NGUYÊN NHÂN GÂY RA RRTD VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 50)

QUẢN LÝ RRTD THỜI GIAN QUA

2.4.1 Do môi trƣờng kinh tế không ổn định

Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động lên toàn bộ nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng theo mà cụ thể là các ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự thay đổi này:

Trong tổng nợ xấu, nợ quá hạn tại Ngân hàng Nam Việt tập trung chủ yếu tại các đơn vị như Sở giao dịch, chi nhánh Hải Phòng và chi nhánh Hà Nội. Đối với Sở giao dịch và chi nhánh Hà Nội thì ngun nhân chính do nhóm khách hàng vay vốn có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản (mua nhà đất bán kiếm lời, đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp, phân lô bán nền…) nên khi thị trường bất động sản đóng băng làm giá nhà đất giảm mạnh khiến khách hàng thua lỗ.

Đối với chi nhánh Hải Phòng do đặc thù của địa phương chủ yếu phát triển ngành vận tải biển cho nên năm 2007 – 2008 chi nhánh tập trung phát triển vào nhóm khách hàng này (cho vay dài hạn đóng tàu biển). Nhưng khi khủng hoảng tồn cầu xảy ra nhu cầu vận chuyển hàng hóa cả tuyến quốc tế lẫn nội địa đều giảm mạnh kéo giá cước vận chuyển buộc phải giảm theo (giảm khoảng 50%) để tìm kiếm đầu ra, trong khi giá xăng dầu lại tăng gấp đôi, lãi suất vay tăng cao. Một số con tàu đã đóng hồn thành không thể khai thác hết công suất cho phép do khơng có hàng để chở, số còn lại các chủ tàu khơng muốn tiếp tục triển khai hồn thiện con tàu và kéo dài cho đến nay trong khi thời gian ân hạn đã hết cho nên khoảng 90% nợ quá hạn tại chi nhánh đều thuộc nhóm khách hàng này, trong đó khoảng 60% đã chuyển sang nợ nhóm 3, nhóm 4.

2.4.2 Do môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi

Cơ chế, chính sách quản lý: chưa theo kịp sự phát triển kinh tế dẫn đến các chính sách thay đổi thường xun, đơi khi lại mâu thuẫn nhau làm nền kinh tế thiếu ổn định. Nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp đã được ban hành nhưng triển khai chậm, thậm chí bị biến dạng qua các tầng nấc và thủ tục hành chính. Những điều ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng lẫn khách hàng của ngân hàng. Trong

nhiều trường hợp đã làm mất đi những cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến kinh doanh thua lỗ, khó khăn.

Hệ thống thơng tin quản lý cịn nhiều bất cập: Thực tế hiện nay các TCTD ngồi những nguồn thơng tin từ nội bộ thì chủ yếu là thu thập thơng tin về khách hàng qua trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên nguồn cung cấp thơng tin từ trung tâm này vẫn cịn nhiều hạn chế như:

Một số TCTD hay chậm trễ trong việc cung cấp thông tin cho trung tâm nên dữ liệu các TCTD khác cần hỏi tin nhận được khơng phản ánh chính xác tình trạng quan hệ tín dụng thực tế của khách hàng thời điểm đó.

Đối với các khách hàng đã từng có quan hệ vay vốn với TCTD, tình hình tài chính của họ chưa được cập nhật kịp thời, số liệu khá sơ sài, độ tin cậy không cao nên hầu như không sử dụng thơng tin tình hình tài chính của khách hàng từ bản trả lời của CIC làm cơ sở đánh giá khách hàng được.

Đăng ký Giao dịch đảm bảo tại Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản chỉ mang tính hình thức: Thực tế ngoài các tài sản là bất động sản được đăng ký giao dịch đảm bảo tại Sở/phịng tài ngun mơi trường thuộc UBND các cấp thì các tài sản thuộc động sản như máy móc thiết bị, hàng hóa… đều được đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản nhưng thực tế do các tài sản này khơng có số chứng từ cụ thể như bất động sản, xe ô tô nên các TCTD khai báo thông tin trên đơn đăng ký giao dịch đảm bảo mang tính chung chung dẫn đến tình trạng một tài sản nhưng có thể đăng ký giao dịch trùng lặp nhiều lần mà Trung tâm đăng ký vẫn không biết.

Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần tập trung vốn vào đầu tư tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế tốn theo đúng chuẩn mực. Do đó, có những khách hàng hoạt động khá hiệu quả khi cịn ở quy mơ vừa và nhỏ nhưng khi doanh nghiệp đã phát triển lớn mạnh thì khả năng quản lý không theo kịp với quy mơ kinh doanh từ đó làm hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản chi phí, thiệt hại, ảnh hưởng đến nguồn thu nợ của ngân hàng.

2.4.4 Do tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, để trốn thuế các doanh nghiệp lớn thường tồn tại hai báo cáo tài chính cùng lúc với số liệu hồn tồn khác, cịn các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể thì thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Cho nên khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp dựa trên các số liệu do doanh nghiệp cung cấp thường thiếu thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

2.4.5 Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và khơng có thiện chí trả nợ

Khách hàng có ý đồ lừa đảo, chiếm dụng vốn như cung cấp số liệu tài chính khơng trung thực, xây dựng hồ sơ pháp lý ma, lập hợp đồng kinh tế

giả, câu kết với người bán nhằm sử dụng tiền vay mặc dù đã thanh toán đầy đủ trước đó…để lừa đảo ngân hàng hoặc cố tình né tránh, chây ỳ không trả nợ cho ngân hàng.

Một số khách hàng lại sử dụng vốn vay sai mục đích, lợi dụng việc rút tiền mặt để dùng cho những chi phí khơng nằm trong phương án kinh doanh đã trình cho ngân hàng trước đây. Tình trạng này xảy ra nhiều khi cho khách hàng cá nhân có sản xuất kinh doanh vay bổ sung vốn lưu động, do đặc điểm khách hàng này thường thanh tốn chi phí đầu vào bằng tiền mặt nên thường được giải ngân bằng tiền mặt nhưng sau đó khách hàng lại sử dụng vốn vào mục đích khác (thường là kinh doanh bất động sản, cho vay mượn lại bên ngoài…) làm khả năng thu hồi nợ không như dự kiến được.

2.4.6 Giảm bớt các điều kiện cho vay

Các điều kiện xét duyệt cho vay theo quy định rất chặt chẽ nhưng thực tế để thu hút và duy trì khách hàng do áp lực cạnh tranh từ các TCTD khác, do chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng ngân hàng đề ra dẫn đến việc các đơn vị cho vay bên dưới thường giảm bớt các điều kiện cho vay như:

Định giá tài sản cao hơn thực tế để tăng số tiền cho vay, nhận những tài sản có tính thanh khoản thấp (ví dụ đất nơng lâm nghiệp, hàng hóa thuộc lĩnh vực cơng nghệ - điện tử giảm giá nhanh do lạc hậu về công nghệ). Một số hồ sơ của tài sản thế chấp, cầm cố chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ chính vì vậy khi phải xử lý tài sản để thu hồi nợ thì một số tài sản khơng thể hoặc khó xử lý, khi bán thanh lý giá trị thu hồi thấp.

Giải ngân trước khi chưa đăng ký hoặc chưa có kết quả đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo nợ vay (Trường hợp này hay xảy ra đối với tài sản là bất

động sản, thường sau khi có phiếu hẹn trả lời kết quả đăng ký là ngân hàng giải ngân ngay mà không đợi cho đến khi nhận được kết quả).

Quá trình giải ngân cịn thiếu các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay (hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh tốn…). Có nhiều món vay giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của bên vay thay vì phải chuyển vào tài khoản của bên bán tạo điều kiện cho bên vay sử dụng vốn vay sai mục đích.

2.4.7 Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và nghiệp vụ còn yếu

Trong thời gian qua báo chí đăng tải rất nhiều vụ án kinh tế lớn có liên quan đến sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá trị tài sản thế chấp lên quá cao so với thực tế để chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Riêng tại Navibank cũng có hiện tượng giám đốc chi nhánh/trưởng phòng giao dịch lợi dụng hạn mức phán quyết của mình để duyệt cấp tín dụng cho những khách hàng không đủ điều kiện; hướng dẫn khách hàng “lách” hồ sơ cho phù hợp với quy định để được vay vốn (ví dụ: khách hàng cá nhân muốn vay ngắn hạn để hàng tháng chỉ phải trả lãi chứ không trả gốc như trung dài hạn nhưng khơng có phương án nên hướng dẫn khách hàng đăng ký hộ kinh doanh cá thể để được vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động), chẻ nhỏ khoản vay trong hạn mức của mình để khơng phải trình lên cấp trên xét duyệt; định giá tài sản cao hơn thực tế…hoặc thiếu trách nhiệm khi duyệt các hồ sơ vay nhỏ do chun viên trình mà khơng đi thẩm định thực tế khách hàng, tuy giá trị từng khoản vay không cao nhưng với số lượng nhiều hồ sơ thì tổng số nợ xấu thật đáng kể.

Đa số chuyên viên tín dụng của Navibank là sinh viên mới ra trường tuy nhiệt tình với cơng việc nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành

nên việc thẩm định khách hàng, khoản vay chưa đạt yêu cầu. Một số chun viên tín dụng chưa thật sự tâm huyết, có trách nhiệm với cơng việc được giao.

2.4.8 Do quá tập trung vào một nhóm khách hàng

Nguyên nhân này thể hiện khá rõ tại chi nhánh Hải Phòng do quá tập trung vào nhóm khách hàng kinh doanh vận tải biển nên khi thị trường này suy giảm thì khả năng thu hồi vốn rất khó khăn. Đối với Sở giao dịch thì nhóm khách hàng có liên quan đến kinh doanh bất động sản, chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng tương tự khi thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khốn mất điểm liên tục qua các năm. Ngồi ra cịn có một số chi nhánh khác hiện đang phát triển tín dụng theo hướng quá tập trung vào một lĩnh vực như sắt thép tại chi nhánh Hà Nội, Thái Nguyên; xây dựng tại chi nhánh Vũng Tàu; thủy sản tại chi nhánh Cà Mau, Cần Thơ. Tuy biết rằng đó là thế mạnh của từng địa phương và xét trên tổng thể tồn hệ thống thì đó đã là một sự phân tán rủi ro nhưng tại mỗi đơn vị cho vay (chi nhánh/phòng giao dịch) cứ quá tập trung vào một nhóm khách hàng như trên mà khơng chịu tìm kiếm phát triển các khách hàng ở lĩnh vực khác sẽ không phân tán được rủi ro nếu thị trường của từng lĩnh vực trên diễn biến không thuận lợi.

2.4.9 Thiếu kiểm tra sau khi cho vay

Chuyên viên tín dụng thường có thói quen tập trung nhiều cơng sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng q trình kiểm tra, kiểm sốt đồng vốn sau khi giải ngân, nếu có thì chỉ mang tính hình thức. Biên bản kiểm tra định kỳ chuyên viên thường cho khách hàng ký trước hàng loạt ngay khi giải ngân, sau đó đến định kỳ chuyên viên tự điền các nội dung kiểm tra, ngày tháng vào biên bản chứ không đi kiểm tra thực tế. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, một phần do

chuyên viên chủ quan thấy khách hàng đóng gốc, lãi bình thường nên lười biếng không muốn đi nhiều lần (định kỳ kiểm tra 3 tháng/lần). Do đó ngân hàng khơng phát hiện các dấu hiệu khó khăn của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng do khối lượng hồ sơ tín dụng ngày càng nhiều trong khi nhân sự của phòng kiểm sốt ít nên mỗi đợt kiểm tra chỉ lựa chọn ngẫu nhiên một số hồ sơ để kiểm tra. Ngồi ra, đa số chun viên kiểm sốt nội bộ là sinh viên mới ra trường hoặc từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm nên rất khó khăn trong việc nhìn nhận, đánh giá, phát hiện các điểm nghi ngờ nhất là các hồ sơ mà đơn vị cho vay đã cố tình „lách”.

2.4.10 Xử lý nợ quá hạn khó khăn

Việc giải quyết tranh chấp, tố tụng trước tòa thường kéo dài, mất nhiều thời gian. Việc xử lý tài sản đảm bảo phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của các cơ quan chức năng như: cơng an, tịa án, thi hành án, UBND các cấp, tư pháp làm chậm trễ trong việc thu hồi nợ.

Tại Navibank hiện còn khá nhiều tài sản là nhà, đất dự án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản nên việc xử lý thu hồi nợ khó do sau giai đoạn bất động sản đóng băng thì các bất động sản như trên càng khó thanh lý do các ngân hàng hầu như không nhận tài sản như trên làm tài sản đảm bảo nợ vay nên người mua lại cũng khơng muốn mua những tài sản này vì khi cần thế chấp lại để vay vốn thì khơng được chấp nhận.

Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác Tài sản Nam Việt tuy được thành lập từ cuối năm 2006 nhưng Ngân hàng chưa đầu tư để Công ty này đi vào hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Hầu hết các tài sản cần xử lý hiện đang được phòng quản lý rủi ro và pháp chế phối hợp xử lý. Do mỗi phòng đều có áp lực cơng việc riêng của từng phòng nên chưa có sự phân định rạch rịi một bộ phận đầu mối để tập trung nguồn lực, chun mơn thúc đẩy q trình xử lý nợ được nhanh chóng hơn.

2.4.11 Ví dụ nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của một khách hàng cụ thể tại Chi nhánh Hải Phịng (Cơng ty CP VTB Viship). cụ thể tại Chi nhánh Hải Phịng (Cơng ty CP VTB Viship).

Tháng 02/2008 Navibank - CN Hải Phòng đã đồng tài trợ với ngân Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank CN Hải Phòng) số tiền 2.100.000 USD, trong tổng 4.200.000 USD mà khách hàng vay tại 2 TCTD. Thời gian vay 48 tháng, ân hạn gốc 2 tháng, lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng quý. Mục đích mua tàu chở hàng rời trọng tải 6.606 tấn đã qua sử dụng. Dư nợ đến hết quý 1/2012 khoảng 1.815.000 USD (tương đương 38 tỷ đồng), nợ nhóm 5 vì kể từ tháng 03/2011 đến nay cơng ty chưa thanh tốn được bất kỳ khoản nợ gốc và lãi nào. Riêng nợ tại SeAbank kể từ năm 2009 đã không thu được đồng nào. Hiện cũng chưa có phương án xử lý Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khoản nợ trên:

Nguyên nhân khách quan:

Nhu cầu vận chuyển sụt giảm: Do thị trường vận tải biển sụt giảm nhất là tàu lớn chạy tuyến quốc tế, các tàu hầu như khơng có người th vận chuyển hoặc chỉ chạy được một chiều, chiều về chạy không tải nhưng nếu khơng chạy thì càng lỗ vì vẫn phát sinh chi phí bến bãi, lương thuyền viên, xăng dầu vận hành máy…

định năm 2008 giá cước chạy tuyến Đông Nam Á khoảng 35-40 USD/tấn nhưng hiện nay giá cước chỉ còn 20 – 25 USD/tấn. Chi phí nhiên liệu lúc thẩm định chỉ chiếm khoảng 20% - 25% doanh thu nhưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)