Khủng hoảng kinh tế tài chính tại Hàn Quốc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3 Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

1.3.2 Khủng hoảng kinh tế tài chính tại Hàn Quốc:

Kể từ những năm 70, Hàn Quốc thực hiện chính sách Nhà nước phân bổ tín dụng cho từng ngành cơng nghiệp. Dưới thời tổng thống Park Chung Hy, người nổi tiếng thanh liêm, các nhà kỹ trị chọn các ngành công nghiệp chiến lược một cách khơn ngoan vì lợi ích của quốc gia. Tuy nhiên, từ sau khi Park Chung Hy bị ám sát, tham nhũng tại Hàn Quốc ngày càng tăng. Các nhà chính trị quyết định các khoản cho vay của ngân hàng để đổi lấy sự ủng hộ về tài chính của các chaebol – các tập đoàn làm ăn kém hiệu quả thống trị nền kinh tế Hàn Quốc5

. Những tập đồn này có nhiều cơng ty con và khơng có trọng tâm đầu tư chiến lược, thường phát triển quá mức rồi sau đó cầu cứu các ngân hàng thông qua các nhà chính trị. Các tập đồn này có tỷ suất lợi nhuận rất thấp và tỷ lệ vốn vay trên vốn tự có lên đến 300% - 600% (Dapice, 1997, trang 6). Các ngân hàng cho các tập đoàn này vay lại thường dồn hết vốn của mình vào một cơng ty hay một “gia đình cơng ty”. Đến thời điểm

niềm tin vào hệ thống tài chính và nền công nghiệp Hàn Quốc bị sụp đổ, các tập đồn này khơng trả được nợ và đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó, bản thân các ngân hàng vay vốn nước ngoài và đến thời điểm phải trả nợ. Trước nguy cơ khủng hoảng này, Hàn Quốc đành chấp nhận cải cách do IMF đề ra. Nhiều ngân hàng và chaebol được cho phá sản, sáp nhập hoặc củng cố lại.

Nhằm khắc phục khủng hoảng, tái cấu trúc ngân hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hàn Quốc giai đoạn này. Để có thể tái cấu trúc hiệu quả, Hàn Quốc xây dựng lộ trình gồm các bước: rà soát và phân loại ngân hàng; giải quyết nợ xấu ngân hàng; hợp nhất, sáp nhập và mở rộng hình thức sở hữu; nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng; tăng cường sự tham gia của tổ chức bảo hiểm tiền gửi vào tái cấu trúc ngân hàng (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2012, trang 15 – 18).

Bài học từ khủng hoảng tại Hàn Quốc

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng tại Hàn Quốc là thiếu vắng sự giám sát của ngân hàng trung ương đối với các quy định về an toàn hoạt động của ngân hàng. Việc đầu tư tràn lan và vay nợ quá mức của các tập đoàn kinh tế cũng như quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng lỏng lẻo, quản trị rủi ro yếu kém, các quyết định cho vay không dựa vào hiệu quả kinh tế mà dựa vào các mối quan hệ và cho vay theo chỉ định. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng rất rủi ro khi cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn, nhóm khách hàng có liên quan, cho vay các tập đồn hoạt động khơng hiệu quả và có hệ số nợ lên đến 3 – 6 lần so với vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, khuynh hướng Chính Phủ quyết định việc phân phối tín dụng đã gây tác hại đến chất lượng tài sản của các ngân hàng. Ngân hàng trung ương đã khơng có sự thanh tra, giám sát kịp thời để phát hiện, ngăn chặn các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)