PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2 thể hiện thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu. Số liệu thơng tin tài chính được thu thập từ báo cáo tài chính trong suốt thời kỳ 2006 - 2011. Tổng số quan sát trong mẫu là 1032 quan sát.
Bảng 4.2: Thống kê mơ tả các biến trong mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Tính tốn các số liệu trong báo cáo tài chính từ Excel và Stata)
Ghi chú: EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần, ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, Chỉ số Tobin’s Q: (Giá trị vốn hóa thị trường+Nợ)/TTS, STD: Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, LTD: Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản, TD: Tỷ số nợ trên tổng tài sản và Size: Quy mô công ty (Ln (TTS)).
Kết quả thống kê mô tả cho thấy mức trung bình của tỷ số nợ là 48% trong đó nợ ngắn hạn là 38%, nợ dài hạn là 10%. Điều này cho thấy các cơng ty có xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn. Kết quả tỷ số nợ trung bình là 48% (Nguyen et al., 2012 và Đỗ Dương Thanh Ngọc, 2011), nhưng thấp hơn mức trung bình 52% (Biger et al., 2008) khi nghiên cứu các công ty Việt Nam. Trong một nghiên cứu tại các nước
EPS ROE ROA TOBIN's Q STD LTD TD SIZE
Mean 3311 0.14 0.08 1.43 0.38 0.10 0.48 12.57 Median 2721 0.15 0.07 1.10 0.38 0.03 0.50 12.51 Maximum 25563 0.98 0.50 14.01 0.92 0.70 0.97 16.74 Minimum -16239 -10.15 -0.83 0.34 0.01 0.00 0.03 9.69 Std. Dev. 3359 0.44 0.08 1.05 0.20 0.14 0.22 1.34 Skewness 0.90 -19.21 -0.63 4.24 0.19 1.93 -0.12 0.31 Kurtosis 10.60 420.62 20.02 33.74 2.11 6.33 2.09 3.00 Observations 1032 1032 1032 1032 1032 1032 1032 1032
đang phát triển mức này thấp hơn một chút so với mức bình quân là 51% (Booth, 2001).
Tỷ số nợ trung bình hàng năm của các cơng ty ít biến động, duy trì tỷ số nợ trên tổng tài sản dưới mức 50% trong thời kỳ nghiên cứu, chỉ riêng năm 2006 là 52% (xem hình 4.1). Trong đó tỷ số nợ ngắn hạn có biến đổi, và tác động lên tỷ số tổng nợ biến đổi, trong khi tỷ số nợ dài hạn thì hầu như đi ngang.
Hình 4.1: Tỷ số nợ trên tổng tài sản trung bình ( 2006-2011)
(Nguồn: Tính tốn các số liệu trong báo cáo tài chính từ Excel và Stata)
Với mức tỷ số nợ bình quân tương đối ổn định qua các năm (xem hình 4.2) sẽ thấy được có sự gia tăng về quy mơ doanh nghiệp hàng năm trong thời kỳ 2006-2011. Mặc
dù tổng tài sản của cơng ty gia tăng nhưng vẫn duy trì được tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ trong suốt thời gian mà đề tài này nghiên cứu.
Hình 4.2: Quy mơ cơng ty (Size) trung bình ( 2006-2011)
(Nguồn: Tính tốn các số liệu trong báo cáo tài chính từ Excel và Stata)
Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, quan sát bảng 4.2 , ta thấy giá trị trung bình của các chỉ số đo lường mức lợi nhuận là EPS là 3311 đồng, ROE là 14% và ROA là 8% của các công ty niêm yết trong thời kỳ 2006-2011. Một chỉ tiêu đo lường hiệu quả thị trường đó là chỉ số Tobin’s Q đạt mức trung bình là 1.43 cho thấy giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu công ty niêm yết được định giá cao hơn giá trị sổ sách của chúng.
Chỉ số EPS trung bình hàng năm trong thời kỳ 2006-2011 (xem hình 4.3) dao động trong mức từ 2400 đồng đến 4000 đồng, đạt mức cao nhất trong năm 2009 và thấp nhất trong năm 2011. Năm 2011 là năm EPS bình quân thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này cho thấy tình hình hoạt động tại các doanh nghiệp đang giảm hiệu quả. Thu nhập tạo ra cho mỗi cổ phiếu giảm đáng kể.
Hình 4.3: Thu nhập trên một cổ phần (EPS) trung bình ( 2006-2011)
(Nguồn: Tính tốn các số liệu trong báo cáo tài chính từ Excel và Stata)
Tỷ số ROE bình quân hàng năm (xem hình 4.4) biến đổi mạnh qua từng năm. ROE đạt mức trung bình cao nhất là 21% trong năm 2006 và mức thấp nhất vào năm 2010 với 8%. Chỉ tiêu ROE đạt mức trung bình 14% trong khi đó mức lạm phát bình quân cũng trong thời gian này là 13%. Như vậy mực sinh lợi trên một đồng VCSH chỉ đủ bù đắp mức trượt giá của nền kinh tế. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động thực của các doanh nghiệp Việt Nam cịn thấp.
Hình 4.4: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình ( 2006-2011)
(Nguồn: Tính tốn các số liệu trong báo cáo tài chính từ Excel và Stata)
Tỷ số ROA phản ánh mức sinh lợi trên tài sản được sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ROA bình quân của các công ty niêm yết tại Việt Nam dao động trong mức từ 6% đến 9% trong suốt các năm từ 2006 đến 2011 (xem hình 4.5). ROA của các cơng ty có xu hướng giảm trong thời kỳ nghiên cứu.
Hình 4.5: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) trung bình ( 2006-2011)
(Nguồn: Tính tốn các số liệu trong báo cáo tài chính từ Excel và Stata)
Qua các hình biểu diễn sự biến đổi của các chỉ số EPS, ROE và ROA, nhận thấy có sự sụt giảm của các chỉ số này trong giai đoạn nghiên cứu đó là có phần bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 xuất phát từ Mỹ, sau đó lan sang các nước Châu Âu và dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008. Trong khi nền kinh tế của Việt Nam đang hội nhập với thế giới qua các giao dịch thương mại và giao dịch nguồn vốn, do đó các cơng ty hoạt động trong nước có phần nào bị ảnh hưởng đến tình hoạt động kinh doanh.
Trong bài nghiên cứu này có sử dụng một chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường của cơng ty đó là chỉ số Tobin’s Q ((Giá trị vốn hóa thị trường + Giá trị sổ sách của nợ)/TTS). Qua hình 4.6, ta nhận thấy rằng chỉ số Tobin’s Q trung bình hàng năm nằm trong khoảng từ 0.8 đến 2.4. Thị trường định giá cao nhất là vào năm 2007, Tobin’s Q đạt 2.4 cho thấy giá trị thị trường cao hơn 2.4 lần so với giá trị kế toán. Điều này phù hợp với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2007 với giá trị vốn
hóa thị trường trên GDP đạt 43% (xem hình 1.1), đây là mức cao nhất của thị trường chứng khốn Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay.
Hình 4.6: Chỉ số Tobin’s Q trung bình ( 2006-2011)
(Nguồn: Tính tốn các số liệu trong báo cáo tài chính từ Excel và Stata)
Kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2007, thị trường đã có sự điều chỉnh trong việc định giá cổ phiếu của các công ty. Năm 2008, Tobin’s Q bằng 1, giá thị trường phản ánh đúng bằng giá trị kế tốn của các cơng ty. Sau đó có sự phục hồi nhẹ của TTCK nên chỉ số Tobin’s Q cũng tăng nhẹ trên mức 1. Tuy nhiên đến năm 2011, cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thêm vào đó dịng tiền chảy vào thị trường chứng khốn có sự sụt giảm và qua chỉ số Tobin’s Q ta thấy thị trường đã định giá thấp cổ phiếu với mức trung bình đạt 0.8, thấp hơn giá trị kế toán ghi nhận.