người sinh ra vốn tham dục , vị lợi , luôn “ thích điều lợi và tìm nó , ghét cái hại và tránh nó “ - Tất cả các quan hệ xã hội kể cả quan hệ đạo đức , tình cảm ruột thịt … đều được xây dựng trên cơ sở tính toán lợi hại cá nhân . Vì thế trị dân , trị nước phải đề cao pháp luật .

+ Tư tưởng về pháp trị

Pháp bao gồm các yếu tố sau :

1. Điều luật , luật lệ , qui định rõ ràng , minh bạch , là khuôn mẫu được công khai .

2. Nội dung và các hình thức thưởng phạt … Mục đích thực hiện pháp :

để người dân biết việc gì được làm và việc gì không được làm .

- để cứu loạn cho dân chúng trừ họa cho thiên hạ khiến kẻ mạnh không lấn kẻ yếu , đám đông không hiếp đáp số ít ...

- vai trò của “ Thế “trong hình pháp

Thế là địa vị quyền lực của người cầm đầu chính thể ( vua )- tôn quân quyền .

Thế có thể thay thế được hiền nhân

Thế còn là sức mạnh của dân của nướcvà của xu thế lịch sử ( vận nước )

nhờ có “ Thế “ mà ban bố luật pháp , thực hiện luật pháp cho cả xã hội

- Vai trò của “ Thuật “

Thuật là cách thức , phương pháp , mưu lược , thủ đoạn thực hành luật pháp

Thuật trừ gian , thuật dùng người theo nguyên tắc : “ chính danh “, “ hình danh “, “thực danh “

* Kết luận

Pháp gia là trường phái tư tưởng của giai cấp địa chủ - một thế lực mới đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ và chế độ xã hội phong kiến .

- Chủ trương dùng luật pháp để “ Trị quốc bình thiên hạ “

+ giá trị : đóng góp to lớn cho sự phát triển tư tưởng luật pháp ở Trung Quốc ,

- góp phần vào sự thống nhất Trung Quốc sau thời Xuân thu - chiến quốc .

+Hạn chế : tuyệt đối hoá luật pháp mà xem thường yếu tố đạo đức , văn hoá xã hội , hạ thấp vai trò con người .thiếu niềm tin vào con người

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng triết học phương đông (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(83 trang)