3.3 Kiến nghị
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước
a. Chính sách cho vay ngoại tệ, quản lý ngoại hối, tỷ giá cần điều chỉnh kịp thời:
Ngân hàng Nhà nước cần có một chính sách điều chỉnh tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế để tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để làm cơ sở hình thành thị trường hối đối hồn chỉnh ở Việt Nam, cụ thể:
- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán XNK được mua bán trên thị trường, đa dạng hóa các hình thức giao dịch mua bán ngoại tệ như mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn, mua bán quyền chọn…đồng thời mở rộng cho các đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân hàng Trung Ương, NHTM, những nhà môi giới…
- Tập trung phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối: Chỉ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối phát triển thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển, hạn chế rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
Ngân hàng Nhà nước (CIC)
Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) có chức năng thu thập các thơng tin về các doanh nghiệp, về thị trường trong và ngoài nước, về các đối tác, giúp các ngân hàng thương mại phịng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức xây dựng trung tâm đủ mạnh để có thể trở thành một nơi cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời và đáng tin cậy cho các tổ chức tín dụng. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của CIC:
- CIC tiếp tục đổi mới về mơ hình tổ chức nhằm đẩy mạnh việc đơn đốc các tổ chức tín dụng báo cáo thơng tin, tăng cường việc thu thập, xử lý, quản lý thông tin đầu vào nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt để phục vụ công tác ngăn ngừa rủi ro.
- Nghiên cứu đưa ra các biện pháp quản lý đồng bộ về phần mềm phục vụ báo cáo, khai thác sử dụng thơng tin trong tồn hệ thống ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về báo cáo và khai thác thông tin trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Tăng cường sự phối hợp giữa CIC với các Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra việc thực hiện báo cáo thơng tin tín dụng của các tổ chức tín dụng, phối hợp cung cấp và khai thác thông tin với CIC.
- Để nâng cao trách nhiệm và chất lượng cung cấp thơng tin của các tổ
chức tín dụng, bảo đảm lượng thông tin đầu vào an tồn, chính xác kịp thời, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp xử lý hành chính kịp thời đối với các tổ chức tín dụng khơng chấp hành đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước về cung cấp thông tin báo cáo. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cần cải tiến các kênh cung cấp thông tin đầu ra đa dạng hơn, kịp thời hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin khách hàng của các tổ chức tín dụng.
- Đổi mới cơ bản và tồn diện cơng tác thanh tra Ngân hàng Nhà nước: Giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Rà soát những hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, làm cơ sở cho việc xây dựng đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 2, để hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong TTXNK ở hệ thống VietinBank, dựa trên những phân tích thực trạng rủi ro, những tình huống đã xảy ra trên thực tế, đánh giá công tác quản lý rủi ro TTXNK của VietinBank để từ đó tìm ra các ngun nhân gây ra các rủi ro trong TTXNK, tiếp theo chương 3 là đề ra những giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro trong TTXNK tương ứng với các loại rủi ro đã được nhận dạng của chương trước để hoạt động TTXNK được hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, những kiến nghị đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước nhằm phòng ngừa và giải quyết những rủi ro do nguyên nhân về mặt pháp lý, chính trị kinh tế hay ngoại hối, đồng thời còn nhằm đẩy mạnh phát triển xuất khẩu và thanh toán qua ngân hàng.
KẾT LUẬN
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng như các ngân hàng khác ở Việt Nam đang đối đầu với những thách thức và khó khăn về cạnh tranh và hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến bất lợi do bị tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn, khốc liệt hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh tiềm ẩn ngày càng nhiều rủi ro như việc giao nhận hàng hóa, việc thanh tốn hàng hóa giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đã khơng cịn được đảm bảo theo những điều kiện mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng. Chính vì vậy, việc hạn chế tối đa những rủi ro là nhiệm vụ quan trọng nhất thiết phải thực hiện để hoạt động kinh doanh vừa hiệu quả, vừa an toàn, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu.
Luận văn “Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam-Vietinbank” đã đi từ những tình huống thực tế xảy ra trong các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu ở VietinBank để phân tích rủi ro, tìm hiểu ngun nhân và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại VietinBank, đồng thời tạo dựng mối quan hệ giao dịch với các doanh nghiệp VietinBank dưới tư cách vừa là một ngân hàng phục vụ vừa là một đối tác đồng hành với các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Hữu Hạnh (2005), Cẩm nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu, NXB Thống Kê 2. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam- Incombank (2007), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
3. Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Vietinbank (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo thường niên, Hà Nội
4. Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Vietinbank (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo rủi ro, Hà Nội.
5. Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Vietinbank (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo hoạt động thanh toán XNK, Hà Nội.
6. Trần Hồng Ngân (2001), Thanh tốn quốc tế, NXB thống kê, TP.HCM
7. Nguyễn Ninh Kiều, giảng viên trường ĐHKT TP.HCM 6. (1995), Những tình
huống đặc biệt trong thanh tốn quốc tế, NXB Thống Kê.
8. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Tín dụng xuất nhập khẩu thanh tốn quốc tế và kinh
doanh ngoại tệ, NXB thống kê, Hà Nội
9. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, HVNH, NXB thống kê.
10. Đoàn Thị Hồng Vân (2005), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB thống kê, TP.HCM
11. Tạp chí ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua các năm.
12. Vietinbank( 2008), Quy trình xử lý tập trung nghiệp vụ Tài Trợ Thương Mại.
Website
1. www.vietinbank.vn/web/home/vn/annual/index.html2 2. www.sbv.gov.vn
PHỤ LỤC 1 PHIẾU XIN Ý KIẾN
Kính thưa các Anh/Chị, tơi tên Nguyễn Thị Nguyệt Nga là học viên cao học K19 chuyên ngành tài chính-ngân hàng của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, hiện tơi đang thực hiện luận văn Thạc sỹ kinh tế với đề “Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank). Với mục đích nghiên cứu khoa học khơng nhằm mục đích kinh doanh. Các ý kiến trả lời của Anh/Chị thực sự rất cần thiết để tơi có thể hồn thành luận văn. Vì lẽ đó kính mong quý Anh/Chị hỗ trợ cho tôi trong việc cung cấp thông tin theo đề nghị dưới đây.
Sau đây là các khả năng rủi ro xãy ra trong hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu. Theo Anh/Chị thì Ngân hàng và/hoặc khách hàng thường gặp rủi ro nào khi thực hiện các giao dịch TTXNK:
A. Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý:
1. Khách hàng chỉ nhận được thanh toán một phần hoặc thanh toán chậm do người nhập khẩu gặp khó khăn vì tình hình kinh tế, chính trị bất ổn..
2. Khách hàng không nhận được thanh toán do ngân hàng người nhập khẩu bị giải thể, bị quốc hữu hóa.
3. Chứng từ, hàng hố khơng đuợc giao đúng hạn, bị thất lạc do tình hình chính trị bất ổn, khủng bố, bạo động, chiến tranh hoặc có các yếu tố liên quan đến cấm vận 4. Khách hàng chỉ nhận thanh toán một phần hoặc thanh tốn chậm do có sự can thiệp của luật pháp nước nhập khẩu.
B. Rủi ro hối đoái:
1. Khách hàng bỏ đi do VietinBank không đáp ứng nhu cầu ngoại tệ
2. Không thể thanh toán chuyển tiền, nhờ thu, L/C nhập khẩu do không mua được ngoại tệ làm ảnh hưởng đến độ uy tín của khách hàng lẫn VietinBank
3. Khách hàng phải chịu phát sinh chi phí khi qui đổi từ ngoại tệ sang Việt Nam đồng do chênh lệch tỷ giá.
C. Rủi ro tác nghiệp :
1. Khơng tra sốt khi chứng từ gửi đi sau 15 ngày đối với nhờ thu xuất khẩu và 5 ngày làm việc kể từ khi ngân hàng nước ngoài nhận được chứng từ đối với LC xuất khẩu khi khơng nhận được báo có tiền về.
2. Thông báo chứng từ bất hợp lệ không phù hợp với quy định về thời gian của UCP dẫn đến phải thanh tốn cho nước ngồi.
3. Mở/ tu chỉnh L/C trong trường hợp đơn xin mở/ sửa đổi với nội dung không rõ ràng.
4. Không theo dõi tài khoản Nostro, để ý các khoản tiền bị treo khi q hạn thanh tốn dẫn đến báo có trễ cho khách hàng và tốn điện phí tra sốt vơ ích
5. Thực hiện các giao dịch liên quan đến các nước bị cấm vận
6. Gửi bộ chứng từ sai địa chỉ; Gửi chứng từ thiếu cho ngân hàng phát hành 7. Thông báo LC hoặc chuyển tiếp chậm cho khách hàng
8. Không ký hậu hối phiếu khi chuyển chứng từ cho ngân hàng nước ngoài 9. Xử lý bộ chứng từ chậm trễ so với thời gian xử lý quy định
10. Chọn nhầm tài khoản NOSTRO khi thanh toán dẫn đến việc tiền bị đi lòng vòng hoặc chọn sai tài khoản của khách hàng ở chi nhánh khác
11. Lập sai chỉ thị địi tiền do khơng đọc kỹ chỉ thị hoặc không hiểu các chỉ dẫn của ngân hàng phát hành; Gửi chứng từ không theo quy định của L/C
12. Khi chứng từ có sai sót, ngân hàng khơng giữ nguyên trạng như khi nhận được 13. Mở L/C khơng kịp thời hoặc khơng đúng quy trình nghiệp vụ .
14. Khơng xác thực thư tín dụng là chân thật, bao gồm cả việc xác thực chữ ký, khóa mã, mẫu điện trước khi gửi thơng báo cho nhà xuất khẩu .
15. Không phát hiện chứng từ bất hợp lệ do bất cẩn. 16. Phát hành sai loại hình/sai khn dạng điện
17. Thực chất nhờ thu theo hình thức D/P nhưng trên thư gửi nhờ thu khơng ghi rõ hình thức nhờ thu.
19. Giao bộ chứng từ cho khách hàng không đổi lấy sự thanh toán đối với nhờ thu. 20. Chuyển tiền sai loại tiền hoặc sai tên ngân hàng hoặc người hưởng và bị trả về 21. Thanh tốn khơng theo chỉ thị của ngân hàng phát hành
22. Xác nhận L/C khi chưa thẩm định được năng lực tài chính của ngân hàng phát hành.
D. Rủi ro tín dụng:
1. Rủi ro khi chiết khấu bộ chứng từ chuyển tiền đi 2. Rủi ro khi chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu
3. Rủi ro khi chiết khấu bộ chứng từ L/C bất hợp lệ, L/C có điều khoản miễn trừ. 4. Phát hành L/C khi chưa đảm bảo đủ nguồn thanh toán.
5. Tài trợ L/C bằng vốn vay nhưng nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán, phá sản.
6. Chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu cảng đến các nước bị cấm vận, hoặc có các yếu tố liên quan đến cấm vận.
E. Rủi ro đối tác trong các phương thức thanh toán XNK
+ Phương Thức chuyển tiền:
a. Chuyển tiền đi:
1. Nhà nhập khẩu đã thanh tốn trước một phần hoặc tồn bộ nhưng khi nhận hàng thì hàng khơng đúng hợp đồng về mặt : số lượng, chất lượng, qui cách …
2 . Nhà nhập khẩu thanh toán trước một phần hay toàn bộ trước khi nhận hàng nhưng hàng không được giao do nhà xuất khẩu bị phá sản hoặc hàng có xu hướng tăng giá nên nhà xuất khẩu muốn thay đổi hợp đồng.
3. Nhà nhập khẩu lệnh cho ngân hàng chuyển tiền sai tên, số tài khoản khách hàng và sai ngân hàng chuyển tiền, bị trả tiền về và bị thu phí
b. Chuyển tiền đến:
1. Nhà xuất khẩu giao hàng trước nhưng khơng nhận được thanh tốn do nhà nhập khẩu phá sản, lừa đảo..
2. Nhà xuất khẩu giao hàng trước nhưng chỉ được thanh toán một phần hoặc thanh toán trễ hạn,…
+ Phương thức nhờ thu:
a. Nhờ thu xuất khẩu:
1.Nhà xuất khẩu chỉ nhận được thanh tốn một phần hoặc tồn bộ nhưng thời gian thanh tốn khơng đúng hạn
2. Nhà xuất khẩu khơng nhận được thanh tốn khi đến hạn dù hàng hóa đã giao. 3. Nhà xuất khẩu mất hàng hóa và chi phí tiêu hủy tại nước nhập khẩu do: hàng hóa kém chất lượng bị từ chối cấp phép nhập khẩu, theo qui định của nước nhập khẩu phải tiêu hủy tại chỗ hoặc bị mất hàng do quản thúc ở nước nhập khẩu
4. Nhà xuất khẩu bị mất chi phí vận chuyển hàng quay trở về từ nước nhà nhập khẩu do: hàng hóa kém chất lượng bị từ chối cấp phép nhập khẩu hoặc hàng có xu hướng giảm giá nên nhà nhập khẩu không muốn lấy hàng
5. Ngân hàng nhờ thu giao chứng từ nhưng không đổi lấy sự thanh toán hoặc chấp nhận thanh tốn; hồn trả chứng từ cho ngân hàng chuyển chứng từ nhưng khơng đảm bảo được tình trạng chứng từ như lúc nhận .
6. Ngân hàng nhờ thu khơng có thực b. Nhờ thu nhập khẩu:
1. Nhà nhập khẩu khơng nhận được hàng khi đã thanh tốn hoặc chấp nhận thanh toán do người bán lừa đảo, làm giả chứng từ
2. Nhà nhập khẩu nhận được hàng nhưng hàng không đúng cam kết về số lượng, chất lượng, qui cách khi đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
3. Ngân hàng chuyển chứng từ không đưa ra chỉ định nhờ thu rõ ràng
+ Phương thức tín dụng chứng từ (L/C):
a. L/C xuất khẩu:
1. Nhà xuất khẩu nhận được thanh tốn nhưng khơng đúng hạn do L/C có những
2. Nhà xuất khẩu khơng nhận được thanh tốn hoặc chỉ nhận được thanh tốn một phần do: L/C có điều kiện miễn trừ, hàng hóa khơng được cấp phép tại nước nhập khẩu.
3. Chứng từ bị thông báo bất hợp lệ do bất đồng quan điểm xử lý chứng từ giữa các ngân hàng
4. Nhà xuất khẩu khơng nhận được thanh tốn và mất hàng do nhà nhập khẩu lừa đảo
b. L/C nhập khẩu:
1. Nhà nhập khẩu nhận được hàng nhưng hàng hóa khơng đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng, qui cách…
2.Nhà xuất khẩu khơng nhận được thanh tốn và mất hàng do nhà nhập khẩu lừa đảo.
3. Bất đồng quan điểm xử lý chứng từ giữa các ngân hàng trong khi thông báo bất hợp lệ đã được gửi cho nhà nhập khẩu.
Tên người trả lời : ………………………………………….............. Tại chi nhánh:………………………………………………………… Thời gian làm việc trong lĩnh vực TTXNK: ........................................ Xin chân thành cảm ơn.
PHỤ LỤC 2