các ngân hàng nước ngoài:
1.3.1 Giới thiệu kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại trên thế giới: của các ngân hàng thương mại trên thế giới:
Các ngân hàng lớn ở nước ngoài như Jp Morgan Chase, Wachovia, HSBC... đều rất chú trọng đến việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro trong TTXNK riêng. Họ có rất nhiều ưu thế trong hoạt động phòng ngừa rủi ro trong TTXNK vì có thời gian hoạt động lâu dài, đúc kết được nhiều kinh nghiệm, có hệ thống chi nhánh ở nhiều quốc gia, có nhiều nhân viên lâu năm giàu kinh nghiệm...Vì vậy, những kinh nghiệm mà các ngân hàng lớn ở nước ngoài đúc kết sẽ mang lại nhiều bài học cho các ngân hàng Việt Nam trong cơng tác phịng ngừa rủi ro trong TTXNK.
1.3.1.1 Nắm rõ tính năng của sản phẩm tài trợ thương mại:
Hiểu rõ tính năng của sản phẩm tài trợ thương mại và các quy tắc điều chỉnh nó thì từ đó mới có thể xác định được các loại rủi ro có thể phát sinh đối với từng phương thức thanh toán cũng như từng vị thế của ngân hàng trong việc tiếp nhận và xử lý giao dịch theo từng phương thức thanh toán; quan tâm đến tính phù hợp của các giao dịch trên cơ sở tuân thủ các quy tắc và quy định của địa phương về thanh tốn ngoại tệ ra nước ngồi, về phòng chống rửa tiền, về ngăn chặn gian lận thương mại. Trong tiến trình thực hiện nghiệp vụ, cần làm tốt vai trò của ngân hàng dù ở bất kỳ vị thế nào, thực hiện và xử lý giao dịch một cách cẩn thận nhất.
1.3.1.2 Nhận biết và tiến hành phân loại khách hàng:
Trong các giao dịch với khách hàng, điều quan trọng là phải thật sự hiểu biết khách hàng của mình ở nhiều khía cạnh từ năng lực kinh doanh, nhu cầu hoạt động cho đến uy tín trong kinh doanh, mức độ trung thành trong quan hệ nhằm một mặt, gầy dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong lòng của họ và mặt khác,
hạn chế quan hệ với những khách hàng có ý đồ khơng tốt. Hiểu rõ từng khách hàng của mình và có chính sách khách hàng phù hợp đang trở nên ngày càng quan trọng đối với các ngân hàng thương mại trên toàn cầu. Dựa trên việc nhận biết và đánh giá khách hàng, các ngân hàng nước ngồi có những tiêu chuẩn để phân loại khách hàng thuộc loại khách hàng có tình hình tài chính tốt, trung bình và xấu. Tùy mỗi ngân hàng mà có hệ thơng tiêu chuẩn phân loại khác nhau. Khi tiến hành giao dịch với một khách hàng, ngân hàng sẽ phân loại khách hàng đó thuộc nhóm khách hàng nào. Đối với khách hàng có tình hình tài chính tốt sẽ được cấp hạn mức tín dụng, hạn mức chiết khấu, bảo lãnh mở thư tín dụng có thể ký quỹ là 0%. Đối với những khách hàng có tình hình tài chính trung bình sẽ được cấp hạn mức chiết khấu có truy địi, hạn mức bảo lãnh mở thư tín dụng có ký quỹ. Đối với khách hàng có tình hình tài chính xấu sẽ khơng được cấp hạn mức tín dụng hoặc phải trình lên hội đồng tín dụng. Có được bước chuẩn bị ban đầu tốt sẽ giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng sau này.
1.3.1.3 Sử dụng các thỏa thuận trong hợp đồng, cam kết một cách chặt chẽ: chẽ:
Các hợp đồng, thỏa thuận đó có thể là hợp đồng cấp bảo lãnh, hợp đồng chiết khấu, thỏa thuận về ký quỹ thư tín dụng, các mẫu đơn xin mở thư tín dụng, phát hành thư bảo lãnh nhận hàng của khách hàng. Trong các hợp đồng và thỏa thuận này, các ngân hàng thường đưa các điều khoản ràng buộc trách nhiệm của khách hàng khi có rủi ro xảy ra để giảm thiểu trách nhiệm của ngân hàng. Các ngân hàng lớn thường có một bộ phận hoặc phòng ban chuyên soạn thảo các hợp đồng và mẫu biểu này để khi có rủi ro xảy ra ngân hàng có đủ căn cứ để giảm thiểu trách nhiệm cho mình.
1.3.1.4 Chức năng thơng tin của phịng quan hệ quốc tế:
Các ngân hàng nước ngồi thường có rất nhiều chi nhánh ở nhiều nước. Phịng quan hệ quốc tế của họ thường có những cẩm nang về nghiệp vụ để bảo đảm các giao dịch hàng ngày ln chính xác và hiệu quả. Những cẩm nang này luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc trưng mỗi nước, mỗi chi nhánh. Ngồi ra, phịng
quan hệ quốc tế ln thực hiện cảnh báo cho các chi nhánh về các rủi ro quốc gia và rủi ro ngân hàng khi giao dịch với chính phủ, doanh nghiệp, và tổ chức tài chính (bao gồm chi nhánh của nó) tại một quốc gia. Tùy theo mức độ rủi ro mà các chi nhánh nên tránh hoặc chỉ giới hạn ở những khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoặc tuyệt đối tránh giao dịch với một nước thường có chiến tranh, xung đột chính trị, khủng hoảng kinh tế, hoặc các tổ chức tài chính hay bị phá sản, phong tỏa tài sản, đình trệ ..
1.3.1.5 Áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại và công tác đào tạo con
người:
Các ngân hàng nước ngồi thường sử dụng các chương trình quản lý với kỹ thuật và công nghệ rất hiện đại để giảm bớt rủi ro liên quan đến công nghệ. Các chi nhánh của ngân hàng ở bất kỳ đâu đều có thể truy cập thơng tin của khách hàng, ngân hàng phục vụ cho nghiệp vụ của mình nên giảm được những rủi ro do thiếu thơng tin. Ngồi ra, các ngân hàng này đều có các chương trình đào tạo nhân sự bài bản bằng những khóa huấn luyện dài ngày ở trung tâm đào tạo của hội sở, trao đổi thông tin giữa các chi nhánh, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhau.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại trên thế giới : của các ngân hàng thương mại trên thế giới :
Qua tìm hiểu những kinh nghiệm phịng ngừa rủi ro trong TTXNK của các ngân hàng thương mại trên thế giới có thể thấy họ rất coi trọng chất lượng cũng như trình độ kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên TTXNK, và những hợp đồng, thỏa thuận với khách hàng được soạn thảo một cách chặt chẽ. Mỗi ngân hàng trên thế giới đều có mơ hình chức năng và kinh nghiệm hoạt động khác nhau. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm này của các ngân hàng nhưng tùy vào mơ hình điều kiện riêng có của mình mà có các giải pháp cụ thể trong việc phòng ngừa xử lý rủi ro trong TTXNK. Tuy nhiên chúng ta có rút ra những bài học chung nhất cho các ngân hàng trong việc phòng ngừa xử lý rủi ro trong TTXNK là phải thật sự hiểu biết khách hàng của mình thơng qua phân loại khách hàng, hiểu rõ được tính năng sản phẩm, phát huy hiệu quả của phịng quan hệ quốc tế, và khơng ngừng phát triển công nghệ thông tin ngân hàng và đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp trong TTXNK..
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro ln có thể xảy ra. Người ta thường ví kinh doanh và rủi ro như hai đĩa cân. Nếu kinh doanh giỏi mà phịng ngừa rủi ro tồi thì cuối cùng kinh doanh cũng chẳng có hiệu quả. Do đó, để phịng chống rủi ro, những người làm công tác kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về rủi ro rồi tiến đến nhận dạng - phân tích - đo lường - kiểm sốt nhằm tìm ra những biện pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại, tổn thất.
Thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và tác động rất tích cực đến sự phát triển của hoạt động ngoại thương nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các phương thức thanh tốn gắn liền với nó, đều hàm chứa những rủi ro khác nhau và có thể xãy đến với tất cả đối tượng liên quan, nhất là đối tượng trung gian “ngân hàng”. Do đó, việc nhận biết và kiểm soát được các rủi ro trong từng phương thức thanh tốn rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị thanh toán xuất nhập khẩu cũng như đối với đội ngũ nhân viên đang công tác trong lĩnh vực này, và có như vậy các ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu mới mong đạt được sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Với tinh thần đó, việc nghiên cứu nền tảng lý thuyết cơ bản về thanh toán xuất nhập khẩu và rủi ro trong hoạt động XNK ở chương I sẽ là cơ sở nền tảng cho việc nhận định rõ những rủi ro thực tế đã xảy ra ở VietinBank, từ đó phân tích rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIETINBANK
W X