8. Cấu trúc luận văn
3.2 Một số kiến nghị
3.2.2 Giải pháp về hạ tầng thanh tra, giám sát
Phân tích ở Chương 2 cho thấy hạ tầng thanh tra, giám sát còn nhiều bất cập, lạc hậu dẫn đến giảm hiệu quả của hoạt động giám sát, đặc biệt là giám sát từ xa bởi lẽ hoạt động giám sát từ xa phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn thơng tin cũng như tính kịp thời của việc thu thập và xử lý thơng tin. Do đó, để nâng cao năng lực giám sát, cần hoàn thiện hạ tầng thanh tra, giám sát.
Thứ nhất, NHNN cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động thanh tra, giám sát. Trong đó, xây dựng Luật giám sát hoạt động ngân hàng theo nguyên tắc phân định rõ ràng nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận thanh tra, giám sát. Mỗi bộ phận phải có thẩm quyền hoạt động độc lập và nguồn lực cần thiết, phải đảm bảo quyền để thực thi việc tuân thủ theo pháp luật cũng như yêu cầu về các hoạt động mang tính an tồn và lành mạnh, bảo vệ pháp lý đối với thanh tra, giám sát viên. Luật này cần quy định (i) hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng không bị điều chỉnh bởi luật thanh tra và (ii) quy định chi tiết trình tự, thủ tục, cách thức của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
Thứ hai, NHNN cần cải thiện chất lượng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thanh tra, giám sát dựa trên rủi ro. Cụ thể, hiện đại hóa hệ thống tin học, đường truyền dữ liệu, cơ chế cung cấp thông tin và phần mềm giám sát từ xa nhằm phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, NHNN cần xây dựng các chuẩn mực cụ thể cho hoạt động của các thanh tra viên bằng cách ban hành các sổ tay thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, quy trình đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản lý, thực trạng tài chính... làm cẩm nang hướng dẫn tác nghiệp cho đội ngũ hoạt động TTGSNH.