Hiệu quả áp dụng CMMI tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình CMMI tại công ty TNHH harvey nash việt nam (Trang 25 - 28)

1.3 Giới thiệu khối bộ phận phát triển phần mềm

1.3.4 Hiệu quả áp dụng CMMI tại doanh nghiệp

Theo định nghĩa của viện kỹ nghệ phần mềm Hoa Kỳ (SEI), CMMI cung cấp các hướng dẫn cho việc cải tiến quy trình của tổ chức, hiệu quả của việc áp dụng CMMI bao gồm:

- Cắt giảm chi phí

- Phân phối sản phẩm đến khách hàng đúng thời gian theo lịch trình xác định - Cải tiến sản phẩm

- Cải tiến chất lượng

- Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng

- Các thông tin phản hồi của khách hàng được cung cấp

(Nguồn: SEI, “Benefits of CMMI”, http://cmmiinstitute.com/results/benefits-

of-cmmi/)

Thực tiễn triển khai CMMI tại các doanh nghiệp của Việt Nam mang lại hiệu quả như sau:

- Theo ông Ngô Văn Tồn, Phó tổng giám đốc Cơng ty Global CyberSoft Việt Nam, doanh nghiệp đã đạt chứng chỉ CMMi mức độ 4, nói rằng CMMi là mơ hình

giúp doanh nghiệp xây dựng và đánh giá năng lực của hệ thống, giúp hệ thống hoạt

động có hiệu quả thơng qua việc cải tiến và nâng cao năng lực của nhiều thành phần

bao gồm con người, quy trình quản lý, quy trình làm việc, cơng cụ, cơ sở hạ tầng. - Bà Võ Phương Tâm, Giám đốc công nghệ thông tin (CNTT) của Công ty

TUV Rheinland Việt Nam, đơn vị đang cung cấp dịch vụ tư vấn triển khai CMMi, lại cho rằng hiệu quả của việc áp dụng CMMi cho các doanh nghiệp là các hoạt

động của họ gắn liền với mục tiêu kinh doanh, hiệu suất làm việc gia tăng, chất

lượng dịch vụ và sản phẩm được cải tiến tốt hơn. Đồng thời, mơ hình này cịn giúp tăng mức độ hài lịng của khách hàng, giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp về lâu dài và lợi nhuận thu về trên mức đầu tư tốt hơn.

(Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn (2010), “Đường cịn nhiều chơng gai”,

22/7/2010)

Hiện tại công ty Harvey Nash Việt đang duy trì một hệ thống quản lý chất

lượng theo CMMI, có thể tóm tắt hiệu quả do mơ hình CMMI có thể mang lại cho doanh nghiệp như sau:

- Các hoạt động gắn với mục tiêu kinh doanh.

- Chất lượng dịch vụ và sản phẩm được cải tiến tốt hơn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.

- Nâng cao hiệu quả loại bỏ lỗi trong quá trình sản xuất, giúp giảm chi phí cho các hoạt động, lợi nhuận thu về tốt hơn.

- Nâng cao năng lực quy trình quản lý, phát huy nhân tố con người.

Theo mơ hình này nhu cầu của khách hàng xem như đầu vào của việc quản lý chất lượng. Công đoạn tạo ra các sản phẩm đầu ra là sự phối hợp các hoạt động

trong hệ thống đó. Để hoạt động quản lý có hiệu quả Cơng ty phải bao quát toàn bộ các hoạt động từ khâu xác định nhu cầu của khách hàng, đến sự phối hợp của các

hoạt động trong hệ thống để tạo ra các sản phẩm đầu ra và cuối cùng là việc thu

thập các thông tin phản hồi của khách hàng để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Các khâu này là một quá trình diễn ra liên tục kế tiếp nhau tương

ứng với các quy trình được định nghĩa. Đầu ra của hoạt động này có thể trở thành đầu vào của hoạt động kế tiếp.

Vì khơng phải tất cả các điểm mạnh của CMMI đều phù hợp với tổ chức, việc tiến hành CMMI chưa phát huy hiệu quả tối đa không chỉ do những thiếu sót trong

các khái niệm mà cịn do việc tiến hành của các tổ chức không được như mong đợi. Hiện tại tổ chức vẫn đang thực hiện việc cải tiến các quy trình. Việc đo lường hiệu

quả của việc áp dụng CMMI được tiến hành bằng việc nâng cao chất lượng của sản phẩm, giảm bớt chi phí trong q trình sản xuất phần mềm cũng như việc các quy trình đáp ứng mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày tổng quan về tập đoàn Harvey Nash Group và Công ty

TNHH Harvey Nash Việt Nam cũng như hệ thống quản lý chất lượng phần mềm theo CMMI của doanh nghiệp. Các kết luận có thể rút đối với chương 1 như sau:

1. Harvey Nash Việt Nam đã tiếp cận công nghệ tiên tiến, đã thổi vào thị

trường công nghệ thông tin Việt Nam một làng gió mới góp phần nào giải quyết

được việc làm, mang phong cách chuyên nghiệp của một đội ngũ nhân viên năng động đầy nhiệt quyết. Công ty đang duy trì một hệ thống quản lý chất lượng theo

CMMI và các quy trình cần tiếp tục cải tiến để nâng cao hiệu quả áp dụng.

2. Nhìn một cách tổng thể, hệ thống quản lý chất lượng theo CMMI là một hệ thống tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích cho người áp dụng. Nhưng hiệu quả thực sự chỉ có ở những tổ chức vận dụng nó một cách thực chất và biết cân bằng lợi ích của người lao động gắn với lợi ích của tổ chức.

3. Nâng cao hiệu quả áp dụng CMMI được đánh giá bởi việc nâng cao chất

lượng của sản phẩm, giảm bớt chi phí trong q trình vận hành sản xuất phần mềm cũng như việc đáp ứng mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình CMMI tại công ty TNHH harvey nash việt nam (Trang 25 - 28)