Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 40 - 43)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2.2.Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh, đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của địa bàn tỉnh nhà, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm an toàn.

Trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam và ở tỉnh Nghệ An, chính sách tín dụng cụ thể của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh cần tập trung các nội dung sau:

+ Về chính sách khách hàng: Cần phát triển một chính sách khách hàng hợp lý, bao gồm chính sách tiếp thị marketing, chính sách về cấp tín dụng, chính sách về lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ. Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được áp dụng áp dụng trong xếp hạn tín dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức rủi ro của khách hàng. Theo ý kiến tác giả, một số đề xuất về chính sách khách hàng dựa trên xếp hạng tín dụng có thế áp dụng như sau: Hạng khách hàng Mức độ Rủi ro Chính sách khách hàng áp dụng AAA, AA, A Thấp

- Đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng trên cơ sở đảm bảo các tỷ lệ an toàn và tuân thủ các quy định của pháp luật;

- Có thể cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản chỉ là biện pháp bảo đảm bổ sung, không áp dụng các quy định về tỷ lệ;

- Áp dụng lãi suất ưu đãi.

BBB, BB Trung bình

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng;

- Cần phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong một số trường hợp, tuy nhiên có thể áp dụng 50% dư nợ vay không cần phải bảo đảm bằng tài sản; - Áp dụng mức lãi suất ưu đãi + mức bù rủi ro.

B Rủi ro

- Tiếp tục duy trì quan hệ với khách hành nhưng chỉ áp dụng các nhu cầu phù hợp với khách hàng. Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án/dự án cho vay với mức tối thiểu từ 15-30%.

- Các khoản vay phải áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản;

- Áp dụng lãi suất cao hơn mức xếp hạng trên.

Hạng khách hàng Mức độ Rủi ro Chính sách khách hàng áp dụng CCC Rủi ro khá cao - Chỉ áp dụng các nhu cầu vốn thực sự phù hợp, ngân hàng có khả năng kiểm soát được toàn bộ nguồn tiền của phương án và khách hàng phải có tối thiểu 30% vốn tự có tham gia phương án vay vốn. Khi có những biến động xấu liên quan đến nhóm khách hàng này, cần phải tăng cường các điều kiện để hạn chế cấp tín dụng đến nhóm khách hàng này;

- Các khoản vay phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Các tài sản nhận bảo đảm cần có tính thanh khoản và hạn chế áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Các mức xếp hạng từ CC trở xuống Rất rủi ro

Không tiếp thị các khách hàng mới thuộc nhóm này. Đối với khách hàng cũ, cần áp dụng các điều kiện chặt chẽ và hạn chế tín dụng đối với nhóm khách hành này.

- Về định hướng khách hàng:

+ Chú trọng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Cho vay bán lẻ trên cơ sở tận dụng những điều kiện thuận lợi mới (chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, sự phát triển các gói sản phẩm tín dụng đồng bộ như cho vay cán bộ công nhân viên, thấu chi, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô,…) trên cơ sở có lựa chọn và theo lộ trình. Trong phát triển các sản phẩm bán lẻ, đặc biệt các sản phẩm tín dụng, cần có sự cân nhắc giữa vấn đề lợi ích và khả năng quản lý bởi đây là phân khúc thị trường khá mới và không phải thế mạnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung, do đó cần có sự thận trọng nhất định. Để đảm bảo khả năng kiểm soát và quản lý hiệu quả các khoản vay này, cần tăng cường marketing đưa sản phẩm tổng thể đến với mọi người (trả lương qua tài khoản, cho vay, cung ứng các dịch vụ

ngân hàng khác, …), đảm bảo tính chủ động và giảm thiểu thời gian quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng. Hiện nay, tỷ trọng dư nợ của nhóm tư nhân, cá thể chỉ chiếm 12% trong tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và định hướng đưa tỷ trọng này lên 15% trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 40 - 43)