6. Kết cấu đề tài
2.2.2.1. Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng và Quy trình tín dụng
- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ phù hợp với tiến trình hiện đại hóa ngân hàng. Đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ nghiệp vụ kiểm soát, tín dụng và kinh doanh đối ngoại, nhằm nâng cao trình độ cán bộ một cách toàn diện.
- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra .
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng.
- Phối hợp và đề nghị phòng Công nợ Trung ương tiếp tục trợ giúp trong công tác xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề.
- Quản lý chặt chẽ những khách hàng hiện đang có dư nợ xấu tại thời điểm cuối năm.
2.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh
2.2.2.1. Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng và Quy trình tín dụng dụng
* Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng
Để nâng cao chất lượng tín dụng thông qua tăng cường khả năng phản biện tín dụng bằng một bộ phận thẩm định tín dụng độc lập, nâng cao tính hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ, cần chú trọng phát triển các Phòng khách hàng và Phòng Quản lý nợ thực hiện đúng chức năng của mình một cách triệt để.
Chức năng của phòng khách hàng là tiếp nhận và thẩm định các đề nghị cấp tín dụng của khách hàng; Phòng quản lý nợ thực hiện các tác nghiệp trên hệ thống, lưu giữ hồ sơ, kiểm tra tính tuân thủ trong thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền (kiểm tra giải ngân, giám sát
việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ phòng Khách hàng, nhắc nhở thu nợ,…) và xử lý nợ xấu theo chỉ định của Giám đốc chi nhánh. Như vậy vẫn đảm bảo sự kiểm tra, giám sát song song khi thực hiện cho vay, vừa đảm bảo các quyết định tín dụng được nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.
Đối với các khách hàng, khoản vay vượt thẩm quyền chi nhánh thì cần phải trình ra Phòng quản lý rủi ro tín dụng trung ương xem xét, hồ sơ gửi kèm phải đầy đủ để có thể sớm ra quyết định sớm nhất trả lời cho khách hàng.
*Về quy trình tín dụng
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đang thực hiện 3 quy trình tín dụng dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau:
- Đối với cho vay tư nhân, cá thể: Áp dụng quy trình cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 130/QĐ-NHNT.QLTD ngày 12/08/2002 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (gọi là quy trình 130). Đây là quy trình cho vay áp dụng đối với tất cả các khách hàng vay (tư nhân, doanh nghiệp). Tuy nhiên, sau khi ban hành các Quy trình về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp lớn thì quy trình này chỉ còn áp dụng đối với khách hàng là tư nhân, cá thể.
- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Áp dụng theo Quy trình tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 36/QĐ- NHNT.CSTD ngày 28/01/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (gọi là quy trình 36). Quy trình này được áp dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từng thời kỳ và không thực hiện qua Phòng Quản lý rủi ro tín dụng.
Về cơ bản, quy trình cấp tín dụng đối với tư nhân, cá thể tương đồng với quy trình đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa về các bước
thực hiện. Điểm khác biệt nhất đối vơi quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là hệ thống mẫu biểu và trách nhiệm của bộ phận Quản lý nợ trong quy trình (ngoài việc lưu giữ hồ sơ, cập nhật dữ liệu trên hệ thống còn thực hiện việc kiểm tra giải ngân).
- Đối với các doanh nghiệp lớn: Áp dụng theo quy trình cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 90/QĐ- NHNT.QLTD ngày 26/05/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (gọi là quy trình 90). Quy trình này quy định việc cấp tín dụng cho nhóm doanh nghiệp này phải qua 3 bộ phận độc lập là Khách hàng, Quản lý rủi ro tín dụng và Quản lý nợ. Đây là một mô thức mới áp dụng và đang được các ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai theo sự tư vấn của các Tổ chức tài chính quốc tế. Theo mô hình này, các phòng có chức năng chuyên môn hóa cao hơn để nâng cao tính khách quan và phản biện tín dụng độc lập.
Sự tồn tại 3 quy trình cấp tín dụng dựa trên đặc thù và tính rủi ro của từng đối tượng nhằm hướng đến sự hợp lý của từng khách hàng vay. Tuy nhiên, cùng với việc sửa đổi cơ cấu tổ chức cấp tín dụng thì quy trình tín dụng nên thực hiện theo hướng:
- Dựa trên yếu tố đặc thù của khách hàng, thống nhất quy trình tín dụng cho vay các doanh nghiệp (không phân biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, và các doanh nghiệp lớn khác) và xây dựng quy trình tín dụng đối với tư nhân, cá thể. Như vậy, sự tách biệt 2 nhóm khách hàng này là hợp lý bởi những yếu tố đặc thù đảm bảo sự phù hợp của quy trình tín dụng, đồng thời không làm phức tạp hóa quy trình cấp tín dụng.
- Trong quy trình tín dụng áp dụng đối với các doanh nghiệp, Phòng khách hàng sẽ là bộ phận thẩm định và cho ý kiến đề xuất về khoản tín dụng để trình cấp thẩm quyền tại chi nhánh phê duyệt. Trong trường hợp khoản vay vượt mức phê duyệt của Chi nhánh thì việc cấp tín dụng sẽ thêm sự tái thẩm
định của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng trung ương. Để giảm thiểu các thủ tục và thời gian, quy định về xác định giới hạn tín dụng sẽ được áp dụng đối với những doanh nghiệp có giới hạn tín dụng lớn (được quy định trong từng thời kỳ) và Phòng Quản lý rủi ro tín dụng sẽ là nơi thực hiện xác định giới hạn tín dụng của các khách hàng này.
- Để đảm bảo tính khách quan và khả năng kiểm soát tuân thủ nguyên tắc trong hoạt động cấp tín dụng, tác nghiệp giải ngân luôn cần có một bộ phận độc lập, căn cứ trên những quyết định của cấp phê duyệt, để giải ngân một cách chính xác, đảm bảo khả năng kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, do đó để Phòng quản lý nợ sẽ kiểm soát việc giải ngân của tất cả các khách hàng mà trong giai đoạn đầu là các doanh nghiệp.
- Giới hạn tín dụng là giới hạn đối với cho vay vốn lưu động như hiện nay là hợp lý, tuy nhiên cần đặt ra quy định về tổng mức cho vay đối với đầu tư dự án của khách hàng để có sự kiểm soát riêng bởi cho vay dự án hàm chứa những rủi ro cao hơn các phương thức cho vay khác (thời gian vay dài hơn nên khó lường trước được những khó khăn, biến động, khả năng dự báo và kiểm soát rủi ro bị hạn chế,…). Quy định về xác định giới hạn tín dụng cần chặt chẽ hơn, tránh tình trạng vận dụng không hợp lý và mang tính chủ quan, có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng.