Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 28 - 31)

Dựa vào các nghiên cứu về 9 đơn vị cho vay thành công ở Mỹ, rút kết ra được những kinh nghiệm trong việc kiểm sốt rủi ro tín dụng hiệu quả như sau:

Các đơn vị cho vay hiệu quả thường nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay.

Các đơn vị cho vay hiệu quả thường căn cứ nhiều hơn vào việc đánh giá tình trạng của từng bên vay hơn là vào các phương pháp và cơng thức tự động ví dụ như chấm điểm tín dụng.

Các đơn vị cho vay hiệu quả tránh sử dụng những đơn vị mơi giới, vì các đơn vị mơi giới khơng có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả không căn cứ vào chất lượng khoản vay. Các đơn vị cho vay hiệu quả thường yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh.

Các đơn vị cho vay hiệu quả thường yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay khơng để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với

Các đơn vị cho vay hiệu quả yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay.

Các đơn vị cho vay hiệu quả đều nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay.

Các đơn vị cho vay hiệu quả luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn.

Các đơn vị cho vay thành công xác định nợ xấu sớm và bắt đầu các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ.

Các đơn vị cho vay hiệu quả nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kinh nghiệm thành cơng thì đến nay đã có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn đề” và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ,…. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự.

 Tóm lại, trong chương 1 tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:

dụng: khái quát về tín dụng, ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng, cũng như thế nào là rủi ro, rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, các nguyên nhân và phương pháp quản lý rủi ro.

Đồng thời, trong chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Trung Quốc và Mỹ về quản lý rủi ro tín dụng để thấy được những mặt thành công cũng như hạn chế và nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng ở các nước đó trong thời gian qua.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)