Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại sở giao dịch II ngân hàng phát triển việt nam (VDB) (Trang 60 - 62)

2.2 Thực trạng hoạt động TDXK tại Sở GDII NHPT Việt Nam

2.2.3.2 Những hạn chế

+ Dư nợ và doanh số cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Sở GD II – VDB trong tồn hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam cịn quá khiêm tốn, chỉ hơn 6 % trong các năm 2008, 2009, 2010. Đến 30/6/2011 tỷ trọng dư nợ cho vay xuất khẩu cĩ giảm xuống một ít, nhưng đây chỉ mới là số liệu 6 tháng đầu năm, do đĩ cĩ thể nĩi hoạt động tín dụng xuất khẩu của Sở GD II cịn chưa tương xứng với vị trí và địa bàn hoạt động tín dụng của Sở GD II - VDB

+ Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo văn bản quy định của Chính phủ, tuy đã cĩ sự đa dạng và phong phú về hình thức tín dụng như cho vay nhà xuất khẩu (DN trong nước); cho vay nhà nhập khẩu (DN nước ngồi); bảo lãnh vay vốn cho nhà xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu các hợp đồng sản suất, khai thác, chế biến hàng xuất khẩu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, tại Sở GD II nĩi riêng và tồn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam nĩi chung chỉ mới thực hiện hình thức cho vay nhà xuất khẩu, các hình thức khác chưa triển khai. Cĩ thể những hình thức tín dụng khác về xuất khẩu cĩ mức độ rủi ro cao hơn, hoặc do lực lượng đội ngũ cán bộ chuyên quản cịn q ít nên chưa triển khai các hình thức tín dụng khác. Nhưng phải nhìn nhận vấn đề này như một trong những hạn chế của Sở GD II đĩ biện pháp khắc phục trong tương lai.

+ Các quy định, quy chế về hướng dẫn cho vay, quản lý nợ vay, thu hồi nợ trong tín dụng xuất khẩu tuy đã cĩ đổi mới hơn, cụ thể hơn, nhưng vẫn cịn thiếu sự linh hoạt, cứng nhắc, chưa bám sát thực tiễn:

- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là một phương thức cho vay tiên tiến, phù hợp với trình độ quản lý tiên tiến hiện đại của Ngân hàng và khách hàng. Trong văn bản quy định cĩ nĩi mở rơng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với những doanh nghiệp cĩ năng lực và trình độ quản lý tài chính kế tốn tốt, cĩ quan hệ thường xuyên với VDB. Điều này đã được thực hiện, nhưng một số doanh

nghiệp mới xác lập quan hệ với Sở GD II, tuy tình hình tài chính của doanh nghiệp này tốt, quản lý tài chính kế tốn nề nếp vẫn chưa được vay theo hạn mức mà chỉ được vay từng lần. Như vậy, trong xét duyệt cho vay theo kế hoạch cĩ phần cứng nhắc, chưa thu hút khách hàng. Cần quan tâm và đặt lợi ích khách hàng trong tổng thể lợi ích chung của nền kinh tế thì cĩ thể thu hút thêm những khách hàng tiềm năng và gĩp phần gia tăng dư nợ tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay

- Cơng tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm khách hàng tuy cĩ đổi mới, nhưng cơ bản vẫn mang tính chủ quan do các tiêu chí và chỉ tiêu khơng dựa trên số liệu thực tế tin cậy do việc tập hợp số liệu thơng tin về từng ngành hàng xuất khẩu chưa đầy đủ. Các chỉ tiêu tài chính trong từng ngành hàng xuất khẩu hiện nay cũng chưa cĩ đủ thơng tin để đưa ra con số bình quân ngành làm cơ sở so sánh xếp hạng.

+ Cơng tác theo dõi, quản lý và thu hồi nợ thiếu tính chủ động. Việc theo dõi và thu hồi nợ chủ yếu dựa vào thiện chí của doanh nghiệp vay vốn. Tại sao cĩ tình trạng này ? Do Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa triển khai thực hiện các nghiệp vụ giao dịch quốc tế, Bộ phận thanh tốn quốc tế chưa đi vào hoạt động, do đây là phần nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro quốc gia và rủi ro quốc tế. Từ đĩ việc kiểm sốt luồng tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp vay vốn là hồn tồn bị động đối với VDB. Nếu luồng thanh tốn bằng ngoại tệ từ bên ngồi được chuyển vào Việt Nam thơng qua VDB thì việc thu nợ sẽ thực hiện ngay khi nhận được báo Cĩ từ bên ngồi. Điều này vừa giúp việc thu nợ chủ động nhanh chĩng vừa kiểm sốt hồn tồn dịng tiền vào của doanh nghiệp.

Mặt khác việc chưa triển khai hoạt động thanh tốn quốc tế tại VDB cũng cĩ ảnh hưởng mạnh trong việc hỗ trợ hoạt động tín dụng xuất khẩu. Vì chưa triển khai hoạt động thanh tốn quốc tế nên nhiều doanh nghiệp cĩ nhu cầu vay ngoại tệ để thanh tốn trực tiếp cho nhà cung cấp ở nước ngồi, vẫn cịn sử dụng dịch vụ tại ngân hàng khác để thanh tốn cho nhà cung cấp ở nước ngồi. Cĩ thể coi đây cũng là một trong những lý do khiến cho hoạt động tín dụng xuất khẩu tại VDB cĩ phần hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của một ngân hàng thực hiện nghiệp vụ

tín dụng xuất khẩu, bởi vì, nếu VDB triển khai dịch vụ thanh tốn quốc tế sẽ giúp VDB giám sát mục đích sử dụng vốn, kiểm sốt luồng tiền nhà nhập khẩu thanh tốn, đảm bảo thu hồi nợ kịp thời, vừa tăng cường dịch vụ hỗ trợ huy động vốn tại VDB.

+ Mặt hàng cho vay xuất khẩu tại Sở Giao Dịch II - VDB khá nhiều. Những mặt hàng xuất khẩu cĩ tỷ trọng khá lớn như:cà phê, thủy hải sản, khoảng trên dưới 90% doanh số, dư nợ cho vay qua các năm. Đây vừa là thế mạnh, nhưng đồng thời hàm chứa nhiều rủi ro, do tập trung quá lớn vào một hoặc một vài nhĩm ngành hàng. Ngồi ra rủi ro cịn tiềm ẩn cho Sở Giao Dịch II - VDB. Vì cà phê và thủy hải sản là những ngành hàng thường bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ trong sản xuất khai thác, và cĩ thể bị ảnh hưởng bởi các rào cản phi thuế quan từ các quốc gia.

+Số lượng các doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu tại Sở GD II chưa nhiều, qua 3 năm cĩ mức độ tăng khơng lớn, hiện tại chỉ khoảng 20 doanh nghiệp cĩ quan hệ tín dụng xuất khẩu với Sở GD II. Số lượng khách hàng cịn ít, chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị kim ngạch xuất khẩu của Thành phố HCM trong những năm vừa qua.

2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế + Vê phía VDB & Sở GD II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại sở giao dịch II ngân hàng phát triển việt nam (VDB) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)